VIMC làm ăn ra sao dưới thời ông Nguyễn Cảnh Tĩnh?

Nhàđầutư
Tân Tổng giám đốc Nguyễn Cảnh Tĩnh có vai trò quan trọng trong quá trình tái cơ cấu VIMC.
NHẬT HUỲNH
14, Tháng 08, 2020 | 14:45

Nhàđầutư
Tân Tổng giám đốc Nguyễn Cảnh Tĩnh có vai trò quan trọng trong quá trình tái cơ cấu VIMC.

2112-ong-tinh-ok-1523

Sau 4 năm làm ‘Quyền’, ông Nguyễn Cảnh Tĩnh chính thức là Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải.

Như Nhadautu.vn đã đưa tin, ngày 13/8, ông Nguyễn Cảnh Tĩnh đã được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC, tên cũ là Vinalines) sau 4 năm giữ chức Quyền Tổng giám đốc (từ tháng 10/2015 đến nay).  

Bên cạnh việc bổ nhiệm nhân sự cấp cao, doanh nghiệp này cũng thống nhất chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với thương hiệu VIMC từ 1/9/2020. Điều này tạo ra kỳ vọng thay đổi tư duy và cách làm trong giai đoạn mới, giúp tăng nguồn lực cho công ty mẹ tiến hành đổi mới hoạt động quản trị, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.

VIMC đang nắm giữ vốn tại 19 công ty con và 16 công ty liên kết, hiện sở hữu cổ phần của 16 doanh nghiệp cảng biển, quản lý khai thác hơn 13.000m cầu bến. Trong đó có các cảng trọng điểm của cả nước như cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn, cảng Đà Nẵng và cảng Quy Nhơn.

Trước đó, vào giai đoạn 2014-2016, VIMC từng có nhiều năm thua lỗ, thậm chí đứng trên bờ vực phá sản do thị trường hàng hải thế giới suy thoái kéo dài, cùng với việc Tổng công ty tiếp nhận doanh nghiệp vận tải biển thua lỗ từ Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam khiến tình hình càng thêm khó khăn.

Screenshot (101)

 

Sau thời gian khốn đốn vì lỗ lớn thì đến năm 2016, cũng chính là năm ông Nguyễn Cảnh Tĩnh bắt đầu nắm quyền Tổng giám đốc, VIMC đã ghi nhận sự khởi sắc trong bối cảnh vận tải biển vẫn chồng chất khó khăn.

Trong thời gian này, hàng loạt giải pháp đã được tiến hành như: Cơ cấu lại các khoản nợ vay, xử lý nợ thông qua tham gia đàm phán trên nguyên tắc giá thị trường; Kiên quyết loại bỏ các công ty hoạt động kém hiệu quả; Thanh lý tàu già, biên chế lại đội tàu, thu gọn đầu mối của Tổng công ty, cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên…

Cụ thể, sau nhiều năm tích cực đàm phán với các ngân hàng, tổng nợ phải trả của VIMC đã có những chuyển biến tích cực, giảm từ 67.550 tỷ đồng (năm 2013) xuống hơn 15.000 tỷ đồng (năm 2019). 

Lỗ lũy kế giảm từ hơn 23.000 tỷ năm 2013 xuống hơn 3.000 tỷ đồng trong năm 2019. Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh cũng ghi nhận sự khởi sắc khi lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, trong đó năm 2017 lãi hợp nhất 748 tỷ đồng tăng gấp đôi so với năm 2016, lãi năm 2019 đạt 419 tỷ đồng, tăng 52% so với năm 2018.

Lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh tăng từ 91 tỷ đồng (năm 2015) lên 1.571 tỷ đồng (năm 2016), năm 2017 ở mức 2.769 tỷ đồng.

Trong bối cảnh lĩnh vực vận tải biển còn gặp nhiều khó khăn, thêm vào đó năm 2020, ngành hàng hải lại đang chịu thiệt hại nặng nề bởi dịch Covid-19, VIMC cho biết sẽ tiếp tục “trẻ hóa” đội tàu, chuyển hướng đầu tư bằng việc thuê/mua tàu để khai thác khi thị trường thuận lợi, tiến tới tham gia các liên minh về vận tải biển quốc tế để hiện diện là một đơn vị trung chuyển hàng container trong khu vực.

Đặc biệt, VIMC đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành doanh nghiệp có thương hiệu trong khu vực với năng lực cạnh tranh cao, phát triển mảng kinh doanh vận tải biển theo hướng củng cố đội tàu container và tàu hàng khô, chiếm lĩnh thị trường nhập khẩu, thị trường nội địa và tham gia thị trường nội Á.

Theo báo cáo kinh doanh trình Đại hội cổ đông lần thứ nhất mới đây, năm 2020, VIMC dự kiến đạt doanh thu 1.526 tỷ đồng; lỗ trước thuế 1.024,8 tỷ đồng. Theo Tổng giám đốc Nguyễn Cảnh Tĩnh, kế hoạch lợi nhuận âm là do dịch bệnh nên nhiều nước không tiếp nhận tàu hàng, làm suy giảm thị trường vận tải, doanh thu của các đội tàu giảm mạnh.

Tổng công ty đặt mục tiêu đến năm 2025, sản lượng vận tải biển đạt hơn 18 triệu tấn, sản lượng hàng thông qua cảng đạt gần 139 triệu tấn, tăng trưởng 5%, doanh thu hơn 10.000 tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất 1.230 tỷ đồng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ