Vì sao Quảng Nam giải ngân đầu tư công thấp so với mặt bằng chung cả nước?

Nhàđầutư
Tính đến hết ngày 30/11, vốn đầu tư công năm 2023 của tỉnh Quảng Nam chỉ mới giải ngân 5.476 tỷ đồng (đạt 54,6%), thấp hơn so với mặt bằng chung cả nước (59,5%).
THÀNH VÂN
08, Tháng 12, 2023 | 16:49

Nhàđầutư
Tính đến hết ngày 30/11, vốn đầu tư công năm 2023 của tỉnh Quảng Nam chỉ mới giải ngân 5.476 tỷ đồng (đạt 54,6%), thấp hơn so với mặt bằng chung cả nước (59,5%).

Giải ngân đầu tư công chỉ đạt 54,6%

Theo số liệu Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Nam, tính đến hết ngày 30/11/2023, vốn đầu công năm 2023 (không bao gồm các dự án do trung ương quản lý) giải ngân hơn 5.476,4 tỷ đồng, đạt 54,6% so tổng vốn đầu tư công năm 2023 sau điều chỉnh.

Trong đó, kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 giải ngân hơn 4.582,4 tỷ  đồng, đạt 53,6%; kế hoạch vốn năm 2022 kéo dài giải ngân gần 894 tỷ đồng, đạt 60,6%.

Ông Nguyễn Quang Thử, Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Nam cho biết, một số nguyên nhân chính dẫn đến giải ngân chậm như quy mô vốn đầu tư công năm 2023, tăng khoảng 28,7% so với năm 2022 (10.026/7.788 tỷ đồng). Trong đó, vốn Chương trình mục tiêu quốc gia rất lớn, hơn 1.964 triệu đồng.

Ông Thử cho rằng, nguyên nhân là do một số dự án không lường hết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai lập dự án, thiết kế nên phải điều chỉnh, bổ sung dự án, thiết kế cho phù hợp với thực tế.

Empty

Đường ven biển Quảng Nam. Ảnh: T.V.

Đồng thời, công tác thẩm định dự án, thẩm định thiết kế kỹ thuật còn chậm, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường phức tạp, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Nguồn vốn bổ sung trong năm lớn (hơn 772 tỷ đồng). 

Công tác tổ chức triển khai thực hiện dự án tại nhiều đơn vị, địa phương còn chậm, vai trò trách nhiệm người đứng đầu chưa được đề cao.

Đặc biệt, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng triển khai còn quá chậm, chưa đảm bảo tính công khai nên người dân chưa đồng thuận, dẫn đến nhiều dự án không thể triển khai thi công.

Ông Thử cho biết thêm, giá nguyên vật liệu một số địa phương lập đơn giá chưa sát với thực tế dẫn đến khó khăn cho các đơn vị thi công và thi công cầm chừng ảnh hưởng giải ngân chung.

Một số chủ đầu tư chưa thực hiện đúng quy định đảm bảo tính cạnh tranh, minh bạch trong đấu thầu, dẫn đến các đơn vị dự thầu kiến nghị trong quá trình đấu thầu. Ngoài ra, một số dự án phải thực hiện hủy thầu để tổ chức đấu thầu lại làm làm chậm quá trình giải ngân chung của dự án. 

Giải pháp đẩy nhanh giải ngân

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Nam cho biết, căn cứ tình hình giải ngân vốn năm 2023, sẽ hạn chế tối đa hoặc không bố trí kế hoạch vốn năm 2024 đối với các dự án có nguồn vốn phân bổ lớn nhưng chậm giải ngân nhằm tập trung giải ngân kế hoạch vốn năm 2023 trong trường hợp được phép kéo dài. 

Đối với UBND cấp huyện không đề xuất điều chuyển kế hoạch vốn trong năm của các dự án mà đề xuất kéo dài nguồn vốn này. Sau khi HĐND tỉnh thống nhất chủ trương nhưng UBND cấp huyện không giải ngân hết kế hoạch vốn kéo dài mà nộp trả ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh thì UBND cấp huyện có trách nhiệm phân bổ từ nguồn vốn ngân sách cấp huyện cho các dự án đối với nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh đã bố trí mà không giải ngân hết.

Ngoài ra, Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Nam đề nghị thực hiện tạm ứng, thu hồi tạm ứng, nghiệm thu, giải ngân vốn ngay khi có khối lượng. Kịp thời xử lý các nhà thầu vi phạm về tiến độ thực hiện hợp đồng nếu do các nguyên nhân chủ quan, hoặc hoạt động cầm chừng nhằm kéo dài thời gian thi công để chờ đơn giá các nguyên vật liệu điều chỉnh giảm.  

Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam Phan Việt Cường cho rằng, số liệu năm 2021 tỉnh giải ngân đạt được 86,9%; 2022 tỷ lệ giải ngân đạt 79,7% và năm 2023 dự kiến đạt 71,2%. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ngày càng giảm quá thấp.

Do đó, ông Cường đề nghị UBND tỉnh cần chỉ đạo quyết liệt, áp dụng mạnh các biện pháp, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trong giải ngân vốn đầu tư công. Tập trung củng cố bộ máy và năng lực cán bộ của ban quản lý dự án ở các địa phương,

Cùng với đó, UBND tỉnh rút kinh nghiệm, quyết liệt, kịp thời đề xuất, điều chuyển vốn theo thẩm quyền của các dự án chậm giải ngân, không có khối lượng cho các dự án khác có nhu cầu, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn. Công tác điều chuyển vốn phải đảm bảo hoàn thành trước ngày 15/11, đảm bảo theo đúng quy định pháp luật.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ