Vietnam Airlines vẫn chưa báo cáo Bộ GTVT vụ tiêu cực trong tuyển dụng, đào tạo phi công

Nhàđầutư
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông tại buổi họp báo thường kỳ của Chính phủ diễn ra chiều tối ngày 1/8, liên quan đến vụ tiêu cực trong công tác tuyển dụng, đào tạo phi công ở hãng bay này.
PHAN CHÍNH
02, Tháng 08, 2018 | 07:56

Nhàđầutư
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông tại buổi họp báo thường kỳ của Chính phủ diễn ra chiều tối ngày 1/8, liên quan đến vụ tiêu cực trong công tác tuyển dụng, đào tạo phi công ở hãng bay này.

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông khẳng định, hiện Bộ GTVT chưa nhận được báo cáo của Vietnam Airlines đúng theo hạn, chúng tôi đang đôn đốc báo cáo cụ thể. 

Thứ trưởng Bộ GTVT cho rằng, trong việc lựa chọn người điều khiển máy bay, cơ quan quản lý nhà nước là Cục Hàng không sẽ xem xét đầu ra các ứng viên, hồ sơ bằng cấp. Các phi công chủ yếu học nước ngoài, được đào tạo tại các nước phát triển như Hoa Kỳ, New Zealand, châu Âu.

ongdong-1508155667139-0-0-409-660-crop-1508155671255

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông. Ảnh: internet

Thứ trưởng Đông cho biết, dù đầu vào thế nào thì đầu ra trong việc huấn luyện phi công yêu cầu 2 điều kiện chính. Thứ nhất, danh sách các đơn vị đào tạo phải nằm trong danh mục  của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) tuân thủ quy định của Việt Nam. Thứ hai là cá nhân người lái máy bay phải được Cục Hàng không của nước đào tạo tổ chức đánh giá cấp bằng lái cơ bản.

Ngoài ra, Thứ trưởng Bộ GTVT cũng cho biết, để tiếp tục được phép lái loại máy nào thì phải học thêm lái loại đó, ví dụ máy bay A320, hay Boeing…

"Các phi công phải được đào tạo bay cơ bản rồi phải đào tạo bảm đảm tiêu chuẩn ICAO trong điều khiển máy bay đáp ứng tiêu chuẩn an toàn hàng không", ông Đông nói. 

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nhấn mạnh, việc tuyển chọn phi công, Bộ GTVT đã yêu cầu Cục Hàng không, Vietnam Airlines làm rõ, cần có thời gian. Việc tuyển chọn hay xem xét có tiêu cực thế nào cần xem xét  thận trọng vì đây là quá trình chặt chẽ từ đào tạo, các trường nằm trong danh mục, chấp nhận chứng chỉ được sử dụng… sau đó, các hãng tuyển dụng phải chịu trách nhiệm chất lượng phi công. Nếu có tiêu cực, phải xem xét cẩn thận để cung cấp cho cơ quan công luận sau. 

Như Nhadautu.vn đã thông tin trước đó, Bộ GTVT đã chính thức có công văn yêu cầu Vietnam Airlines giải trình những lùm xùm trong công tác đào tạo tuyển dụng phi công đang gây xôn xao dư luận.

Công văn này của Bộ GTVT cho biết, Bộ trưởng Bộ GTVT đã nhận được ý kiến chất vấn của đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội về một số nội dung liên quan đến hoạt động của Vietnam Airlines như: chất lượng đầu vào của ứng viên phi công; tồn tại trong quá trình huấn luyện, kiểm tra, phỏng vấn phi công, thời hạn khi nghỉ việc và bồi hoàn chi phí đào tạo phi công.

Về việc này, Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu Vietnam Airlines khẩn trương rà soát, có báo cáo giải trình về các nội dung mà đại biểu Quốc hội nêu (lưu ý bám sát câu hỏi và trả lời thẳng thắn vào nội dung vấn đề, làm rõ việc có hay không có tình trạng như ý kiến của đại biểu nêu, giải pháp chấn chỉnh).

Nội dung giải trình, phục vụ trả lời đại biểu Quốc hội yêu cầu gửi về Bộ GTVT trước ngày 31/7/2018.

Trước đó, ông Nguyễn Sỹ Cương - Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội có ý kiến gửi tới Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể về những dấu hiệu tiêu cực trong đào tạo phi công lái máy bay của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines).

Theo ông Nguyễn Sỹ Cương, đa số các trường dạy bay là các trường nhỏ lẻ, ít tên tuổi tại Mỹ, với chi phí học thấp nên chất lượng giảng dạy cũng thấp theo. Có một số trường học viên phi công rất kém, chỉ cần đóng tiền là có thể thi qua môn học, thậm chí đóng tiền để được ghi là đã đủ giờ bay.

Ông Cương cho biết, hiện có nhiều bất cập trong quá trình huấn luyện, kiểm tra, phỏng vấn, chuyển loại phi công. Thậm chí, hiện tượng ra giá 20.000-25.000 USD cho 1 lần phỏng vấn ngày càng trắng trợn (phỏng vấn học viên từ Mỹ về để chuyển loại máy bay A321; phỏng vấn để chuyển loại từ lái phụ A321 sang lái phụ loại máy bay khác như A350, hoặc B787, phỏng vấn để nâng cấp lái phụ trở thành Cơ trưởng....).

Theo ông Cương, nếu theo quy định của Bộ luật Lao động, thì người lao động có quyền nghỉ việc và báo trước 45 ngày. Tuy nhiên, tại Thông tư 41/2015/TT-BGTVT ngày 12/8/2015 về việc chấp dứt lao động có ghi: “Nhân viên hàng không trình độ cao có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người khai thác tàu bay, tổ chức bảo dưỡng tàu bay 120 ngày trước ngày dự kiến chấm dứt hợp đồng...”.

Bên cạnh đó, Vietnam Airlines còn yêu cầu thực hiện bồi hoàn 2 nội dung: Chi phí đào tạo và chi phí phá vỡ hợp đồng. Mức bồi hoàn tuỳ thuộc vào các trường hợp cụ thể. Như vậy, phi công phải chịu 120 ngày báo trước và chi phí phá vỡ hợp đồng là chưa hợp lý.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ