Ngành du lịch vẫn đang 'đói' khách

Nhàđầutư
Nhiều doanh nghiệp du lịch cho rằng, dù cơ chế thị thực (visa) thông thoáng nhưng cần hấp dẫn hơn, để có thể thu hút nhiều khách quốc tế đến Việt Nam.
LIÊN THƯỢNG
12, Tháng 03, 2024 | 14:04

Nhàđầutư
Nhiều doanh nghiệp du lịch cho rằng, dù cơ chế thị thực (visa) thông thoáng nhưng cần hấp dẫn hơn, để có thể thu hút nhiều khách quốc tế đến Việt Nam.

b44dfd556b16c7489e075-1106

Việt Nam thiếu những sản phẩm du lịch hấp dẫn để níu chân du khách. Ảnh: Minh Thông

Cần chính sách visa hấp dẫn

Tại tọa đàm "Giải pháp để ngành du lịch tạo đột phá" do Báo Người Lao Động tổ chức sáng 12/3, ông Võ Việt Hòa, Giám đốc khối du lịch quốc tế, Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist cho rằng, các thống kê chỉ ra khách quốc tế đến Việt Nam tăng. Tuy nhiên, bao nhiêu khách quốc tế là khách du lịch thuần tuý. Bởi, khách quốc tế tăng nhưng thực tế công ty du lịch vẫn "đói" khách.

Chẳng hạn như khách Hàn Quốc đến Việt Nam tăng nhưng doanh nghiệp Việt Nam không có nhiều lợi nhuận do không cung cấp được các dịch vụ trọn gói. Như Saigontourist chỉ cho thuê xe. Trong khi đó, khách Nhật đến Việt Nam không tăng do thắt chặt chi tiêu và thận trọng du lịch nước ngoài. Dù chuyến bay Nhật về TP.HCM nhiều nhưng đa phần là doanh nhân, Việt Nam chưa hấp dẫn được du khách Nhật Bản như các thị trường Thái Lan, Úc, châu Âu...

Còn thị trường lớn và đa dạng nhu cầu như Trung Quốc, không bùng nổ như kỳ vọng, nhưng năm 2024 có thể tốt hơn khi Trung Quốc có chính sách khuyến khích du lịch. Tuy nhiên, khách Trung Quốc lại không xem Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung là điểm đến chính.

Thời gian qua, các doanh nghiệp du lịch gặp khó khăn về tài chính, nhân sự. Tuy vậy, năm 2024, Saigontourist phấn đấu đạt và vượt doanh thu năm 2019, thời điểm trước dịch.

Đại diện Saigontourist cam kết sẽ đồng hành Cục Du lịch quốc gia, tham gia các sự kiện, tham gia mái nhà chung du lịch Việt Nam – đưa Việt Nam thành điểm đến hấp dẫn. Chúng tôi mong có văn phòng xúc tiến thương mại du lịch ở châu Âu, Mỹ, ASEAN, Trung Quốc,... Ngoài ra, cần đầu tư hơn nữa nhân lực trẻ, giỏi cho công tác xúc tiến thương mại du lịch.

Theo đại diện Saigontourist, dù chính sách visa đã thông thoáng hơn rất nhiều so với 2 năm nhưng cần hấp dẫn hơn nữa.

"Thái Lan, Malaysia, Singapore đã miễn visa cho Trung Quốc nên chúng tôi cũng xin miễn visa cho du khách từ các thị trường trọng điểm", đại diện Saigontourist nhấn mạnh.

Khách du lịch chỉ đến Việt Nam 1 lần và không quay lại

Đồng quan điểm với ông Hoà, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT công ty Vietravel nhận định, chỉ thị 08/2023 của Chính phủ mới đây cho thấy, nhiều kết quả tốt. Nhưng bên cạnh đó còn 8 hạn chế, 5 thách thức…

"Nhìn vào đây, chúng ta có thể thấy đâu là nhiệm vụ cần triển khai để đạt mục tiêu tham vọng 18 triệu lượt khách du lịch quốc tế. Để đón khách nhiều hơn, trước hết cần có sự chuyển biến về nhận thức. Từ nhận thức chúng ta đưa ra mục tiêu định hướng, kế hoạch, giải pháp và nhiệm vụ. Một trong những hạn chế, tồn tại hiện nay là cơ chế thay đổi chậm, thiếu đồng bộ. Chúng ta nói nhiều về visa nhưng tại các nước, chính sách về visa thay đổi rất nhanh, linh hoạt, phục vụ đúng nhu cầu của khách. Chúng ta có nhiều cố gắng nhưng chưa linh hoạt bằng các nước", ông Kỳ cho biết.

Theo đại diện Vietravel, thực trạng lâu nay trong ngành du lịch là khách Việt Nam đi Thái Lan rất đông. Mỗi người có thể đi nhiều lần trong khi khách du lịch đến Việt Nam chỉ 1 lần rồi không quay trở lại?

"Trong khi theo thống kê, chi phí để khai thác 1 khách cũ quay lại chỉ bằng 1/5 so với khai thác khách mới. Tôi vừa đi Đà Lạt về, các điểm tham quan ở đây đang mất dần theo tốc độ phát triển kinh tế. Sản phẩm không tốt thì không thể đón khách quay lại lần 2, lần 3. Môi trường đóng vai trò rất quan trọng. Chúng ta chưa có quy hoạch "vùng nan hoa", từ đó tạo kết nối, quy hoạch lại sản phẩm du lịch của các địa phương để hỗ trợ chứ không cạnh tranh nhau", ông Kỳ cho biết và phân tích thêm hạn chế nằm ở khâu liên kết không sâu và lỏng lẻo, đủ rẻ và hấp dẫn để thu hút khách.

Hướng sắp tới, đề nghị 6-8 đơn vị mạnh nhất trong ngành du lịch như Sungroup, Vingroup, Vietnam Airlines… ngồi lại với nhau để hỗ trợ phát triển thị trường du lịch nước ngoài.

Vấn đề quy hoạch hiện nay cũng khá mơ hồ trong khi thực tế, nếu không có quy hoạch thì không thể làm kế hoạch được. Do đó, phải làm rõ vấn đề quy hoạch cho từng thị trường, từng khu vực. Xác định mục tiêu từ nay đến 2030 đón bao nhiêu khách ở mỗi thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc…?

"Chúng ta cũng nói nhiều về môi trường sống, kinh doanh, du lịch. Tuy nhiên, cần định vị lại môi trường du lịch là môi trường gì? như thế nào? Những năm gần đây, an ninh tại TP.HCM, Hà Nội rất tốt nhưng chúng ta không chỉ cần có an ninh mà phải sạch, xanh, đồng bộ hóa, giảm phát thải và thân thiện với môi trường để thu hút du khách", ông Nguyễn Quốc Kỳ nói.

Ông Nguyễn Trùng Khánh, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia cho biết, Chỉ thị 08/2024 đặt mục tiêu đón 17-18 triệu khách quốc tế, 110 triệu du khách nội địa. Để đạt được mục tiêu tham vọng này cần thực hiện 7 giải pháp trọng tâm.

Thứ nhất quy hoạch du lịch 2025-2030 tầm nhìn 2045 đang chờphê duyệt. Khi quy hoạch ban hành ngành du lịch xác định hướng đi đễ tổ chức thực hiện.

Thứ hai, tổ chức các hoạt động liên kết – phát triển điểm đến xanh-bền vững, lấy trải nghiệm của du khách làm trọng tâm.

Thứ ba, đề xuất nội dung, thay đổi phương thức xúc tiến thương mại dựa trên các phân khúc: du lịch cộng đồng, chăm sóc sức khỏe, nông thôn, MICE (du lịch kết hợp hội nghị), golf, du lịch đường sắt. Thành lập văn phòng xúc tiến thương mại du lịch ở nước ngoài – đây điểm yếu của Việt Nam so với các nước. Trước tiên là mở văn phòng tại Viêng Chăn (Lào).

Thứ tư, phát triển sản phẩm du lịch dựa trên các lợi thế tiềm năng để thu hút khách trong và ngoài nước cũng như tăng tỉ lệ khách quay lại. Quan trọng là sản phẩm phù hợp giữ chân du khách.

Thứ năm, nghiên cứu đề xuất để tháo gỡ vướng mắc cho các địa phương, doanh nghiệp du lịch, nhất là các vấn đề liên quan đến đầu tư, thuế.

Thứ sáu, phối hợp địa phương quản lý điểm đến bảo đảm an toàn cho du khách.

Thứ bảy, tăng cường chuyển đổi số, phát triển cơ sở dữ liệu để phát triển du lịch.

Du lịch là kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy giao lưu nhân dân, tạo cơ hội đầu tư, gìn giữ hòa bình. Mục tiêu của ngành du lịch là đưa các chỉ số bằng trước COVID-19. Để làm được điều này cần dự sự vào cuộc của bộ ngành địa phương, các công ty du lịch,...

Theo ông Khánh, ngành du lịch kỳ vọng năm 2024 hoàn thành chỉ tiêu Chính phủ đề ra. Và hướng đến mục tiêu 2030, Việt Nam đón 50 triệu khách quốc tế, 1 trong 30 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ