Việt Nam là thị trường xuất khẩu số một của Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2020
Việt Nam là quốc gia dẫn đầu ASEAN khi chiếm 29% kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc, đóng góp gần 1/4 kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc từ khu vực Đông Nam Á.

Việt Nam là thị trường xuất khẩu số một của Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2020. Ảnh: CNN
Chuỗi cung ứng đa dạng của Trung Quốc đã giúp nước này lấy lại đà tăng trưởng thương mại trong những tháng gần đây, bất chấp đại dịch COVID-19 và căng thẳng kinh tế với Mỹ.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, xuất khẩu của nước này trong tháng 9 đã tăng 9,9% so với cùng kỳ năm ngoái lên 239,7 tỷ USD. Đà tăng trường này của Trung Quốc đã được hỗ trợ bởi việc gia tăng hoạt động sản xuất cũng như nhu cầu bên ngoài phục hồi khi nhiều nền kinh tế kiểm soát được đại dịch.
Trong khi đó, nhập khẩu trong tháng 9 tăng 13,2% lên 202,7 tỷ USD. Đây là mức tăng mạnh nhất của kim ngạch nhập khẩu Trung Quốc kể từ đầu năm đến nay.
Trong 9 tháng đầu năm, xuất khẩu của Trung Quốc giảm 0,8% xuống 1,8 nghìn tỷ USD, trong khi nhập khẩu giảm 3,1% xuống 1,4 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, chỉ số quản lý thu mua (PMI) của Trung Quốc lại duy trì đà tăng 7 tháng liên tiếp, đạt 51,5 điểm trong tháng 9, qua đó cho thấy một sự tăng trưởng rõ rệt về đơn đặt hàng và hoạt động sản xuất.
Đặc biệt, đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm là các quốc gia trong khối ASEAN. Tổng giá trị giao dịch với nhóm các nước này đạt khoảng 481 tỷ USD. Xuất khẩu tăng 4,9% lên 267 tỷ USD, trong khi nhập khẩu tăng 5,1% lên 214 tỷ USD.
Hiện tại, Việt Nam chính là quốc gia dẫn đầu ASEAN chiếm 29% kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc, đóng góp gần 1/4 kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc từ khu vực Đông Nam Á.
Trong khi đó, xuất khẩu sang Mỹ, chỉ chiếm 20% tổng kim ngạch, tăng 21% lên 44 tỷ USD, đà tăng trong tháng thứ tư liên tiếp.
Theo danh mục sản phẩm, xuất khẩu của Trung Quốc chủ yếu là hàng dệt may, tăng 33%, tiếp theo là thiết bị y tế và thiết bị điện, bao gồm cả máy tính cá nhân. Phần lớn nhập khẩu của Trung Quốc là máy móc và thực phẩm, bao gồm thịt và ngũ cốc.
Chất bán dẫn cũng góp phần vào sự gia tăng bất chấp lệnh cấm của Washington vào ngày 15/9 đối với gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei Technologies. Lệnh cấm này hạn chế các lô hàng linh kiện công nghệ và phần mềm có nguồn gốc từ Mỹ. Dường như, các công ty Trung Quốc đã tăng cường mua những mặt hàng này trước khi lệnh cấm có hiệu lực.
UBS Global Research ghi nhận mức tăng trưởng gần đây của Trung Quốc ở mức thấp hơn trong năm 2019, do cuộc chiến thương mại với Mỹ cũng như sự chuyển hướng của các công ty Trung Quốc sang Đài Loan và Việt Nam.
Báo cáo lưu ý, xuất khẩu của Trung Quốc sang Đài Loan vẫn phục hồi kể từ năm 2017 bất chấp căng thẳng chính trị và đại dịch, do các chuyến hàng linh kiện công nghệ và nguồn cung linh kiện ngày càng tăng.
Sự tăng trưởng cũng phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau của cả hai nền kinh tế mặc dù căng thẳng chính trị ngày càng gia tăng. Trong khi một số nhà sản xuất công nghệ Đài Loan đã chuyển hoạt động sản xuất ở đại lục trở lại Đài Loan để tránh thuế quan trừng phạt của Mỹ đối với các sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc, song họ vẫn có thể dựa vào nguồn cung cấp linh kiện từ đại lục.
Xuất khẩu của đại lục sang Đài Loan tăng 8,1% lên 37 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2020, trong khi nhập khẩu tăng 10,6% lên 121 tỷ USD. Trong cùng thời gian, xuất khẩu của Đài Loan sang Mỹ tăng 7%, dẫn đầu là các sản phẩm điện tử.
Theo báo cáo của UBS Global Research, việc Bắc Kinh tăng cường xuất khẩu hàng điện tử sang Việt Nam cũng đã phản ánh một phần sự thay đổi trong chuỗi cung ứng, khi Trung Quốc cung cấp nhiều linh kiện hơn cho các nhà sản xuất đã chuyển đến Việt Nam hoặc mở rộng sang đó.
Các công ty Trung Quốc đã mở rộng sang Việt Nam bao gồm Guoguang Electric, từng công bố các kế hoạch trị giá 10 triệu USD trong năm 2018 nhằm giảm thiểu "biến động trong đầu tư kinh doanh do hậu quả của chiến tranh thương mại".
Yu Kaho, nhà phân tích của Verisk Maplecroft tại Singapore, cho biết tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ chậm lại trong những tháng tới khi các hộ gia đình ở nước ngoài hoàn tất việc mua sắm các vật dụng làm việc tại nhà.
Ông Yu nói thêm rằng tiêu thụ nội địa vẫn yếu do sự hỗ trợ của chính phủ kém, vốn chủ yếu tập trung vào các dự án cơ sở hạ tầng. Tăng trưởng xuất khẩu vẫn không chắc chắn, trong khi nhập khẩu sẽ phụ thuộc vào tính bền vững của sự phục hồi của Trung Quốc và quan hệ thương mại với Mỹ.
"Triển vọng bên ngoài vẫn còn nhiều thách thức vì nhiều đối tác thương mại quan trọng đang đối mặt với nguy cơ một làn sóng COVID-19 khác trong mùa đông, điều này sẽ làm giảm tốc độ phục hồi kinh tế và nhu cầu của họ đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc", Oxford Economics của Anh viết trong một báo cáo vào thứ Ba.
(Theo Nikkei Asian Reviews)
- Cùng chuyên mục
Nguyên Chủ tịch Tập đoàn Cao su Trần Ngọc Thuận bị khai trừ Đảng
Ban Bí thư đã quyết định khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trần Ngọc Thuận, nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
Sự kiện - 06/06/2025 20:23
Việt - Mỹ ký thêm thỏa thuận nông sản 600 triệu USD
Tiếp tục chuyến công tác ở Mỹ, phái đoàn do Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy dẫn đầu đã ký các thỏa thuận hợp tác thương mại nông sản trị giá 600 triệu USD.
Sự kiện - 06/06/2025 06:45
'Cấm mua, bán dữ liệu cá nhân'
Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân tiếp thu, bổ sung nhiều hành vi nghiêm cấm dữ liệu cá nhân trong đó có cấm mua, bán.
Sự kiện - 05/06/2025 14:21
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 82/CĐ-TTg ngày 4/6/2025 về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Sự kiện - 05/06/2025 08:43
Báo VietNamNet trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo
Chính phủ ban hành Nghị định quy định Báo VietNamNet về trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo.
Sự kiện - 04/06/2025 18:48
Thủ tướng: Vướng về thể chế thì 'khó đến mấy cũng phải tháo gỡ'
Với các khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, Thủ tướng yêu cầu dứt khoát phải tháo gỡ, "khó mấy cũng phải tháo gỡ", để biến thể chế thành lợi thế cạnh tranh. Đồng thời, dành thêm hơn 20.000 tỷ đồng, bảo đảm đủ ít nhất 3% ngân sách cho khoa học công nghệ.
Sự kiện - 04/06/2025 14:34
Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045?
Bám sát mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn 2026-2030, các chuyên gia vừa đưa ra nhận định về các kịch băn tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045.
Sự kiện - 04/06/2025 10:43
[Gặp gỡ thứ Tư]'Bỏ thuế khoán với hộ kinh doanh - tăng tính công bằng quản lý thuế'
"Việc xóa bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh mang nhiều ý nghĩa quan trọng như tăng tính minh bạch và công bằng trong quản lý thuế", Phó cục trưởng Cục Thuế Mai Sơn nhận định.
Sự kiện - 04/06/2025 08:56
Phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đã bổ sung một số tiêu chí cụ thể làm định hướng cho việc thành lập đơn vị này, đồng thời giúp phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Sự kiện - 03/06/2025 17:54
Thủ tướng: Lập quỹ Nhà ở quốc gia ngay trong tháng 6
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Xây dựng chủ trì với các bộ, ngành liên quan khẩn trương rà soát, cắt giảm thủ tục rườm rà liên quan tới nhà ở xã hội; chủ trì nghiên cứu, xây dựng, trình Chính phủ thành lập Quỹ nhà ở quốc gia, hoàn thành trong tháng 6.
Sự kiện - 03/06/2025 07:04
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh xử lý tài sản sau sắp xếp
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh công tác triển khai thực hiện phương án xử lý tài sản sau sắp xếp, tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp.
Sự kiện - 02/06/2025 12:00
Tiêu chí nào để lựa chọn tư nhân làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam?
Một số chuyên gia cho rằng, bất kỳ doanh nghiệp tư nhân nào đáp ứng được các tiêu chí: Công nghệ, kỹ thuật; năng lực tài chính và phương án huy động tài chính khả thi; năng lực quản trị và vận hành; khả năng kiểm soát rủi ro, đều có thể làm dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Sự kiện - 01/06/2025 08:38
Nhiều ý kiến góp ý hoàn thiện Quỹ Nhà ở quốc gia
Một số chuyên gia, doanh nghiệp kiến nghị có thể sử dụng những dự án nhà ở tái định cư hoặc loại hình khác nhưng chưa triển khai, chưa sử dụng hiệu quả, để làm NOXH.
Sự kiện - 31/05/2025 10:05
[Cafe Cuối tuần] Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Phép thử lớn cho doanh nghiệp tư nhân Việt
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đang được xem là một trong những công trình hạ tầng giao thông chiến lược, mang tính bước ngoặt trong lịch sử phát triển quốc gia. Với tổng vốn đầu tư hàng chục tỷ USD và yêu cầu kỹ thuật, công nghệ khắt khe, đây không chỉ là một dự án giao thông đơn thuần, mà còn là phép thử về năng lực quản trị, phối hợp đa ngành, đa cấp, khả năng huy động nguồn lực và đặc biệt là niềm tin vào sức bật của kinh tế tư nhân Việt Nam.
Sự kiện - 31/05/2025 08:30
Bộ VHTTDL công bố, trao quyết định bổ nhiệm cán bộ
Chiều 30/5 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong đã chủ trì buổi Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm cán bộ.
Sự kiện - 31/05/2025 08:01
Thủ tướng: Doanh nghiệp Nhà nước phải khắc phục tình trạng đầu tư kém hiệu quả
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tập trung nguồn lực vào lĩnh vực kinh doanh chính, đầu tư các dự án lớn, trọng tâm, trọng điểm, kiên quyết khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả.
Sự kiện - 30/05/2025 17:05
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 2 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 2 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago