1% doanh nghiệp lữ hành Việt Nam phục vụ giới siêu giàu quốc tế

Nhàđầutư
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế và Du lịch TP.HCM nhận định hiện có khoảng 60 doanh nghiệp du lịch lữ hành Việt Nam chuyên làm dịch vụ cho giới siêu giàu. Nhưng vẫn cần chiến lược rõ ràng và đầu tư nhiều cả về nguồn lực lẫn giá trị sản phẩm để tiếp cận phân khúc du khách này.
LIÊN THƯỢNG
21, Tháng 03, 2024 | 12:57

Nhàđầutư
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế và Du lịch TP.HCM nhận định hiện có khoảng 60 doanh nghiệp du lịch lữ hành Việt Nam chuyên làm dịch vụ cho giới siêu giàu. Nhưng vẫn cần chiến lược rõ ràng và đầu tư nhiều cả về nguồn lực lẫn giá trị sản phẩm để tiếp cận phân khúc du khách này.

Đã có nhiều doanh nghiệp chuyên phục vụ giới siêu giàu

Nhận định với Nhadautu.vn về sự phát triển của thị trường du lịch Việt Nam thời gian tới, ông Dương Đức Minh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế và Du lịch TP.HCM dự báo, năm 2024 sẽ là năm bứt phá của ngành du lịch, sau nhịp chững của năm 2022 và 2023.

"Khảo sát của chúng tôi, nếu như thời điểm các năm trước, ngành du lịch sẽ trầm lắng giai đoạn trước lễ 30/4, thì năm nay, thị trường đã sôi động từ trước và sau Tết, kéo dài cho đến dịp nghỉ lễ 30/4. Đây là một chỉ dấu tích cực, khi tất cả các tháng ở quý I và giai đoạn đầu năm 2024, lượng khách và doanh thu tăng trưởng mạnh mẽ", ông Minh nhận định.

du-lich-Da-nang-900x600

Phân khúc du lịch phục vụ người siêu giàu cần được chú ý tại Việt Nam. Ảnh minh họa của Sun Group

Theo ông Minh, tín hiệu tiếp theo thể hiện sự phục hồi của ngành du lịch nội địa là lượng khách lưu trú. 

Năm 2019, lượng khách lưu trú là khoảng 44 triệu lượt, trong khi năm 2023, con số này là hơn 67,7 triệu lượt. Điều này chứng tỏ nhu cầu khách ở lại và sử dụng các dịch vụ tại nhà hàng khách sạn ngày càng gia tăng.

Đến cuối 2023, cả nước có 6.300 doanh nghiệp lữ hành. Cùng với đó, là 38.000 cơ sở lưu trú với 780.000 buồng phỏng, 338.600 nhà hàng và không gian ăn uống, ông Minh cho biết.

Xu hướng du lịch toàn cầu là du lịch thông minh và du lịch trải nghiệm.

"Chúng ta đang là điểm đến ưa thích của những người nổi tiếng và người giàu trên toàn cầu. Có khoảng 60 doanh nghiệp lữ hành tại Việt Nam (khoảng 1% tổng số doanh nghiệp lữ hành) chỉ chuyên phục vụ giới siêu giàu quốc tế", ông Minh cho biết.

Đại diện của Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế và Du lịch TP.HCM cho rằng, các doanh nghiệp cần sự kết nối chặt chẽ và chiến lược phát triển rõ ràng, tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo nhằm thu hút và giữ chân du khách.

"Giới siêu giàu có chiến lược và hành vi tiêu dùng rõ ràng. Trải nghiệm du lịch của giới này không đơn thuần là nghỉ dưỡng, họ sẽ chọn những trải nghiệm độc đáo, cảnh quan đặc sắc, nổi bật", ông Minh cho biết.

Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về điều này. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, không dễ để tiếp cận với giới này. Doanh nghiệp lữ hành cần chiến lược rõ ràng và đầu tư rất nhiều cả về nguồn lực, lẫn giá trị sản phẩm, thậm chí ký quỹ ban đầu để tiếp cận phân khúc du khách này, vẫn theo ông Dương Đức Minh.

Cần gỡ mác "du lịch giá rẻ"

Theo ông Dương Đức Minh, để phát triển du lịch, giải quyết thực trạng "đói" khách, du khách chỉ đến một lần không quay trở lại, ông Minh cho rằng, doanh nghiệp cần làm tốt hơn trong việc giải mã hệ giá trị trải nghiệm, sản phẩm cần có bản sắc, độc đáo và chiều sâu. 

Minh

Ông Dương Đức Minh cho rằng cần kết nối doanh nghiệp, giải mã giá trị sản phẩm để giải nén thị trường du lịch. Ảnh: Liên Thượng

"Ngành du lịch hiện tại đang như một chiếc lò xo đang chờ bung. Chúng ta phải làm sao tìm điểm giải nén để gia tăng giá trị nguồn lực. Đã đến lúc Việt Nam trở thành "nhà bếp" của thế giới", ông Minh nói.

Ông cũng cho biết rằng, ẩm thực là một trong những sản phẩm du lịch trải nghiệm mang đậm bản sắc của Việt Nam. Vấn đề là kết nối và phát triển theo chiều sâu để gia tăng chi phí.

"Quan sát của chúng tôi, các sản phẩm du lịch của Việt Nam đang dần một tốt hơn và đi sâu vào trải nghiệm thực tế giá trị hơn", ông Minh cho biết.

Để được trải nghiệm sản phẩm du lịch này, du khách cũng phải bỏ nhiều chi phí hơn. Tuy nhiên, thực tế thì vẫn manh mún và mang tính địa phương, thiếu đi sự liên kết và chiến lược của doanh nghiệp.

"Làm sao để có thể phát triển xu hướng này, khi đó, thị trường du lịch Việt Nam mới dần cởi bỏ được cái mác "du lịch giá rẻ" và thu hút nhiều du khách hơn", ông Minh nhấn mạnh.

Đồng tình với quan điểm của nhiều doanh nghiệp lữ hành, ông Minh cho rằng, dù chính sách thị thực của Việt Nam đang thông thoáng hơn sau chỉ thị 08, song, vẫn còn nhiều thứ phải làm. 

"Chúng ta cần có chiến lược dài hơi và nhìn rộng hơn. Việt Nam cần có những nghiên cứu rõ ràng và sòng phẳng để có những kết nối tốt hơn và đưa ngành du lịch cất cánh", ông Minh nói.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24675.00 24695.00 25015.00
EUR 26141.00 26246.00 27411.00
GBP 30532.00 30716.00 31664.00
HKD 3113.00 3126.00 3228.00
CHF 26871.00 26979.00 27815.00
JPY 159.92 160.56 168.00
AUD 15832.00 15896.00 16382.00
SGD 18029.00 18101.00 18636.00
THB 660.00 663.00 690.00
CAD 17973.00 18045.00 18577.00
NZD   14540.00 15029.00
KRW   17.60 19.20
DKK   3510.00 3640.00
SEK   2258.00 2345.00
NOK   2225.00 2313.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ