Cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ: ‘Tư duy không quản được thì cấm là sai lầm’

Nhàđầutư
Trao đổi với Nhadautu.vn, các chuyên gia đã đưa ra ý kiến trái chiều về việc bổ sung ngành “kinh doanh dịch vụ đòi nợ” vào danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.
CHU KÝ - HUY NGỌC
04, Tháng 09, 2019 | 06:56

Nhàđầutư
Trao đổi với Nhadautu.vn, các chuyên gia đã đưa ra ý kiến trái chiều về việc bổ sung ngành “kinh doanh dịch vụ đòi nợ” vào danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.

Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, dự án Luật Đầu tư sửa đổi lần này bỏ 12 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; sửa 19 ngành, nghề và bổ sung 6 ngành, nghề để phù hợp với thực tiễn quản lý nhà nước.

Đáng chú ý, ban soạn thảo bổ sung ngành “kinh doanh dịch vụ đòi nợ” vào danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. Cơ quan soạn thảo giải thích, việc cấm đầu tư kinh doanh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với dịch vụ này, hạn chế tình trạng một số cá nhân, tổ chức lợi dụng hoạt động đòi nợ thuê gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự.

20190830-tphcm-kien-nghi-cam-hoat-dong-kinh-doanh-doi-no-thue-1

Dịch vụ đòi nợ thuê đang ngày càng biến tướng tạo ra những hệ lụy xấu trong xã hội. (Ảnh minh họa)

Điều này không hẳn không có lý. Thực tế, một thống kê cho thấy có 67 công ty đòi nợ tại TP.HCM hoạt động sai với giấy phép quy định đăng ký nhân viên thu hồi nợ, trong đó 46 công ty chưa được cấp giấy phép. Ngoài ra, dư luận từng chứng kiến không ít trường hợp hoạt động đòi nợ gây phương hại đến tình hình kinh doanh của “con nợ”; đe dọa, uy hiếp người thân con nợ để ép trả nợ thay; thậm chí,  “núp bóng” các doanh nghiệp có chức năng cho vay tài chính, dịch vụ đòi nợ, tạo vỏ bọc để tổ chức hoạt động cho vay “tín dụng đen”  nhằm thu lợi bất chính.

Tuy vậy, đã xuất hiện ý kiến phản biện cho rằng, việc cấm hoạt động đòi nợ thuê nhằm chủ yếu bảo vệ con nợ, trong khi đó “bỏ quên” bảo vệ người cho vay.

Nhadautu.vn đã có ghi lại quan điểm của các chuyên gia kinh tế về vấn đề này.

T.S Đinh Thế Hiển: “Đòi nợ là một dịch vụ mà người thu nợ phải dựa trên thượng tôn pháp luật, còn đối với doanh nghiệp nào làm không đúng thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật”.

Trước hết, vay và cho vay tư nhân là hình thức không được Nhà nước khuyến khích. Chúng ta đã sẵn có ngân hàng và hệ thống tín dụng, việc vay và cho vay tư nhân chỉ là kinh doanh dựa trên khế ước giữa hai bên về dân sự, có tính rủi ro cao cũng như việc kinh doanh về tiền tệ này là không chính thức.

e3fb6695ac

T.S Đinh Thế Hiển (Chuyên gia Kinh tế)

Thứ hai về hợp đồng kinh tế, các doanh nghiệp buôn bán hàng với nhau thì phải có hợp đồng kinh tế dựa trên sự tín nhiệm và cuối cùng ra tòa án kinh tế phân xử. Dưới góc độ đòi nợ, đây là hoạt động dân sự giữa những người nhờ vả lẫn nhau, còn nếu gọi là hoạt động chính thức theo pháp luật thì cũng không phải là cấm nhưng lại không được khuyến khích.

Ngoài ra, quá trình đòi nợ hiện nay có rất nhiều biến tướng nên Nhà nước đang soạn dự thảo để cấm và mọi hoạt động đều phải theo quy định pháp luật. Ví dụ như đòi nợ là một dịch vụ mà người thu nợ phải dựa trên thượng tôn pháp luật, còn đối với doanh nghiệp nào làm không đúng thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, đơn vị cho vay thực chất không cần đơn vị đòi nợ thuê vì đây chỉ là công cụ hỗ trợ, bản thân họ có thể thành lập được bộ phận thu nợ theo tiêu chuẩn hoạt động của công ty cũng như theo hành lang pháp luật.

Lưu ý là, đơn vị cho vay chưa thể thành lập được bộ phận thu nợ nên mới phải thuê dịch vụ đòi nợ. Do vậy, việc Nhà nước ban hành luật cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ thì cũng sẽ không ảnh hưởng đến đơn vị cho vay.

Chúng ta có thể nhận thấy hoạt động tín dụng luôn có rủi ro và trên cơ sở đó các đơn vị kinh doanh có thể đánh giá được những rủi ro để thực hiện. Nếu làm tốt những quy trình đó, những thiệt hại đã lường trước sẽ được giảm thiểu.

Còn nếu ngược lại, ví dụ như công ty tài chính muốn đẩy mạnh doanh số qua việc cho vay không theo những tiêu chuẩn an toàn và thông qua những đơn vị đòi nợ làm trái với quy định của pháp luật thì sẽ dẫn đến rủi ro cho doanh nghiệp.

T.S Nguyễn Trí Hiếu: “Tư duy không quản được thì cấm là sai lầm”

Việc ngân hàng hay tổ chức tín dụng sử dụng dịch vụ của bên thứ 3 để thu hồi nợ là thông lệ quốc tế, như ở Mỹ và nhiều nước phát triển khác đều có dịch vụ này. Bởi lẽ, bản chất của ngân hàng là cho vay, tuy nhiên “đi đòi nợ” là một hoạt động rất chuyên biệt cần phải có đào tạo kỹ năng, tâm lý để thu hồi nợ. Do đó, nhiều ngân hàng trên thế giới, bệnh cạnh có đơn vị thu hồi nợ riêng, họ cũng sẽ “outsource” (thuê ngoài) các dịch vụ đi đòi nợ.  

ong-hieu

T.S Nguyễn Trí Hiếu (Chuyên gia Tài chính - Ngân hàng)

Việc Việt Nam cấm “kinh doanh dịch vụ đòi nợ” là không hợp lý. Tuy vậy, cũng cần hiểu các đơn vị, bộ ngành đề nghị đưa ngành nghề này vào danh sách cấm đoán do việc thu hồi nợ tại Việt Nam đã gây ra nhiều hệ lụy đáng tiếc, rất nhiều công ty cho vay trong đó có ngân hàng, đã sử dụng các biện pháp mang tính xã hội đen.

Dù vậy, với cơ chế như hiện nay, ta không thể cấm được. Đây là tư duy rất sai lầm.  

Nếu như không đem ngành kinh doanh dịch vụ đòi nợ vào danh sách cấm, Nhà nước cần cho phép và có những quy định cụ thể về việc thu hồi nợ.

Theo kinh nghiệm của mình, tôi được biết ở cơ chế thu hồi nợ tại nước ngoài, một công ty phải có đăng ký như doanh nghiệp. Trong đó, cán bộ nhân viên đã được đào tạo thu hồi nợ và cung cấp dịch này cho các ngân hàng. Qua đó, các ngân hàng phải trả phí trên dịch vụ đó, chi phí được cấu trúc bằng cách hưởng % trong số tiền thu hồi nợ đó, thường thì % đó rất rộng rãi. Chính vì thế, các công ty thu hồi nợ sẵn sàng làm việc với ngân hàng để thu hồi nợ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ