'Xem thu hút đầu tư chiến lược là phương tiện chứ không phải cứu cánh'

Nhàđầutư
Theo ông Nguyễn Anh Thi - Trưởng Ban quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM (SGHTP), trước bối cảnh hiện tại Việt Nam nhất là TP.HCM cần nhìn nhận việc thu hút đầu tư nước ngoài là phương tiện để thực hiện mục tiêu phát triển năng lực công nghiệp trong nước chứ không phải cứu cánh trong nhất thời.
THIÊN KỲ
14, Tháng 03, 2024 | 17:15

Nhàđầutư
Theo ông Nguyễn Anh Thi - Trưởng Ban quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM (SGHTP), trước bối cảnh hiện tại Việt Nam nhất là TP.HCM cần nhìn nhận việc thu hút đầu tư nước ngoài là phương tiện để thực hiện mục tiêu phát triển năng lực công nghiệp trong nước chứ không phải cứu cánh trong nhất thời.

z5248140917613_b8c4c76c57de60e4b669181e512f5eff

Ông Phạm Bình An, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM. Ảnh: Kim Ngọc

Ông Phạm Bình An, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM thông tin, trong 2 tháng đầu năm FDI đạt hơn 4,29 tỷ USD, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 59,34 tỷ USD, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước. Các nhà đầu tư trong và ngoài nước rất nhanh chóng kết nối và đón đầu các xu hướng phát triển về công nghệ mới, vật liệu mới, năng lượng mới, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững…

Với độ mở lớn về kinh tế, Việt Nam tiếp tục nâng cấp các quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với các đối tác lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Australia, năm 2024 hy vọng sẽ là năm "đột phá" trong thu hút đầu tư nước ngoài, hồi phục sản xuất và xuất khẩu.

Đồng quan điểm, TS Võ Trí Thành cho biết, 10 năm trở lại đây hệ sinh thái của các tập đoàn lớn đặc biệt chú trọng các vấn đề về công nghệ nhất là công nghệ số trong chuỗi cung ứng để tối ưu hoá chi phí.

Phát biểu tại Hội nghị "Triển vọng và giải pháp thu hút nhà đầu tư trong bối cảnh thực thi thuế tối thiểu toàn cầu và các xu hướng mới" do Viện Nghiên cứu phát triển, Trung tâm hỗ trợ hội nhập quốc tế TP.HCM (CIIS) phối hợp với Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) đại diện SGHTP nhận định, từ trước tới nay nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào đầu tư nước ngoài. Chính sách công nghiệp là chính sách trung tâm của mỗi quốc gia. Vì vậy, muốn phát triển kinh tế độc lập tự chủ phải phát triển tư bản công nghiệp trong nước. Mà theo ông Thi đánh giá, năng lực công nghệ và sự hiện diện của các khu công nghệ cao quốc gia hiện là rất quan trọng trong hút đầu tư nước ngoài nhất là các ngành trọng tâm, thu hút mạnh FDI như vi mạch, bán dẫn. 

Dẫn chứng về Khu công nghệ cao TP.HCM, ông Thi cho biết đơn vị này đang xây dựng hai hệ sinh thái gắn với hai công đoạn của chip vi mạch bán dẫn trong ngắn hạn là thiết kế và đóng gói. Cuối năm 2023, SGHTP cũng đã thu hút được 5 triệu USD vốn đầu tư từ Công ty BE Semiconductor Industries N.V của Hà Lan (Công ty Besi). Đây là dự án quan trọng được kỳ vọng trong 2 - 3 năm tới trong chuyển giao công nghệ đóng gói vi mạch bán dẫn của TP.HCM nói riêng, cả nước nói chung.

z5248114914321_aea98c88074dcd7190e6b86c221e4034

Ông Nguyễn Anh Thi đóng góp ý kiến tại Hội nghị "Triển vọng và giải pháp thu hút nhà đầu tư trong bối cảnh thực thi thuế tối thiểu toàn cầu và các xu hướng mới" ngày 14/3. Ảnh: Kim Ngọc

"Cần xem thu hút đầu tư chiến lược là phương tiện chứ không phải cứu cánh. Làm sao để nhà đầu tư chiến lược phải giúp chúng ta được 2 việc. Một là, nâng cao năng lực chuyển giao công nghệ. Hai là họ phải giúp chúng ta lôi kéo được các nhà đầu tư nằm trong chuỗi cung ứng chứ không chỉ là cứu cánh như trước nay.", đại diện Ban quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM nêu góc nhìn.

Trưởng Ban quản lý SGHTP còn góp ý rằng, các chính sách về thu hút đầu tư hiện nên đặt điểm nhấn chính sách xoay quanh con người, nêu muốn cạnh tranh với các nước trong khu vực Việt Nam phải có chính sách thuế thu nhập cá nhân cạnh tranh bên cạnh những ưu đãi khác. 

Hiện trình độ phát triển các vùng trong 6 vùng kinh tế khác nhau dẫn đến thể chế khác nhau. Vì vậy cần thí điểm mạnh mẽ ở những nơi đầu tàu như TP.HCM. Bởi hiện nay phần lớn các tỉnh thành đều đi theo cùng một lộ trình của TP.HCM, là hình thành các khu công nghiệp phát triển công nghiệp chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đáng nói là phần lớn đều bị rơi vào "bẫy" thu nhập trung bình mà điển hình là các tỉnh thành tại Đông Nam bộ hay các tỉnh phía Bắc như Bắc Giang, Bắc Ninh...

Bên cạnh các cơ hội mở ra, năm 2024 cũng là năm đầu tiên Việt Nam chính thức áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu. Đối với Việt Nam, việc thực thi quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu vừa tạo điều kiện để gia tăng nguồn thu thuế từ các doanh nghiệp FDI, nhưng đồng thời sẽ tác động trực tiếp tới chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và môi trường đầu tư của Việt Nam.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ