VPG: Nghịch lý doanh thu lập đỉnh, lợi nhuận giảm sâu

HÓA KHOA
07:00 02/08/2024

Dù mới chỉ qua nửa đầu năm 2024, doanh thu thuần VPG đã đạt hơn 6.533 tỷ đồng, tăng hơn 83% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là con số doanh thu cao nhất của VPG kể từ khi niêm yết. Tuy vậy, sau khi trừ các chi phí, lợi nhuận công ty giảm sâu gần 94% xuống 3,8 tỷ đồng.

Lãi ròng VPG liên tục giảm sâu. Ảnh minh họa: VPG.

CTCP Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát (HoSE: VPG) vừa công bố BCTC quý II/2024 với nhiều điểm đáng chú ý. Theo đó, doanh thu thuần công ty trong kỳ đạt 3.289 tỷ đồng, tăng 85,32% so với cùng kỳ năm trước. Với tỷ suất biên lợi nhuận gộp ở mức chỉ 5,38%, lãi gộp công ty còn 177,3 tỷ đồng, tăng gần 77%.

Đáng chú ý, tất cả các chi phí của VPG đều tăng trong quý II/2024, với chi phí tài chính 97,2 tỷ đồng (tăng 112%) chủ yếu do lỗ chênh lệch tỷ giá (55,3 tỷ đồng, tăng gấp 212 lần so với quý II/2023); chi phí bán hàng 79,9 tỷ đồng (tăng 151,09%) do VPG tăng chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí quản lý doanh nghiệp 38 tỷ đồng (tăng 116,35%) do tăng thuế và các lệ phí (tăng gấp 2,65 lần), trích lập dự phòng phải thu khó đòi 10,8 tỷ (tăng gấp 4,4 lần).

Kết quả, lãi ròng VPG quý II/2024 chỉ vỏn vẹn hơn 2 tỷ đồng, giảm 91,4% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế nửa đầu năm 2024, doanh thu thuần VPG đạt hơn 6.533 tỷ đồng, tăng lần lượt hơn 83% so với cùng kỳ năm trước và tăng 3% so với số cả năm 2023. Đáng chú ý, đây cũng là con số doanh thu cao nhất của VPG kể từ khi niêm yết. Tuy vậy, sau khi trừ giá vốn và các chi phí, lợi nhuận công ty lại giảm sâu gần 94% xuống 3,8 tỷ đồng.

Vào ngày 8/7, HĐQT VPG đã thông qua Nghị quyết điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024 với mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất 12.998 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 150 tỷ đồng.

Tính theo phương án này, VPG đã hoàn thành lần lượt 50,3% kế hoạch doanh thu và 2,5% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm nay.

Thực tế, tình trạng doanh thu ngàn tỷ, lãi ròng “nhỏ giọt” đã trở thành vấn đề của VPG từ năm 2022 tới nay. Tính toán của Nhadautu.vn cho thấy biên lãi ròng VPG giai đoạn này chỉ dao động từ 0,058 đến hơn 1%, nghĩa là với 100 đồng doanh thu, VPG giai đoạn kể trên có những năm chưa thu về được 1 đồng lợi nhuận.

Chỉ tiêu này thua xa so với giai đoạn trước đó với năm 2021 đạt 10,9%, trong khi các năm 2018-2020 thì dao động quanh ngưỡng 2,3 đến 3,8%.

Điều này có thể lý giải do đặc thù hoạt động kinh doanh của VPG. Thành lập từ năm 2008, VPG hiện hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh, xuất nhập khẩu và cung cấp quặng sắt và than nhiệt cho các nhà máy thép và nhà máy nhiệt điện, cùng với một số dịch vụ như vận tải, kho bãi… VPG là nhà cung cấp nguyên liệu hàng đầu của nhiều nhà máy thép lớn như Hòa Phát, Gang thép Thái Nguyên, DONGBU, SAMINA… và là đối tác cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện của EVN và PVN. Đây đều là các mặt hàng chịu ảnh hưởng lớn theo các chỉ số giá trên thị trường quốc tế.

Chia sẻ với các cổ đông tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo VPG nhìn nhận quặng sắt, cung cấp nguyên liệu ngành thép là lĩnh vực tâm huyết của VPG. Tuy vậy, đại dịch COVID-19, cùng những khó khăn chung của nền kinh tế đã ảnh hưởng đến ngành sản xuất thép, từ đó hoạt động thương mại cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất thép cũng gặp nhiều khó khăn.

Trong khi đó, mặt hàng than nhiệt có tính đặc thù riêng. Để có thể cạnh tranh được trong đấu thầu khi cung cấp than cho các nhà máy, VPG phải cạnh tranh ở nhiều yếu tố về giá, chất lượng hàng hóa, năng lực, uy tín… Tương tự quặng sắt, VPG cho biết giá mua vào và bán ra cung cấp cho một số nhà máy nhiệt điện sẽ cùng được điều chỉnh tăng giảm theo các chỉ số trên thị trường quốc tế.

Đồ họa: Hóa Khoa.
Đồ hoa: Hóa Khoa.

Dòng tiền liên tục âm

Tính toán từ Chứng khoán Vietcap cho thấy dòng tiền tự do (DTTD) của VPG ghi nhận âm 926 tỷ đồng vào năm 2022 và âm 419 tỷ đồng vào năm 2023. Kết quả này trái ngược đáng kể so với DTTD ròng dương 256 tỷ đồng vào năm 2021.

Đáng chú ý, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024 của VPG tiếp tục âm tới 1.095 tỷ đồng.

Tính riêng nửa đầu năm 2024, trong bối cảnh lợi nhuận nửa đầu năm không mấy khả quan, công ty lại tăng hàng tồn kho và các khoản phải thu, từ đó dẫn đến các khoản mục này lần lượt âm 492,4 tỷ đồng và âm 591 tỷ đồng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh công ty âm hơn 1.095 tỷ đồng, cao hơn hẳn so với năm 2023 (dòng tiền kinh doanh âm 407,4 tỷ đồng), năm 2022 (âm 502,5 tỷ đồng).

Bóc tách số liệu cho thấy tại ngày 30/6/2024, hàng tồn kho công ty là gần 3.586 tỷ đồng, tăng gần 20% so với số đầu năm. Trong đó, hàng hóa 2.732 tỷ đồng (tăng 14,6%), chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 626 tỷ đồng (tăng 48%).

Báo cáo tài chính quý II/2024 không thuyết minh cụ thể, song tại BCTC các kỳ trước đây khoản mục chi phí SXKD dở dang gồm dự án phát triển nhà ở, chỉnh trang đô thị tại số 80 Hạ Lý, phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng (chi phí SXKD dở dang gần 416 tỷ đồng tại ngày 31/12/2023), gói thầu 3.23 – san nền phía ngoài đê tả Sông Cấm và san nền từ đê tả Sông Cấm đến đường trục chính Đông Tây (7,7 tỷ đồng)…

Cùng với chi phí hoạt động cao hơn từ các hoạt động kinh doanh than, quặng sắt và quặng vê viên, có thể thấy một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu tiền mặt là sự gia tăng đáng kể của hàng tồn kho, các khoản phải thu và vốn xây dựng cơ bản cho mảng bất động sản và các dự án xây dựng của VPG.

Đây là điều dễ hiểu trong bối cảnh VPG đẩy mạnh đầu tư vào các dự án bất động sản và xây dựng mới. Bên cạnh dự án tại số 80 Hạ Lý, danh mục dự án của VPG còn bao gồm khu đô thị Bắc sông Cấm (đã hoàn thành 58% giá trị hợp đồng tính đến cuối năm 2022), khu đô thị Thị trấn Bo (Kim Bôi, TP. Hòa Bình), tổng diện tích 64ha, tổng giá trị đầu tư 1,5 nghìn tỷ đồng; Cải tạo Tòa nhà số 2 Trần Hưng Đạo (Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội)…

Đối với riêng dự án tại số 80 Hạ Lý, ban lãnh đạo VPG cho biết công ty dự kiến bắt đầu bàn giao nhà cho khách hàng vào tháng 7/2024 và ghi nhận doanh thu.

Trong lĩnh vực bất động sản trung tâm thương mại, CTCP Tập đoàn Việt Phát (đơn vị liên hệ với VPG) là đối tác “ruột” với Công ty TNHH Aeon Mall Việt Nam.

Hồi đầu năm 2024, UBND TP. Hạ Long, CTCP Tập đoàn Việt Phát (Việt Phát Group) và Aeon Mall Việt Nam đã tổ chức lễ khởi động dự án trung tâm thương mại lớn nhất miền Bắc tại phường Bãi Cháy, Hạ Long, Quảng Ninh. Dự án có tổng mức đầu tư trên 5.200 tỷ đồng, dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào ngày 1/1/2026.

Tập đoàn Việt Phát còn cùng đối tác Nhật Bản đã thành công đưa trung tâm thương mại Aeon Mall Lê Chân Hải Phòng đi vào hoạt động năm 2020. Tháng 11 vừa qua, Tập đoàn Việt Phát Group cũng là nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án Trung tâm thương mại tại đường Đặng Văn Trơn, phường Hiệp Hòa, TP. Biên Hòa, quy mô 11,66ha, tổng vốn đầu tư dự kiến ở mức 6.111,5 tỷ đồng, dự kiến là dự án Aeon Mall Biên Hoà. 

Ngoài ra, trên trang chủ, doanh nghiệp này cho biết đang và đã triển khai xây dựng, phân phối và quản lý các dự án khác là gồm khu đô thị Green City Đà Nẵng; dự án Mipec City view Hà Đông, Vinhomes Ocean Park Gia Lâm; Nhà máy điện gió số 5 và Nhà máy điện gió số 6 tại tỉnh Sóc Trăng.

  • Cùng chuyên mục
Danh tính Moore AISC – đơn vị kiểm toán mới của Novaland

Danh tính Moore AISC – đơn vị kiểm toán mới của Novaland

Moore AISC – đơn vị kiểm toán mới của Novaland, được thành lập vào năm 1994, và là một trong 3 công ty kiểm toán đầu tiên tại Việt Nam.

Tài chính - 24/11/2024 08:58

Chủ tịch Tập đoàn 911 đột ngột từ trần trong khi cổ phiếu lên như ‘diều gặp gió’

Chủ tịch Tập đoàn 911 đột ngột từ trần trong khi cổ phiếu lên như ‘diều gặp gió’

Cổ phiếu NO1 ghi nhận đà tăng giá gấp đôi trong 3 tháng qua. Doanh nghiệp sẽ ký hợp đồng mua bán xe ôtô và dịch vụ cho thuê pin với VinFast vào quý II/2025.

Tài chính - 24/11/2024 08:57

Chứng khoán SSI bị phạt tiền tỷ vi phạm thuế

Chứng khoán SSI bị phạt tiền tỷ vi phạm thuế

Chứng khoán SSI bị phạt số tiền hơn 7,3 tỷ đồng do các vi phạm về thuế. Lợi nhuận công ty tăng trưởng đều đặn nhưng thị phần môi giới đi xuống 4 quý liên tiếp.

Tài chính - 23/11/2024 18:12

Xây lắp Thừa Thiên Huế làm ăn ra sao khi trở thành công ty liên kết với HDC?

Xây lắp Thừa Thiên Huế làm ăn ra sao khi trở thành công ty liên kết với HDC?

CTCP Phát triển nhà Bà Rịa – Vũng Tàu hiện là cổ đông lớn nhất tại Xây lắp Thừa Thiên Huế khi nắm 37,19% vốn điều lệ.

Tài chính - 23/11/2024 14:36

Công ty chứng khoán cấp tập tăng vốn

Công ty chứng khoán cấp tập tăng vốn

Khối chứng khoán đang hút hàng nghìn tỷ đồng thông qua các đợt chào bán cổ phiếu. Làn sóng này vẫn đang tiếp diễn, thêm nhiều công ty công bố triển khai phương án tăng vốn.

Tài chính - 22/11/2024 14:00

Tiềm lực của chủ đầu tư dự án Khu công nghiệp Thanh Bình 2

Tiềm lực của chủ đầu tư dự án Khu công nghiệp Thanh Bình 2

Chủ đầu tư dự án KCN Thanh Bình 2 là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển hạ tầng khu công nghiệp Thanh Bình. Tại thời điểm tháng 4/2024, Việt Phát I là cổ đông lớn nhất nắm 80% vốn công ty.

Tài chính - 22/11/2024 09:10

Ra mắt trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế

Ra mắt trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế

Trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế là một trong những phân hệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo đầu tiên được cho ra mắt nằm trong dự án tổng thể ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào công tác quản lý thuế

Tài chính - 22/11/2024 06:30

Toan tính mới của Haxaco cho dòng xe phổ thông giá rẻ

Toan tính mới của Haxaco cho dòng xe phổ thông giá rẻ

Haxaco đang có các kế hoạch lớn cho công ty con – PTM, doanh nghiệp chuyên phân phối dòng xe phổ thông giá rẻ MG. PTM đã được tăng vốn khủng từ 42 tỷ đồng lên 320 tỷ đồng trong vòng 1 năm và đang chuẩn bị niêm yết.

Tài chính - 21/11/2024 13:39

Bức tranh kinh doanh trái chiều tại 2 cảng lớn ở Bình Định

Bức tranh kinh doanh trái chiều tại 2 cảng lớn ở Bình Định

Trong khi Cảng Quy Nhơn đã "về đích" mục tiêu lợi nhuận năm 2024 chỉ sau 9 tháng, Cảng Thị Nại lại đang đối mặt với nhiều khó khăn khi lượng hàng hóa qua cảng giảm mạnh, phải điều chỉnh các chỉ tiêu kinh doanh.

Tài chính - 21/11/2024 06:30

Đánh thuế nước giải khát có đường: Thu ngân sách không tăng, doanh nghiệp “đã khó càng khó”

Đánh thuế nước giải khát có đường: Thu ngân sách không tăng, doanh nghiệp “đã khó càng khó”

Quá trình phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành nước giải khát đang chịu ảnh hưởng tiêu cực không chỉ từ các yếu tố về kinh tế xã hội mà còn từ các chính sách mới ban hành…

Tài chính - 21/11/2024 06:30

Chuyện gì đang diễn ra với cổ phiếu CTF?

Chuyện gì đang diễn ra với cổ phiếu CTF?

Hàng triệu cổ phiếu CTF đang được dùng làm tài sản đảm bảo, thế chấp các khoản vay tại ngân hàng. Tuy nhiên việc cổ phiếu giảm giá mạnh có thể ảnh hưởng đến giá trị tài sản đảm bảo.

Tài chính - 20/11/2024 16:24

Bóng nhà chủ VNDirect đằng sau các đợt tăng vốn của CIENCO4

Bóng nhà chủ VNDirect đằng sau các đợt tăng vốn của CIENCO4

2 lần tăng vốn gần nhất của CIENCO4 đều gắn với một doanh nghiệp liên quan trực tiếp tới nhà chủ CTCP Chứng khoán VNDirect, đó là CTCP Đầu tư và Dịch vụ Trustlink.

Tài chính - 20/11/2024 10:49

Chính sách tiền tệ khó nới lỏng thêm

Chính sách tiền tệ khó nới lỏng thêm

Sức ép tỷ giá vẫn là nhân tố quan trọng để lãi suất khó giảm thêm.

Ngân hàng - 20/11/2024 09:48

Ngân hàng hưởng lợi từ áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Ngân hàng hưởng lợi từ áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Việc thực hành ESG sẽ giúp các các tổ chức tín dụng (TCTD) cải thiện hiệu quả quản trị rủi ro, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động và lợi nhuận.

Ngân hàng - 20/11/2024 09:36

Eximbank 'bác' thông tin NHNN thanh tra cấp tín dụng

Eximbank 'bác' thông tin NHNN thanh tra cấp tín dụng

Eximbank khẳng định rằng không nhận được bất kỳ quyết định nào của NHNN về việc tiến hành thanh tra về các hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng trong thời gian gần đây.

Tài chính - 20/11/2024 06:30

Chứng khoán liên tục điều chỉnh, dấu hiệu nào cho biết đáy?

Chứng khoán liên tục điều chỉnh, dấu hiệu nào cho biết đáy?

Thị trường chứng khoán đã điều chỉnh liên tục nhiều phiên liên tiếp, VN-Index về gần mốc 1.200 điểm. Tuy nhiên, thanh khoản kém cùng khối ngoại tiếp tục bán ròng khiến thị trường kém hấp dẫn hơn.

Tài chính - 20/11/2024 06:30