Xuất nhập khẩu vẫn nhiều rào cản, thủ tục 'rối như tơ vò'

Nhàđầutư
Theo Tổng cục Thống kê, do kinh tế thế giới phục hồi chậm cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ ở nhiều quốc gia đã làm suy giảm nhu cầu tiêu dùng của các đối tác thương mại lớn, ảnh hưởng đến kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa của Việt Nam.
GIA ANH
11, Tháng 04, 2023 | 07:21

Nhàđầutư
Theo Tổng cục Thống kê, do kinh tế thế giới phục hồi chậm cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ ở nhiều quốc gia đã làm suy giảm nhu cầu tiêu dùng của các đối tác thương mại lớn, ảnh hưởng đến kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa của Việt Nam.

Xuất nhập khẩu suy giảm

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2023, xuất khẩu tiếp tục được xác định là động lực cho tăng trưởng của nền kinh tế, với mục tiêu tăng trưởng 6%, kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 393-394 tỷ USD, tăng thêm khoảng 22 tỷ USD giá trị xuất khẩu hàng hoá so với năm 2022. "Mặc dù, mục tiêu này thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của năm 2022 (10,5%), song đây cũng là thách thức lớn, bởi Việt Nam vẫn phụ thuộc rất nhiều vào nền kinh tế toàn cầu", đại diện Tổng cục Thống kê cho biết.

P1100504

Hàng loạt những khó khăn trong thực hiện thủ tục hành chính xuất nhập khẩu vẫn khiến các doanh nghiệp đau đầu, thậm chí, không quy trình, thủ tục nào được doanh nghiệp đánh giá dễ thực hiện. Ảnh minh họa: Gia Anh

Thực tế cho thấy, trong bối cảnh các nền kinh tế trên thế giới có tiêu dùng hoặc đầu tư ít hơn, lượng xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2023 có thể sẽ bị tác động. Do đó, để đạt được mục tiêu đề ra, đòi đòi hỏi phải nỗ lực, cố gắng rất lớn, cần có sự phối hợp của các bộ, ngành liên quan và đặc biệt là các địa phương, hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, XNK hàng hóa trong 3 tháng đầu năm 2023 đạt 154,27 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu đạt 79,17 tỷ USD, nhập khẩu đạt 75,1 tỷ USD. Riêng trong tháng 3/2023, kim ngạch XNK hàng hóa ước đạt 58,49 tỷ USD, tăng 18,6% so với tháng trước và giảm 13% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung Quý 1/2023, tổng kim ngạch XNK hàng hóa ước đạt 154,27 tỷ USD, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 11,9%; nhập khẩu giảm 14,7%.

Về nguyên nhân suy giảm, Tổng cục Thống kê cho rằng, do kinh tế thế giới phục hồi chậm với chính sách thắt chặt tiền tệ ở nhiều quốc gia đã làm suy giảm nhu cầu tiêu dùng của các đối tác thương mại lớn nên ảnh hưởng đến kim ngạch XNK hàng hóa của Việt Nam. Cụ thể, về xuất khẩu, tháng 3/2023 ước đạt 29,57 tỷ USD, tăng 13,5% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 7,33 tỷ USD, tăng 12,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 22,24 tỷ USD, tăng 13,7%.

So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 3 giảm 14,8%, trong đó khu vực kinh tế trong nước giảm 16%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) giảm 14,4%.

Tính chung quý 1/2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 79,17 tỷ USD, giảm 11,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 19,26 tỷ USD, giảm 17,4%, chiếm 24,3% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 59,91 tỷ USD, giảm 10%, chiếm 75,7% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 3/2023 ước đạt 28,92 tỷ USD, tăng 24,4% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 10,72 tỷ USD, tăng 35,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 18,2 tỷ USD, tăng 18,7%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 3 giảm 11,1%, trong đó khu vực kinh tế trong nước giảm 7,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 13%.

Tính chung quý 1/2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 75,1 tỷ USD, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 26,03 tỷ USD, giảm 13,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 49,07 tỷ USD, giảm 15,4%.

Vẫn nhiều rào cản, thủ tục "rối như tơ vò"

Hiện nay, hàng loạt những khó khăn trong thực hiện thủ tục hành chính xuất nhập khẩu vẫn khiến các doanh nghiệp đau đầu, thậm chí, không quy trình, thủ tục nào được doanh nghiệp đánh giá dễ thực hiện. Đại diện cho trên 350 doanh nghiệp xuất nhập khẩu khu vực 4 tỉnh, thành phố (gồm Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên), bà Lương Thu Hương - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hải Dương cho biết, các doanh nghiệp rất mệt mỏi với kiểm tra chuyên ngành. "Thủ tục kiểm tra chưa nhanh gọn, cập nhật thông tin chưa đồng bộ. Dù đã khai quan, thông quan điện tử nhưng đến điểm chốt cuối cùng lại phải mang tờ khai đóng dấu để nộp. Hơn nữa, đã nộp thuế qua online, nhưng phải chụp bản nộp cho cơ quan Hải quan", bà Hương cho biết.

Theo bà Hương, thời gian kiểm tra thông quan vẫn còn chậm, ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa, đặc biệt là nông sản. Các thủ tục hành chính còn nhiều điểm chưa có sự thống nhất đồng bộ giữa các bộ ngành, cơ quan. Dịch vụ logistics chưa có chuỗi toàn diện như cảng biển, kho hàng, bến bãi nên còn phức tạp, chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, hàng phải bảo quản lạnh chưa có chỗ chứa ở khu vực cảng. Trên các cửa khẩu sang Trung Quốc thường xảy ra ùn tắc hàng hóa trong khi chưa đầu tư xây dựng kho lạnh.

Thêm nữa, chi phí cho lao động tại cảng, giao thông nội địa cao gần gấp đôi so với chi phí cảng biển. Lãi suất vay tăng cao, tỷ giá biến động trong biên độ cao. Hóa đơn đầu vào của các mặt hàng nông dân sản xuất chưa có nên khó khăn cho việc hạch toán chi phí. "Hiện, nhà nước đang thả lỏng khung giá các loại phí. Nguồn nhân lực làm việc trong các doanh nghiệp đa số chưa được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này, trong khi lái xe cũng cần phải đào tạo những kiến thức cơ bản trong quá trình vận chuyển, giao nhận hàng", bà Hương khẳng định.

Là doanh nghiệp xuất khẩu cá rô đồng chế biến sẵn, bà Bùi Thị Khánh, Giám đốc Công ty Khánh Thọ cho biết, doanh nghiệp đang rất thiếu thông tin về tiêu chuẩn chất lượng, quy định, rào cản của các thị trường nhập khẩu. Những khó khăn bà Khánh đề cập, được minh chứng qua khảo sát định kỳ doanh nghiệp về việc thực hiện thủ tục hành chính xuất nhập khẩu của VCCI. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, khoảng 38% doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn khi tìm hiểu thông tin thủ tục hành chính, đặc biệt với các doanh nghiệp FDI (44,3%) và doanh nghiệp quy mô lớn (50 tỷ đồng và trên 300 tỷ đồng).

Ông Lê Mạnh Cương, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Logistics Hải Phòng, hiện nay hệ thống một cửa quốc gia chưa có sự kết nối đồng bộ và chia sẻ dữ liệu của các cơ quan quản lý nhà nước. Ví dụ, doanh nghiệp khai báo thủ tục kiểm dịch thực vật cho lô hàng xuất nhập khẩu trên cổng thông tin điện tử quốc gia (VNSW) khi cơ quan kiểm dịch cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thì vẫn còn có công đoạn thủ công hoặc là doanh nghiệp in giấy chứng nhận kiểm dịch cầm cho cơ quan Hải quan xem hoặc thông báo bằng điện thoại cho công chức Hải quan để làm các thao tác nghiệp vụ thông quan cho lô hàng trên hệ thống lúc đó tờ khai mới được thông quan.

Để hoạt động thương mại xuyên biên giới thuận lợi và giúp các doanh nghiệp XNK giảm thiểu khó khăn, đại diện nhiều doanh nghiệp kiến nghị các bộ ngành thống nhất hướng dẫn quy định để doanh nghiệp XNK thực sự chỉ qua một cửa. Đồng thời rút gọn hơn nữa thời gian kiểm tra thông quan, kiểm tra chuyên ngành, xem xét bổ sung các quy định theo các cam kết FTA. Tiếp tục cải cách hành chính để giảm thiểu thủ tục hành chính XNK, đặc biệt là những giấy phép điều kiện không thực sự cần thiết.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ