Vì sao các quỹ vốn tư nhân vượt qua thị trường vốn công?

Nhàđầutư
Các công ty start-up công nghệ, các hãng sản xuất đang có xu hướng làm chậm lại quá trình đưa công ty ra thị trường. Họ cố gắng giữ mình là những công ty sử dụng quỹ đầu tư tư nhân thay vì kiếm vốn bằng IPO.
TIỆP NGUYỄN
07, Tháng 07, 2019 | 06:42

Nhàđầutư
Các công ty start-up công nghệ, các hãng sản xuất đang có xu hướng làm chậm lại quá trình đưa công ty ra thị trường. Họ cố gắng giữ mình là những công ty sử dụng quỹ đầu tư tư nhân thay vì kiếm vốn bằng IPO.

Bài viết dưới đây của tác giả Buttonwood giải thích một phần nguyên nhân diễn ra hiện tượng này.

Sự kiện lớn nhất tại Wall Street vào năm 1956 là vụ chào bán chứng khoán lần đầu tiên ra công chúng (IPO) của một công ty đã giữ nguyên vị là công ty tư nhân trong hơn nửa thế kỷ. Các nhà đầu tư đã xếp hàng để tìm cách mua được cổ phần của Công ty Motor Ford. Giá cổ phiếu tăng 5 USD trong ngày đầu tiên chào bán.

Nhưng vào thời điểm công ty niêm yết trên sàn chứng khoán, Ford không thật sự cần vốn. Henry Ford, nhà sáng lập công ty từ lâu đã chống lại ý tưởng phát hành cổ phiếu bán công khai ra thị trường. Gần một thập kỷ sau khi ông mất vào năm 1947, cuối cùng gia đình ông mới quyết định bán một phần cổ phần của Ford ra công chúng.

Làn sóng IPO của các công ty đình đám năm nay (2019) cũng có vài đặc điểm tương tự. Uber, Lyft, Slack và một số công ty khác không lâu đời như Ford khi niêm yết. Nhưng cũng không phải họ là những công ty trẻ tiên phong. Các công ty mới đang giữ để mình là công ty tư nhân (cổ phần riêng) lâu hơn. Những hãng sản xuất công tại Mỹ đã tụt giảm hơn 1/3 kể từ những năm 1990.

01-HenryFord

Trong nửa thế kỷ, Henry Ford đã luôn giữ công ty của mình là một công ty tư nhân.

Một trong những lý do là ngày nay các công ty công nghệ cần ít nguồn vốn công hơn. Phần nhiều giá trị của các start-up gắn chặt với ý tưởng hơn là các tài sản cố định như các nhà máy.

Các ông lớn về công nghệ cũng thích những cơ hội về nguồn tài chính mà việc niêm yết công khai mang lại. Nhưng, giống như Henry Ford, họ không thích bị mất quyền kiểm soát cũng như việc bị thẩm tra kỹ lưỡng (đây là vấn đề bít mật kinh doanh đối với những công ty đang nắm ý tưởng).

Vì thế, yếu tố quyết định thay đổi ở đây không còn là yêu cầu về vốn mà là nguồn cung cấp nó. Trước đây, số tiền các công ty chỉ có thể lấy được từ các nguồn vốn công (vốn đại chúng) thì nay chúng đã sẵn sàng được rót ra từ những nguồn tư nhân riêng.

Để hiểu thấu sự trỗi dậy của nguồn vốn tư, cần quay lại thời điểm của Ford khi thị trường tài chính đơn giản hơn nhiều. Nguồn vốn tư là một khoản vay ngân hàng, một hợp đồng giữa người cho vay và người vay, hay tiền cấp vốn kêu gọi từ trong các thành viên gia đình, bạn bè cùng những người hùn vốn kinh doanh.

Nếu số vốn cần có lớn hơn, một công ty có thể phát hành chứng khoán ra những thị trường công - cổ phần cổ đông hay trái phiếu có độ tin cậy cao.

Cũng trong khoảng thời gian Công ty Motor Ford lên sàn, các quỹ đầu tư mạo hiểm bắt đầu xuất hiện để cung cấp vốn cho các công ty khởi nghiệp. Sau đó, vào thập niên 1980, Drexel Burnham Lambert, một ngân hàng đầu tư mới phát có ý tưởng phát hành các trái phiếu giá trị thấp để mua lại các công ty công. Hình thức này còn gọi là LBO.

Nó là hình thức mua lại và sáp nhập doanh nghiệp bằng nguồn tài chính đi vay (mua lại cổ phần dựa trên vay nợ đầu cơ). Nhà đầu tư, thường là các quỹ đầu tư cổ phiếu chưa niêm yết, sau khi đạt được một thỏa thuận mua lại doanh nghiệp sẽ dùng tài sản của mình để trả trước cho doanh nghiệp một phần số tiền thỏa thuận.

Ngày nay, những quỹ cổ phần riêng lớn như KKR và Blackstone đã học hỏi kinh nghiệm từ sự bùng nổ việc mua lại (theo hình thức LBO) những năm 1980. Đối thủ cạnh tranh của họ như Apollo và Ares được sáng lập bởi những người học hỏi từ Drexel.

02-private-equity-firm-structure

Một quỹ cổ phần riêng là công ty quản lý đầu tư cung cấp hỗ trợ tài chính và đầu tư vào vốn cổ đông cho một công ty start-up hay các công ty đang hoạt động thông qua rất nhiều các chiến lược khác nhau bao gồm cả mua lại cổ phần theo kiểu vay nợ đầu cơ, đầu tư vốn mạo hiểm, vốn phát triển...

Những thay đổi với quy định về thị trường vốn trong những thập niên 1990 và 2000 đã tạo điều kiện cho sự tăng trưởng của thị trường vốn tư nhân. Việc cung cấp vốn tư nhân dễ hơn. Trong khi việc niêm yết trên thị trường đại chúng trở nên khó hơn nhiều.

Có những lý do sâu hơn cho việc thúc đẩy thị trường vốn tư nhân sau khủng hoảng tài chính. Như sụt giảm về lãi suất dài hạn có nguyên nhân một phần bởi các khoản tiền gửi dư thừa, lại bị giảm sâu hơn bởi chính sách tiền tệ dễ dãi của các ngân hàng trung ương. Lợi tức từ cổ phiếu và trái phiếu tập đoàn cũng suy giảm.

Vì vậy, các quỹ đầu tư mạo hiểm tìm kiếm tới những thị trường tư nhân để kiếm được lãi cao hơn. Tuy về bản chất, những thị trường như vậy khó thanh khoản và có phần bị kiểm soát nhiều hơn. Nhưng những nhà đầu tư dũng cảm nghĩ rằng họ sẽ có phần thưởng khi để cho những nguồn tiền neo lại lâu hơn và làm đúng việc họ cần làm.

Việc thiếu nguồn cung cấp tín dụng có nguyên nhân từ những ngân hàng bị ràng buộc về vốn. Một trong những biểu hiện là sự phổ biến của những khoản vay đầu cơ - chứng khoán giống trái phiếu bán cho các nghiệp đoàn của những nhà đầu tư tư nhân. Dễ hơn tài chính ngân hàng và linh hoạt hơn các loại trái phiếu bấp bênh, vốn tư nhân là những nguồn vốn hấp dẫn hơn cho LBO.

Một hình thức khác của tín dụng cá nhân rất giống tín dụng ngân hàng. Một nghiệp đoàn có thể bao gồm một nhóm ít những người cho vay. Khoản vay được họ đáp ứng. Có thể để xây công sở hay tạo nên không gian cho công ty trở lại nhịp độ công việc.

Sự phát triển nguồn cung của những hình thức tư nhân cho vốn cổ phần rất đáng chú ý. Các công ty công nghệ trẻ có quá nhiều lựa chọn. Quỹ tài sản có chủ quyền, những văn phòng gia đình và cả các quỹ lương hưu cố định hiện đang cạnh tranh vì lợi nhuận từ những công ty khá mới chưa niêm yết.

03-UBER-IPO

Uber IPO.

Theo Preqin, một nhà cung cấp dữ liệu thì các quỹ cổ phần riêng (tư nhân) đang có 2,4 nghìn tỷ USD chờ để hoạt động. Sự khan hiếm của những mục tiêu sáp nhập và mua lại theo hình thức LBO khả thi khiến nguồn quỹ ngày càng khó đến được với những công ty tốt. Thời gian tồn đọng của những nguồn quỹ đôi khi kéo dài hơn 10 năm.

Ngay cả Henry Ford cũng sẽ tán thưởng một nguồn vốn như vậy. Chúng đang tạo ra nhận thức là những công ty giàu ý tưởng sẽ thích hợp hơn với nguồn vốn tư hơn là các thị trường công. Những công ty này luôn có những bí mật mới được tiết lộ, những hào quang không dứt. Nhưng, nhận thức này cũng giảm đi vai trò về nguồn cung của những thị trường vốn.

Thức tế "thị trường công không đối lập với công nghệ", nhà đầu tư mạo hiểm Ajay Royan of Mithril phát biểu. Steve Jobs đã làm tốt trong thị trường này. Bill Gates cũng vậy. Những gì Silicon Valley đang chứng kiến hiện nay như một chuẩn mực lâu dài có thể chỉ do sự tăng vượt mức của lãi suất thấp bất thường.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ