Xử lý nợ xấu thế nào khi dịch vụ đòi nợ thuê có thể bị cấm từ 2021?
Việc đưa dịch vụ đòi nợ vào danh mục ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh là mối quan tâm không những của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ mà của cả nhiều tổ chức tín dụng trong vấn đề xử lý nợ xấu.
Sẽ bị cấm từ năm 2021?
Vào tháng 9-2018, UBND TPHCM đề nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ về việc cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê do phát hiện nhiều trường hợp bên đòi nợ thuê sử dụng các hành vi vi phạm pháp luật nhằm đe dọa, quấy rối bên bị đòi nợ; thuê các nhân viên đòi nợ không đủ tiêu chuẩn và tư cách theo quy định. Tiếp theo, ngày 14-8-2019, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 61/NQ-CP trong đó có nội dung phải “có quy định chuyển tiếp áp dụng đối với quy định cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ”. Trên cơ sở đó, dịch vụ đòi nợ đã được đưa vào danh mục ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh tại điểm h khoản 1 điều 6 của dự thảo Luật Đầu tư sửa đổi và nếu được Quốc hội thông qua, dịch vụ đòi nợ sẽ bị cấm kể từ ngày luật này có hiệu lực, tức ngày 1-1-2021.
Điều đáng nói là các thỏa thuận, giao dịch về cung cấp dịch vụ đòi nợ có hiệu lực trước ngày 1-1-2021 cũng sẽ bị chấm dứt hiệu lực sau ngày này và các bên trong giao dịch được yêu cầu thực hiện các thủ tục nhằm thanh lý hợp đồng theo quy định pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan.
Hoạt động cụ thể nào trong dịch vụ đòi nợ có thể bị cấm?
Nghị định 104/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định dịch vụ đòi nợ gồm bốn hoạt động chính sau: (i) Đại diện chủ nợ để xác định các khoản nợ, các nội dung liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách nợ; đôn đốc khách nợ trả nợ; thu nợ; (ii) Đại diện chủ nợ làm việc với tổ chức hoặc cá nhân có liên quan để thu nợ; (iii) Đại diện khách nợ để xác định các khoản nợ, biện pháp xử lý nợ với chủ nợ; và (iv) Tư vấn pháp luật cho chủ nợ hoặc khách nợ về việc xác định nợ; biện pháp, quy trình, thủ tục xử lý nợ.
Vậy trong các hoạt động liên quan đến dịch vụ đòi nợ nêu trên, hoạt động cụ thể nào sẽ bị cấm hay tất cả các hoạt động đều bị cấm? Quy định trong dự thảo Luật Đầu tư sửa đổi là một quy định “cứng” nhằm cấm một cách triệt để toàn bộ hoạt động liên quan đến dịch vụ đòi nợ đang được hướng dẫn chi tiết tại Nghị định 104.
Ngoài ra, dường như dự thảo luật vẫn thiếu một quy định hướng dẫn chuyển tiếp đối với số phận pháp lý của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ sau ngày 1-1-2021. Điều đang được khá nhiều người quan tâm và thắc mắc là liệu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ có phải chấm dứt hoạt động hoàn toàn hay phải chuyển đổi sang hình thức khác, khi mà các thỏa thuận, giao dịch cung cấp dịch vụ đòi nợ của họ với các bên cũng sẽ “buộc” phải chấm dứt theo quy định của dự thảo.
Có thể ảnh hưởng đến hoạt động xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng
Thật vậy, không ít tổ chức tín dụng (TCTD) đang phải “phụ thuộc” khá nhiều vào các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ trong việc xử lý nợ xấu, đặc biệt là các khoản nợ không có tài sản bảo đảm. Nếu xem qua một vài hồ sơ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ được đăng công khai trên các trang mạng, chúng ta dễ nhận ra đối tượng khách hàng chủ yếu và số lượng các khoản nợ họ đang xử lý phần lớn đến từ các ngân hàng và công ty tài chính tiêu dùng.
Khi một lượng nợ xấu đang được chuyển cho doanh nghiệp dịch vụ đòi nợ xử lý và đang trở thành “quy trình chung” trong công tác xử lý nợ xấu của nhiều TCTD cũng như các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ đang tham gia khá tích cực vào thị trường xử lý nợ xấu, nếu hoạt động này bị cấm thì các TCTD buộc sẽ phải nhận lại toàn bộ lượng nợ xấu này để xử lý và đương nhiên, họ sẽ phải thực hiện cơ cấu lạibộ máy tổ chức, nhân sự của mình, khi đó, thời gian cũng như hiệu quả của công tác xử lý nợ xấu sẽ khó tránh khỏi bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực.
Doanh nghiệp đòi nợ có thể tìm cách “lách luật”
Khi số phận pháp lý của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ vẫn còn bỏ ngỏ, có nhiều khả năng là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ sẽ không “ngồi yên chịu chết” mà sẽ tìm cách “lách” quy định cấm. Chẳng hạn như thành lập một doanh nghiệp mới với ngành nghề kinh doanh gần giống với hoạt động đòi nợ hoặc dưới hình thức “hỗ trợ đòi nợ”.
Xem xét danh mục hệ thống ngành nghề kinh doanh ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chúng ta có thể thấy trong ngành nghề liên quan đến hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ (mã ngành từ 691 đến 69109) có ngành nghề “hoạt động pháp luật, hoạt động đại diện, tư vấn pháp luật, hướng dẫn chung và tư vấn, chuẩn bị các tài liệu pháp lý, hoạt động pháp luật khác” có thể áp dụng một cách linh hoạt để thực hiện hoạt động “hỗ trợ đòi nợ”. Tuy nhiên, nội dung của ngành nghề này đã được quy định tại Luật Luật sư, vì vậy hình thức hoạt động cho ngành này sẽ phải tuân thủ theo Luật Luật sư.
Bên cạnh đó, nhiều người cũng có thể đã tính đến phương án thành lập doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cho thuê lại lao động (cung ứng lao động theo các mã ngành 782 và 783), theo đó, doanh nghiệp cung ứng lao động sẽ tiến hành cho thuê lại lao động là các nhân viên thực hiện công việc liên quan đến đòi nợ cho các TCTD hoặc tổ chức khác có nhu cầu.
Để tránh trường hợp “lách” luật có thể xảy ra và cũng nhằm xác định một khuôn khổ pháp lý rõ ràng đối với quy định cấm này một khi dự thảo luật được thông qua, Chính phủ sẽ phải hướng dẫn cụ thể thế nào là dịch vụ đòi nợ bị cấm, các hoạt động không phải là dịch vụ đòi nợ nhưng có liên quan đến đòi nợ có bị cấm hay không và các biện pháp chế tài cụ thể nếu xảy ra vi phạm.
Nên xác định lại phạm vi dịch vụ đòi nợ bị cấm
Từ những phân tích trên đây, chúng ta có thể thấy rằng việc cấm triệt để đối với dịch vụ đòi nợ chưa thật sự hợp lý nhìn từ góc độ pháp lý và cả góc độ kinh tế nói chung. Ngay từ ban đầu, đề xuất cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ xuất phát từ tình trạng biến tướng của các băng nhóm “xã hội đen” núp bóng công ty đòi nợ thực hiện các hành vi trái pháp luật như khủng bố khách nợ và cả người nhà khách nợ, gây mất an ninh trật tự xã hội.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần đánh giá một cách toàn diện đối với hoạt động của các công ty đòi nợ hiện nay, các mặt ưu điểm mà họ mang lại cho nền kinh tế nói chung và công tác xử lý nợ xấu nói riêng tại các TCTD cũng như đáp ứng nhu cầu cơ bản của các tổ chức, cá nhân khác trong việc giải quyết các khoản nợ tồn đọng khó đòi.
Do đó, để ngăn chặn các hành vi mất an ninh trật tự xã hội, phải chăng các nhà làm luật chỉ nên cấm một phần trong dịch vụ đòi nợ, ví dụ chỉ nên cấm hoạt động đòi nợ thực hiện tại nhà và nơi làm việc của khách nợ hoặc cấm không được tiếp xúc, tác động đối với người thân, người quen của khách nợ. Không nên cấm các hoạt động đòi nợ thuần túy như: liên hệ gọi điện thoại, gửi thư, gửi tin nhắn nhắc nợ; đại diện khách nợ để xác định các khoản nợ, biện pháp xử lý nợ với chủ nợ và tư vấn pháp luật cho chủ nợ hoặc khách nợ về việc xác định nợ, biện pháp, quy trình, thủ tục xử lý nợ.
Ngoài ra, các nhà làm luật cũng có thể nghiên cứu các biện pháp nhằm quản lý chặt chẽ hơn đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ như đặt ra các biện pháp chế tài mang tính răn đe mạnh hơn khi các doanh nghiệp này vi phạm hoặc nhân viên đòi nợ thực hiện các hành vi đe dọa, khủng bố tinh thần, bôi nhọ khách nợ hoặc người thân quen của khách nợ; yêu cầu nhân viên đòi nợ phải thường xuyên được tập huấn, đào tạo về chuyên môn cũng như quy định pháp luật về hoạt động đòi nợ.
(Theo TBKTSG)
- Cùng chuyên mục
Toan tính mới của Haxaco cho dòng xe phổ thông giá rẻ
Haxaco đang có các kế hoạch lớn cho công ty con – PTM, doanh nghiệp chuyên phân phối dòng xe phổ thông giá rẻ MG. PTM đã được tăng vốn khủng từ 42 tỷ đồng lên 320 tỷ đồng trong vòng 1 năm và đang chuẩn bị niêm yết.
Tài chính - 21/11/2024 13:39
Bức tranh kinh doanh trái chiều tại 2 cảng lớn ở Bình Định
Trong khi Cảng Quy Nhơn đã "về đích" mục tiêu lợi nhuận năm 2024 chỉ sau 9 tháng, Cảng Thị Nại lại đang đối mặt với nhiều khó khăn khi lượng hàng hóa qua cảng giảm mạnh, phải điều chỉnh các chỉ tiêu kinh doanh.
Tài chính - 21/11/2024 06:30
Đánh thuế nước giải khát có đường: Thu ngân sách không tăng, doanh nghiệp “đã khó càng khó”
Quá trình phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành nước giải khát đang chịu ảnh hưởng tiêu cực không chỉ từ các yếu tố về kinh tế xã hội mà còn từ các chính sách mới ban hành…
Tài chính - 21/11/2024 06:30
Chuyện gì đang diễn ra với cổ phiếu CTF?
Hàng triệu cổ phiếu CTF đang được dùng làm tài sản đảm bảo, thế chấp các khoản vay tại ngân hàng. Tuy nhiên việc cổ phiếu giảm giá mạnh có thể ảnh hưởng đến giá trị tài sản đảm bảo.
Tài chính - 20/11/2024 16:24
Bóng nhà chủ VNDirect đằng sau các đợt tăng vốn của CIENCO4
2 lần tăng vốn gần nhất của CIENCO4 đều gắn với một doanh nghiệp liên quan trực tiếp tới nhà chủ CTCP Chứng khoán VNDirect, đó là CTCP Đầu tư và Dịch vụ Trustlink.
Tài chính - 20/11/2024 10:49
Chính sách tiền tệ khó nới lỏng thêm
Sức ép tỷ giá vẫn là nhân tố quan trọng để lãi suất khó giảm thêm.
Ngân hàng - 20/11/2024 09:48
Ngân hàng hưởng lợi từ áp dụng các tiêu chuẩn ESG
Việc thực hành ESG sẽ giúp các các tổ chức tín dụng (TCTD) cải thiện hiệu quả quản trị rủi ro, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động và lợi nhuận.
Ngân hàng - 20/11/2024 09:36
Eximbank 'bác' thông tin NHNN thanh tra cấp tín dụng
Eximbank khẳng định rằng không nhận được bất kỳ quyết định nào của NHNN về việc tiến hành thanh tra về các hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng trong thời gian gần đây.
Tài chính - 20/11/2024 06:30
Chứng khoán liên tục điều chỉnh, dấu hiệu nào cho biết đáy?
Thị trường chứng khoán đã điều chỉnh liên tục nhiều phiên liên tiếp, VN-Index về gần mốc 1.200 điểm. Tuy nhiên, thanh khoản kém cùng khối ngoại tiếp tục bán ròng khiến thị trường kém hấp dẫn hơn.
Tài chính - 20/11/2024 06:30
Gặp khó ở nhiều dự án, PTSC Quảng Ngãi làm ăn ra sao?
Trong 9 tháng đầu năm 2024, CTCP Dịch vụ Dầu khí Quảng Ngãi PTSC (PTSC Quảng Ngãi) ghi nhận hơn 1.184 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 22,7 tỷ đồng, tăng lần lượt 74,3% và 69,4% so với cùng kỳ 2023.
Tài chính - 20/11/2024 06:30
Thấy gì từ diễn biến bán ròng của khối ngoại?
Ông Chen Chia Ken, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Phú Hưng cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn vừa qua chưa thực sự hấp dẫn được các nhà đầu tư trong và ngoài nước, vì thế khối ngoại liên tục rút vốn và thanh khoản thị trường giảm dần qua từng tháng.
Tài chính - 19/11/2024 14:22
Thủy điện Hủa Na chi hơn 235 tỷ chia cổ tức cho các cổ đông
CTCP Thủy điện Hủa Na (HoSE: HNA) vừa lên kế hoạch chi trả cổ tức năm 2023 cho các cổ đông của công ty, với tổng số tiền hơn 235 tỷ đồng.
Tài chính - 19/11/2024 11:22
InvestingPro chính thức phân phối chứng chỉ quỹ mở do VCBF quản lý
Vừa qua, Công ty Cổ phần InvestingPro đã ký kết hợp tác với Công ty TNHH Quản lý Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Vietcombank (VCBF). Theo thoả thuận đã ký kết, InvestingPro sẽ chính thức trở thành đại lý phân phân phối chứng chỉ quỹ mở do VCBF quản lý.
Chứng khoán - 19/11/2024 10:29
Bimico - vì đâu nên nỗi?
Từng là ngôi sao sáng với chuỗi tăng trưởng ấn tượng, tình hình kinh doanh của Bimico dần đi xuống trong nhiều năm. Hiện nay, phần lớn tài sản Bimico dồn vào khu công nghiệp và đầu tư mua cổ phiếu VLB.
Tài chính - 19/11/2024 06:30
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán vàng miếng ra thị trường
Hôm nay (ngày 18/11), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục bán vàng miếng ra thị trường qua 4 ngân hàng TMCP nhà nước và SJC. Giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Tài chính - 18/11/2024 11:16
Vinasun lãi chủ yếu từ bán xe cũ và quảng cáo, cổ đông ngoại muốn thoái sạch vốn
Quỹ đầu tư TAEL Two Partners muốn bán hơn 6,4 triệu cổ phiếu VNS của Vinasun. Nếu thành công, quỹ ngoại này sẽ 'cắt lỗ' thành công khi hạ tỉ lệ sở hữu về 0%.
Tài chính - 18/11/2024 10:15
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 6 day ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 2 day ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 2 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 2 week ago