Vì sao cổ phiếu nhựa Pha Lê bứt phá thần tốc?

Nhàđầutư
Công ty Cổ phần Sản xuất và Công nghệ Nhựa Pha Lê vừa niêm yết cổ phiếu tại sàn HOSE vào ngày 21/08/2017 với mã chứng khoán PLP. Chỉ sau một tuần giao dịch cổ phiếu này đã chứng kiến mức giá tăng trần liên tục, từ giá chào sàn 12.000 đồng/CP lên mức 18.800 đồng/CP.
BẢO TRUNG
28, Tháng 08, 2017 | 10:39

Nhàđầutư
Công ty Cổ phần Sản xuất và Công nghệ Nhựa Pha Lê vừa niêm yết cổ phiếu tại sàn HOSE vào ngày 21/08/2017 với mã chứng khoán PLP. Chỉ sau một tuần giao dịch cổ phiếu này đã chứng kiến mức giá tăng trần liên tục, từ giá chào sàn 12.000 đồng/CP lên mức 18.800 đồng/CP.

Nhua pha le

 Hiện Nhựa Pha Lê đang sở hữu nhiều mỏ đá granite, cẩm thạch trắng và đá vôi 

Tiền thân công ty là CTCP Khoáng sản Pha Lê, khởi đầu từ một nhà máy khai khoáng nhỏ tập trung khai thác và kinh doanh các loại đá, hiện nay công ty đã phát triển thành một doanh nghiệp có tiếng với trụ sở tại Hà Nội và hai chi nhánh tại Hải Phòng (đặt nhà máy sản xuất) và Nghệ An (địa điểm mỏ).

Hiện tại, Nhựa Pha Lê đang sở hữu 2 mỏ đá Granite tại Ninh Thuận, 3 mỏ đá cẩm thạch trắng tại Nghệ An và đặc biệt là mỏ đá vôi tại núi Thung Hung, Qùy Hợp có tổng diện tích trên 10 ha, nguồn trữ lượng dồi dào và độ trắng sáng trên 98,7%. Đây là tài sản chiến lược giúp tạo lập vị thế của công ty trên thị trường trong nước và thế giới.

PLP bắt đầu tập trung đầu tư sản xuất hạt nhựa phụ gia Filler Masterbatch (là hạt nhựa phụ gia được trộn thêm CaCO3 là thành phần chính và các phụ gia khác) từ cuối năm 2016. Từ đó doanh thu và lợi nhuận của PLP tăng trưởng đột phá, doanh thu 6 tháng đầu năm 2017 đạt 145 tỷ đồng, gần gấp 5 lần cùng kỳ năm 2016;  lợi nhuận sau thuế đạt 24,7 tỷ đồng trong khi cả năm 2016 con số này chỉ là 7,6 tỷ đồng. Riêng sản phẩm hạt nhựa đã đóng góp tới 83% doanh thu và 99% lợi nhuận gộp của công ty.

Lợi thế lớn của PLP là nhà máy tại Hải Phòng và các cơ sở sản xuất có hệ thống logistics thuận tiện và cơ sở hạ tầng tốt, nằm gần cảng Hải Phòng (cách 2km) và sát đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, do vậy nguyên liệu và thành phẩm có thể được vận chuyển với chi phí và thời gian thấp. Ngoài ra các mỏ của PLP cũng ở các vị trí thuận tiện để vận chuyển bằng đường biển.

Câu chuyện hạt nhựa phụ gia

Nhận thấy việc nhiều nhà sản xuất thế giới tìm tới Việt Nam để mua đá vôi trắng với giá rất rẻ, sau đó tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng rất cao như các loại túi tự hủy công nghệ cao và các sản phẩm nhựa khác, ông Mai Thanh Phương, Chủ tịch HĐQT của PLP cùng các cộng sự đã trăn trở tìm cách đưa những giá trị gia tăng này về Việt Nam.

Xuất thân là dân học mỏ địa chất, với khát khao tận dụng triệt để giá trị tài nguyên từ các mỏ của Việt Nam, ông Phương nhận thấy việc trộn bột đá vôi trắng ( có thể chiếm tới 75 – 85%) để tạo ra hạt nhựa phụ gia có giá thành rất thấp so với hạt nhựa nguyên sinh thông thường, do vậy giúp giảm đáng kể chi phí giá thành sản phẩm. Trong khi đó, mỏ đá vôi có độ trắng trên 98% trên thế giới rất hiếm, chỉ một số nước có như Italia hay Ai Cập, và ở Việt Nam cũng chỉ tập trung chủ yếu tại Yên Bái (hiện có HII sản xuất) và tại Nghệ An (các huyện Quỳ Hợp, Tân Kỳ..). Từ đó, sản phẩm Filler Masterbatch của PLP đã ra mắt và hiện được xuất khẩu tới gần 30 quốc gia trên thế giới, trong đó có châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, Trung Đông, Ấn Độ, Bangladesh, Nga....

Thị trường hạt nhựa phụ gia

 Với tổng nhu cầu tiêu thụ trên thế giới ở mức hơn 300 triệu tấn hạt nhựa mỗi năm, mức tiêu thụ hạt nhựa phụ gia tương ứng ở mức 40 triệu tấn. Theo báo cáo về thị trường hạt nhựa phụ gia của Plastic Europe, doanh thu hạt nhựa phụ gia của thế giới năm 2017 ước đạt 10,5 tỷ USD và dự kiến tăng lên 13,41 tỷ USD vào năm 2022, đạt tốc độ tăng trưởng trung bình là 5,1%/năm.

Tại Việt Nam, mỗi năm nước ta phải nhập khẩu khoảng 3,5 triệu tấn nguyên vật liệu cho ngành nhựa, chưa kể các chất phụ gia cho ngành nhựa, trong khi các doanh nghiệp trong nước chỉ đáp ứng được 900 nghìn tấn/năm. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm về sản lượng sản xuất từ năm 2006 đến nay là khoảng 19%, cho thấy tiềm năng tăng trưởng của ngành và nhu cầu hạt nhựa còn rất lớn. Nhà nước thông qua Quyết định số 2992/QĐ-BCT đã dành nhiều ưu đãi về tài chính cho các doanh nghiệp nhựa từ nay cho tới năm 2025, do vậy PLP đang được hưởng rất nhiều ưu đãi từ chính sách của Nhà nước như: miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm đầu tiên, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo (tính từ 2016), miễn thuế xuất nhập khẩu...

Kế hoạch phát triển tương lai

Cuối Q4/2016, PLP đã đưa vào hoạt động 3 dây chuyền sản suất hạt nhựa Filler Masterbatch với công suất 4.000 tấn sản phẩm mỗi tháng, đã giúp doanh thu năm 2016 tăng gấp 4 lần so với năm 2015. Dự kiến, cuối năm 2017 PLP tiếp tục nâng công suất lên hơn 9.000 tấn/tháng (2 dây chuyền mới sẽ bắt đầu chạy thử nghiệm vào tháng 10/2017 và đi vào sản xuất đại trà từ đầu tháng 12/2017).

Theo kế hoạch, giữa năm 2018 công ty sẽ tiếp tục đầu tư lớn để mở rộng nhà máy tại Hải Phòng, nâng tổng số dây chuyền sản xuất tại đây lên 10 dây chuyền, tương đương công suất  15.000 tấn mỗi tháng. Ngoài ra công ty sẽ đưa điểm sản xuất, nghiền đá về Nghệ An để tối ưu hóa hoạt động logistics và quy trình sản xuất.

Trong năm 2017, việc đầu tư nhà máy và dây chuyền sản xuất sẽ nâng công suất thiết kế của hạt nhựa phụ gia của Pha Lê lên gấp đôi. Hiện công ty đã liên hệ được các đối tác nước ngoài để giải quyết đầu ra cho sản phẩm. Trong 6 tháng đầu năm 2017 hoạt động bán hàng của PLP rất tích cực. Một số hợp đồng lớn đang thực hiện là hợp đồng với Filler Master Batch với Global New Material Ltd., Hindusthan National Glass & Industries ltd., Rakha Al-Khaleej International FZCO; hợp đồng đá vôi với Orientlink Ltd., Bashundhara Multipaper Industries Ltd...

Tại thời điểm hiện tại công suất thực hiện của công ty ở mức khoảng 70%, do ban lãnh đạo chủ trương phát triển chắc chắn về sản phẩm, quản lý và kiểm soát chất lượng tốt để đảm bảo có được thị trường xuất khẩu bền vững.

Theo Công ty chứng khoán VPBS, dự phóng sản lượng tiêu thụ hạt nhựa Filler Masterbatch của Pha Lê năm 2017 đạt mức 40.068 tấn. Với giá bán 330 USD /tấn (tương đương khoảng 7,2 triệu đồng /tấn), doanh thu từ mảng này của công ty sẽ đạt 288 tỷ đồng. Cộng thêm doanh thu từ hoạt động bán bột đá CaCO3 và đá khác, dự phóng tổng doanh thu toàn công ty đạt 341 tỷ đồng trong năm 2017, tăng 165% theo năm và lợi nhuận sau thuế ở mức 56,4 tỷ đồng, tăng 6,5 lần so với năm ngoái. Theo kịch bản này, EPS năm 2017 của Pha Lê dự kiến đạt 3.763 đồng/cổ phiếu.

Cổ phiếu PLP của công ty hiện đang giao dịch ở mức P/E dự phóng 5,0 lần, thấp hơn nhiều so với P/E trung bình của ngành nhựa trong nước (10,5 lần) và VNIndex (15,2 lần).

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26777.00 26885.00 28090.00
GBP 31177.00 31365.00 32350.00
HKD 3185.00 3198.00 3304.00
CHF 27495.00 27605.00 28476.00
JPY 161.96 162.61 170.17
AUD 16468.00 16534.00 17043.00
SGD 18463.00 18537.00 19095.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18207.00 18280.00 18826.00
NZD 0000000 15007.00 15516.00
KRW 0000000 17.91 19.60
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ