Amcham Việt Nam 'hiến kế' thu hút đầu tư phát triển ngành y tế Việt Nam

Nhàđầutư
Nhiều vấn đề phát triển y tế Việt Nam được Tiểu ban Chăm sóc sức khoẻ của Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (AmCham Việt Nam) nêu trong Sách Trắng 2024. Trong đó, đáng chú ý, là những khuyến nghị liên quan thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành y tế Việt Nam.
LIÊN THƯỢNG
04, Tháng 03, 2024 | 11:30

Nhàđầutư
Nhiều vấn đề phát triển y tế Việt Nam được Tiểu ban Chăm sóc sức khoẻ của Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (AmCham Việt Nam) nêu trong Sách Trắng 2024. Trong đó, đáng chú ý, là những khuyến nghị liên quan thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành y tế Việt Nam.

1bentrongbenhvienFV

Amcham khuyến nghị nhiều cơ chế để thu hút đầu tư nước ngoài vào y tế Việt Nam. Ảnh: FV

Điểm đến hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Sách Trắng 2024 với tiêu đề "Đối tác Thúc đẩy Y tế tại Việt Nam" do AmCham Việt Nam công bố mới đây đưa ra những khuyến nghị về việc phát triển y tế tư nhân tại Việt Nam, để thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) vào ngành y tế Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng.

Theo đó, tại buổi họp về Sách Trắng 2024 với lãnh đạo TP.HCM, ông Michael Nguyễn, Phó Chủ tịch AmCham Việt Nam tại TP.HCM (Tổng Giám đốc Boeing Việt Nam), chia sẻ: "AmCham hy vọng hội nghị này, cùng với Sách Trắng 2024, sẽ tạo động lực cho các cuộc thảo luận sâu hơn với lãnh đạo thành phố, góp phần phát triển và nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của người dân".

Theo đó, làm rõ thêm các khuyến nghị chính từ tài liệu này, bao gồm tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ y tế bằng việc tinh giản quy trình đăng ký và hoàn trả chi phí; phát triển thương mại điện tử trong y tế qua việc thiết lập các khung chính sách tương ứng; tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các chuỗi nhà thuốc bằng việc cập nhật các quy định và tăng cường công tác quản trị.

"Những cơ hội chúng ta đang có trước mắt trong lĩnh vực này là rất lớn. Hợp tác giữa hai bên sẽ giúp biến các cơ hội này thành hiện thực", đại diện AmCham Việt Nam nhấn mạnh.

Đánh giá cao những nỗ lực của Sở Y tế TP.HCM nói riêng và Bộ Y tế nói chung, vì những thành tích đã đạt được trong công tác chăm sóc bệnh nhân theo tiêu chuẩn quốc tế, AmCham cho rằng, đây sẽ là yếu tố quan trọng đưa Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Về phía thành phố, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết chính quyền và các sở ngành của thành phố sẽ xem xét các khuyến nghị được nêu ra, đồng thời tiếp tục hợp tác với Đoàn Ngoại giao Mỹ và các hội viên AmCham để phát triển TP.HCM thành trung tâm chăm sóc sức khỏe mang tầm khu vực Đông Nam Á.

giaan115

TP.HCM đặt mục tiêu trở thành trung tâm chăm sóc sức khoẻ hàng đầu Đông Nam Á. Ảnh: Liên Thượng

Sử dụng phiên dịch giúp phát triển du lịch y tế

"Hiện nay, Việt Nam đã có một số cơ sở chăm sóc sức khỏe đẳng cấp thế giới và đạt các chứng nhận quốc tế, ví dụ: chứng nhận chất lượng JCI (Joint Commission International). Trong thời gian tới, sẽ ngày càng có nhiều cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế với chất lượng vượt trội và chi phí phải chăng, có khả năng đạt chứng nhận quốc tế. Mặc dù hạ tầng quản lý đã có nhiều thay đổi, tuy nhiên, cần tăng cường cải thiện hơn nữa để đạt chất lượng mong muốn, củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài muốn mở rộng phạm vi hoạt động tại Việt Nam cũng như tạo niềm tin cho bệnh nhân đến Việt Nam chữa trị. Thay đổi quan trọng nhất để Việt Nam nhanh chóng được cộng đồng quốc tế công nhận là làm rõ các quy định điều chỉnh ngành, tránh gây nhầm lẫn hoặc để xảy ra những rủi ro vận hành có thể lường trước cho nhà đầu tư quốc tế", đại diện AmCham nêu vấn đề.

Theo AmCham Việt Nam, Luật Khám chữa bệnh giúp quốc gia 100 triệu dân phát triển hệ thống y tế, với sự phối hợp giữa khu vực tư nhân và khu vực công trong công tác phục vụ người dân.

Hệ thống phiên dịch y tế có trình độ hiện đang hoạt động hiệu quả và mang lại cho người dân Việt Nam nhiều lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Hệ thống này cũng cần thiết khi phục vụ bệnh nhân nước ngoài trong bối cảnh du lịch y tế đang phát triển.

Tuy nhiên, việc yêu cầu bác sĩ nước ngoài phải thông thạo tiếng Việt để khám, chữa bệnh cho bệnh nhân người Việt Nam có thể gây ra một số vấn đề ngắn hạn và dài hạn cho cả bệnh nhân người Việt Nam và bệnh nhân người nước ngoài, đồng thời gây ra tình trạng quá tải cho hệ thống y tế của Việt Nam, đi ngược lại mục tiêu phát triển hệ thống y tế đẳng cấp thế giới và thu hút khách du lịch y tế của Bộ Y tế.

Do đó, AmCham khuyến nghị các nhà quản lý y tế tại Việt Nam và TP.HCM tiếp tục sử dụng hệ thống phiên dịch y tế lành nghề hiện tại để hỗ trợ giao tiếp giữa bác sĩ nước ngoài và bệnh nhân Việt Nam vì hệ thống này vẫn hoạt động hiệu quả trong hơn 10 năm qua.

Phiên dịch y tế được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia phục vụ khách du lịch y tế. Sự phổ biến của phiên dịch y tế trên phạm vi quốc tế ở nhiều quốc gia sẽ thuyết phục các cơ quan y tế ở Việt Nam rằng dịch vụ ngôn ngữ trong du lịch y tế đã được áp dụng rộng rãi.

Các quốc gia chú trọng thu hút du lịch y tế từ nước ngoài có thể tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giao tiếp thông qua phiên dịch. Sự xuất hiện của các điểm đến du lịch y tế mới (ví dụ: Malaysia) đi kèm với việc xây dựng hình ảnh quốc tế, điều này sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu nước đó có đội ngũ bác sĩ quốc tế. Việc sử dụng phiên dịch được chứng nhận là giải pháp phổ biến, chuyên nghiệp và là quy trình vận hành tiêu chuẩn ở hầu hết các quốc gia. Nếu Việt Nam có thể giải quyết vấn đề giao tiếp cho những người đến đây để chữa bệnh thì không lý nào lại từ chối áp dụng giải pháp tương tự cho chính công dân của mình.

"Chúng tôi mong muốn được hỗ trợ Chính phủ Việt Nam tìm ra giải pháp tăng số lượng bác sĩ và sử dụng bác sĩ nước ngoài rộng rãi hơn. Đơn cử như chăm sóc tự nguyện, cơ hội giảng dạy và đào tạo, mở rộng hợp tác quốc tế và cơ hội hợp tác với các trường y cũng như bệnh viện giảng dạy ở nước ngoài, trao đổi sinh viên/giáo sư...", Tiểu ban Y tế của AmCham Việt Nam nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Am Cham cam kết Hỗ trợ chia sẻ các thông lệ tốt nhất với các cơ quan của Hoa Kỳ và quốc tế, hợp tác với các cơ quan chức năng của Việt Nam để hỗ trợ thành lập cơ quan giám sát độc lập của ngành, từ đó xây dựng bộ quy tắc quản lý đạt chuẩn quốc tế, rà soát hồ sơ, phân xử các trường hợp kháng cáo và cung cấp thông tin về ngành. Cơ cấu tổ chức của cơ quan giám sát này nên có đại diện của nhiều bên liên quan như các phòng khám và bệnh viện tư nhân, BYT, SYT các tỉnh/thành, và các cơ quan quốc tế.

Đồng thời, củng cố quy trình kháng cáo đối với những phán quyết bất lợi hoặc không thuyết phục. Có thể giao cho Tòa án Trọng tài thực hiện chức năng phúc thẩm và giám sát này. Thường xuyên tổ chức các cuộc họp dành cho các bên liên quan với sự tham gia của các cơ quan y tế cấp trung ương và địa phương để đánh giá hiệu quả của các cơ quan quản lý và đưa ra góp ý, đề xuất về quy định và nghị định.

"Cuối cùng, đảm bảo cán bộ thanh tra tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc về hoạt động thanh tra đã quy định trong luật thanh tra, tuân thủ Chỉ thị số 20 và Nghị quyết số 84, cũng như các nguyên tắc về bảo vệ nhà đầu tư nước ngoài theo luật đầu tư", AmCham Việt Nam khuyến nghị.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ