Phó Thủ tướng: Hoàn thiện cơ chế, chính sách theo hướng 'đừng kỳ thị kinh tế tư nhân'

Nhàđầutư
"Chính phủ tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, sửa đổi Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp theo hướng tạo môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, bình đẳng theo cơ chế thị trường, "đừng kỳ thị kinh tế tư nhân" như lời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã chỉ đạo", Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh
THẮNG QUANG
06, Tháng 06, 2019 | 11:05

Nhàđầutư
"Chính phủ tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, sửa đổi Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp theo hướng tạo môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, bình đẳng theo cơ chế thị trường, "đừng kỳ thị kinh tế tư nhân" như lời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã chỉ đạo", Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh

Sáng 6/6, sau khi kết thúc nội dung chất vấn các Bộ trưởng, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh được Thủ tướng phân công báo cáo cập nhật tình hình kinh tế - xã 5 tháng và giải trình một số vấn đề mà nhiều vị đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước quan tâm, chất vấn.

Theo đó, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 5 tháng tăng 2,74%, thấp nhất trong 3 năm qua.. Tổng vốn FDI đăng ký mới và bổ sung đạt trên 9 tỷ USD, tăng 27,1%; vốn thực hiện đạt 7,3 tỷ USD, tăng 7,8%. Có gần 54 nghìn doanh nghiệp đăng ký mới, tăng 3,2% về số doanh nghiệp, 29,6% về vốn đăng ký và gần 20 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường tiếp tục được quan tâm, đời sống người dân được cải thiện, số hộ thiếu đói giảm 30,5%. Lực lượng chức năng triệt phá nhiều vụ án lớn về ma túy, đánh bạc trên mạng … Công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và hoạt động đối ngoại tiếp tục được đẩy mạnh.

Giải ngấn vốn đầu tư công gần 100.000 tỷ đồng

Về tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, Phó Thủ tướng cho hay đây là vấn đề được Quốc hội, Chính phủ đặc biệt quan tâm. Thủ tướng đã chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp đề ra, phấn đấu hoàn thành việc giải ngân đầu tư công theo kế hoạch.

pham-binh-minh1

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh. Ảnh: Quochoi.vn

Tình hình thực hiện và giải ngân thời gian qua đã có chuyển biến, giải ngân 5 tháng đạt gần 100.000 tỷ đồng, bằng khoảng 29% kế hoạch (cao hơn so với cùng kỳ là 27,4%).

Tuy nhiên, việc thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công còn nhiều hạn chế, yếu kém, đúng như nhiều vị đại biểu Quốc hội đã nêu. Một số bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp; chưa thực sự chủ động, quyết liệt đẩy nhanh tiến độ; chậm thực hiện quy trình, thủ tục theo quy định. Vẫn còn những điểm chồng chéo, bất cập về thể chế, quy định pháp luật liên quan.

Thời gian tới, Chính phủ tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, nhất là các dự án lớn giải ngân chậm; yêu cầu người đứng đầu các Bộ ngành, địa phương trực tiếp chịu trách nhiệm, chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc, khó khăn.

Đồng thời chấn chỉnh công tác đấu thầu, thực hiện nghiêm quy định về đấu thầu, mua sắm công qua mạng; điều chỉnh kế hoạch vốn từ các Bộ, ngành, địa phương, dự án giải ngân chậm sang nơi thực sự có nhu cầu bổ sung vốn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện; tăng cường công tác thanh tra, kiểm toán, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật.

Chính phủ đã trình Quốc hội dự án Luật đầu tư công (sửa đổi) theo hướng đẩy mạnh phân cấp cho các địa phương, đơn giản hóa thủ tục hành chính, bỏ bớt các khâu trung gian, loại bỏ cơ chế xin – cho, tăng cường hậu kiểm, kiểm tra, giám sát, bảo đảm công khai minh bạch, phòng chống tiêu cực, lợi ích nhóm…

Nhiều tập đoàn tư nhân lớn của Việt Nam có uy tín trên thế giới

Về phát triển doanh nghiệp, ông Phạm Bình Bình cho hay thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách; tổ chức nhiều hội nghị, diễn đàn đối thoại với doanh nghiệp; tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch, thuận lợi cho doanh nghiệp.

Hiện nay, cả nước có trên 730.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trên 100.000 doanh nghiệp thành lập mới mỗi năm. Trong đó hơn 96% là doanh nghiệp nhỏ và vừa; hàng triệu hộ kinh doanh cá thể. "Chúng ta đã có nhiều tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân lớn, tiềm lực mạnh, có thương hiệu, uy tín trên thị trường trong nước, quốc tế, tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu", Phó Thủ tướng nói.

Tuy nhiên, năng lực, hiệu quả của khu vực doanh nghiệp tư nhân nhìn chung còn yếu, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trình độ quản trị, năng suất lao động, ứng dụng khoa học công nghệ, khả năng liên kết và tham gia chuỗi giá trị còn hạn chế.

Quy định pháp luật về đầu tư, kinh doanh vẫn còn những bất cập; thủ tục hành chính, tiếp cận đất đai, tài nguyên, tín dụng… còn khó khăn; chi phí về vốn, logistics, thủ tục hành chính... còn cao. Tỷ lệ doanh nghiệp bình quân còn thấp (Việt Nam đạt khoảng 140 người dân/doanh nghiệp, trong khi các nước ASEAN là 80-100, các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, EU là 10-12 người dân/doanh nghiệp).

Thời gian tới, Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo, thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường.

khai-mac-qh-01

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh lần đầu ngồi "ghế nóng" trả lời chất vấn tại Quốc hội. Ảnh: Bảo Lâm

Chính phủ tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, khẩn trương sửa đổi Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp theo hướng tạo môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, bình đẳng theo cơ chế thị trường, "đừng kỳ thị kinh tế tư nhân" Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã chỉ đạo; tăng khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng, vốn, đất đai, tài nguyên và nguồn nhân lực...

Quyết liệt cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh; kiên quyết loại trừ tiêu cực, tham nhũng vặt, gây cản trở, khó khăn cho doanh nghiệp, người dân. Thực hiện nghiêm quy định về kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự.

Thường xuyên đối thoại, kịp thời giải quyết các phản ánh, kiến nghị; hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ, tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu. Chú trọng phát triển đội ngũ doanh nhân có trình độ quản lý, đạo đức kinh doanh, đề cao trách nhiệm xã hội, đóng góp nhiều hơn cho phát triển của đất nước.

Phó Thủ tướng cũng đề cập đến vấn đề công tác phòng chống tham nhũng, bất cập trong thi cử, vấn đề đạo đức xã hội...

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ