Vừa đến nơi tìm việc mới lại bị hỏi vì sao bị sa thải, bạn có biết cách trả lời thế nào không?

Nhàđầutư
Bị sa thải không phải là dấu chấm hết cho sự nghiệp của bạn. Mặc dù bạn không nên là người nhắc tới vấn đề đó nhưng vẫn cần chuẩn bị để trả lời nếu người phỏng vấn hỏi lý do bạn nghỉ việc tại nơi làm việc cũ. Bạn không nên nói dối nhưng cũng không nên quá đi sâu. 
HUYỀN NGUYỄN
22, Tháng 08, 2019 | 07:01

Nhàđầutư
Bị sa thải không phải là dấu chấm hết cho sự nghiệp của bạn. Mặc dù bạn không nên là người nhắc tới vấn đề đó nhưng vẫn cần chuẩn bị để trả lời nếu người phỏng vấn hỏi lý do bạn nghỉ việc tại nơi làm việc cũ. Bạn không nên nói dối nhưng cũng không nên quá đi sâu. 

837_234047_hero(5)

 

Cách bạn đưa ra lý do nghỉ việc ở nơi làm cũ là rất quan trọng: Bạn không nên nói dối nhưng cũng không nên quá đi sâu. 

“Bạn không muốn đẩy hết trách nhiệm sang cho người quản lý tuyển dụng” - theo Roy Cohen, huấn luyện viên sự nghiệp và tác giả cuốn sách “The Wall Street Professional's Survival Guide”.

Chấp nhận

Bước đầu tiên sau khi bị sa thải đó là phải chấp nhận sự thật đó. Nắm được tình hình và nguyên nhân sa thải sẽ giúp bạn giải thích rõ hơn trong buổi phỏng vấn công việc mới.

Có phải đó là vấn đề về hiệu suất? Không hòa hợp về tính cách? Thay đổi người quản lý? Hay đó là một cuộc cắt giảm nhân sự?

“Bạn không nên tiêu cực chỉ vì một sai lầm hay thất bại. Điều đó không có nghĩa là sự nghiệp của bạn đang ở bờ vực” - theo John Roccia, chuyên gia nghề nghiệp tại Ama La Vida.

Hãy chuẩn bị cho tình huống bị hỏi tới

Mặc dù bạn không nên là người nhắc tới vấn đề đó nhưng vẫn cần chuẩn bị để trả lời nếu người phỏng vấn hỏi lý do bạn nghỉ việc tại nơi làm việc cũ.

Điều quan trọng là phải có phản ứng tự tin: duy trì tư thế thoải mái và giao tiếp bằng mắt, giữ vững giọng điệu và không tỏ ra bồn chồn, khó chịu.

“Vấn đề không phải là lời nói, mà là cách nói. Khi bạn trở nên lan man và lo lắng, bạn đang khiến nó trở nên đáng chú ý” – theo Barry Drexler, huấn luyện viên hội đàm.

Hãy nghĩ tích cực

Có thể vẫn còn buồn và thất vọng về việc bị sa thải nhưng bạn hãy giữ thái độ tích cực và lạc quan.

“Bạn không nên tạo ấn tượng ban đầu là một người tiêu cực. Hãy tiến lên phía trước” – theo Roccia.

Cố gắng không sử dụng những từ như “bị sa thải” hoặc “ bị cho thôi việc” vì chúng tạo cảm giác nặng nề. Thay vào đó hãy dùng những từ như “rời đi”, “cắt giảm nhân sự”, “vị trí công việc của tôi bị loại bỏ khỏi bộ máy”. Chúng đều là cách nói khác cho việc “họ đã sa thải tôi” nhưng nghe có vẻ nhẹ nhàng và dễ thông cảm hơn.

Ngoài ra, nói xấu và đổ lỗi cho sếp cũ chỉ làm xấu đi hình ảnh của bạn.

“Các công ty đang cố gắng để quản lý văn hóa của họ. Sẽ không phải là một dấu hiệu tốt khi bạn biểu hiện là một người thích tranh luận hay cãi vã”, theo Roccia.

Ngắn gọn nhưng trung thực

Bạn muốn một câu trả lời ngắn gọn và đúng thực tế.

“Nếu chủ đề này được đưa ra, hãy cho họ biết những gì đã xảy ra theo cách tích cực” – theo Wanda Kiser, Chủ tịch và CEO của Elite Resume Writing Services.

“Trình bày những kinh nghiệm bạn đã thu được sau đó quay lại chủ đề, nói về giá trị của bạn dựa trên năng lực, so với những yêu cầu của công việc mới và những yếu tố để bạn trở thành ứng viên tuyệt vời”.

Nếu người phỏng vấn tiếp tục muốn tìm hiểu sâu hơn về tình huống, hãy tiếp tục trả lời theo hướng tích cực.

Nếu sự sa thải liên quan đến vấn đề về hiệu suất làm việc, bạn có thể nói rằng bạn luôn là người có hiệu suất cao nhưng không được cung cấp đầy đủ phương tiện.

Sau đó dành nhiều thời gian để trình bày những gì bạn đã làm để khắc phục về trình độ cũng như sẽ cố gắng học hỏi trong tương lai.

Bạn cũng có thể trả lời rằng vị trí cũ không phù hợp và hiệu suất không được coi trọng.

“Hãy nói rằng bạn quyết định sẽ tập trung vào công việc mà bạn đam mê. Điều đó cho thấy bạn có học hỏi và trách nhiệm”.

Dành thời gian để nói về ưu điểm của bạn

Nếu bạn đã có một công việc kéo dài dưới một năm, bạn có thể thẳng thắn hơn khi bị hỏi về tình huống này.

“Hãy nói rằng khi bạn gia nhập công ty, đó là một cơ hội tuyệt vời nhưng hóa ra đó không phải là nơi phù hợp với bạn và bạn vẫn đang tiếp tục cố gắng sau công việc đó” – theo Drexler.

(Theo CNN)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ