Bộ trưởng GTVT: Các dự án tăng tổng mức đầu tư chủ yếu là đường sắt đô thị

Nhàđầutư
Sáng 5/6, trình bày báo cáo tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, các công trình trọng điểm chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư chủ yếu các dự án đường sắt đô thị.
PHAN CHÍNH
06, Tháng 06, 2019 | 00:03

Nhàđầutư
Sáng 5/6, trình bày báo cáo tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, các công trình trọng điểm chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư chủ yếu các dự án đường sắt đô thị.

2-LDO-601854-2

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể

Các công trình trọng điểm chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư

Theo báo cáo của Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác triển khai các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vẫn còn tồn tại những hạn chế, đặc biệt là vấn đề chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư. Số liệu thống kê trong 3 năm, từ 2017 đến 2019 có tổng cộng 05/47 dự án chậm tiến độ (chủ yếu gồm các dự án đường bộ) và 05/47 dự án chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư (chủ yếu gồm các dự án đường sắt đô thị).

Bộ trưởng GTVT cho biết, một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm được triển khai trong thời gian qua phải điều chỉnh tổng mức đầu tư nhiều lần, tăng lớn so với phê duyệt ban đầu, kéo dài thời gian thực hiện dẫn tới giảm hiệu quả đầu tư chủ yếu tập trung ở các dự án có quy mô lớn, công nghệ phức tạp, thực hiện qua nhiều năm và đã được phê duyệt, triển khai từ giai đoạn trước. Điển hình là các dự án đường sắt đô thị, trong đó một số dự án do Bộ Giao thông vận tải phê duyệt và thực hiện (đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 1, giai đoạn I); các dự án đường sắt đô thị khác do thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội phê duyệt và thực hiện.

"Giai đoạn từ năm 2016 trở lại đây, với các quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng hiện nay, cùng với việc siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong đầu tư, xây dựng, chưa có tình trạng dự án phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư", ông Thể báo cáo.

Ông cho biết, các dự án chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư đều là các dự án đường sắt đô thị, trong đó: 03 dự án do thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư và 02 dự án do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư

5 dự án đường sắt đô thị đội vốn "khủng"

Trình bày báo cáo tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể đã điểm tên 5 dự án đường sắt đô thị đội vốn "khủng" như sau:

Dự án đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên (Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư): Kế hoạch hoàn thành trong năm 2020. Dự án đề xuất điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 47.325 tỷ đồng, dự kiến tăng 29.937 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư được phê duyệt ban đầu.

HUY-9449-1537405684-680x0-9166-3382-5579-1550132682

Hàng loạt dự án đường sắt đô thị đối vốn "khủng"

Dự án đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến số 2 Bến Thành - Tham Lương (Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư): Kế hoạch hoàn thành ban đầu trong năm 2020. Dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 47.891 tỷ đồng, dự kiến tăng 21.775 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư được phê duyệt ban đầu.

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 3 Nhổn - Ga Hà Nội (Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư): Kế hoạch hoàn thành ban đầu vào cuối năm 2018. Dự án đề xuất điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 32.910 tỷ đồng, dự kiến tăng 14.502 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư được phê duyệt ban đầu.

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông (Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư): Kế hoạch hoàn thành ban đầu trong năm 2016. Dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 18.001 tỷ đồng, tăng 9.232 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư được phê duyệt ban đầu.

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi (Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư): Giai đoạn I của dự án đã được điều chỉnh tiến độ, thực hiện từ 2017 - 2024; Giai đoạn IIA từ 2012 - 2020 đang thực hiện các thủ tục để điều chỉnh tiến độ thực hiện. Dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư lên khoảng 30.427 tỷ đồng, tăng 5.602 tỷ đồng so với quyết định phê duyệt ban đầu.

Các công trình dự án trọng điểm

Danh mục các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải gồm 47 công trình, trong đó có 23 công trình đã đưa vào khai thác, sử dụng. Các công trình đưa vào khai thác đều cơ bản đảm bảo chất lượng, an toàn theo yêu cầu.

Việc đưa các công trình quy mô lớn, đạt chất lượng cao vào khai thác sử dụng, một mặt đã đáp ứng được nhu cầu của người dân quanh khu vực dự án đi qua, mặt khác góp phần rút ngắn khoảng cách và thời gian đi lại giữa các vùng miền, các trung tâm kinh tế, khu công nghiệp, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường đảm bảo quốc phòng - an ninh khu vực, bảo đảm hiệu quả đầu tư dự án. Những kết quả nêu trên cũng đã được cử tri và dư luận xã hội ghi nhận, ủng hộ trong thời gian qua.

Giải pháp khắc phục thời gian tới

 Kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ: quan tâm, ưu tiên bố trí bổ sung đủ kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020 (từ nguồn dự phòng kế hoạch trung hạn của Chính phủ) để xử lý dứt điểm các dự án có nợ đọng và để tiếp tục thi công, hoàn thành đưa vào khai thác 25 dự án đang thực hiện dở dang của Bộ Giao thông vận tải. Đối với các nhiệm vụ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đã đề ra nhưng chưa triển khai được trong giai đoạn 2016-2020, đề nghị được ưu tiên chuẩn bị trước, sớm triển khai ngay từ đầu kỳ kế hoạch giai đoạn 2021-2025

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ