Đường về tay tư nhân của ‘đất vàng’ 142 Lê Duẩn, Hà Nội

Nhàđầutư
Trọn lô 40% vốn nhà nước còn lại tại Haratour cùng gần 1.700 m2 đất vàng 142 Lê Duẩn về tay tư nhân với cái giá nhẹ nhàng hơn 16 tỷ đồng.
HÓA KHOA
27, Tháng 06, 2019 | 07:53

Nhàđầutư
Trọn lô 40% vốn nhà nước còn lại tại Haratour cùng gần 1.700 m2 đất vàng 142 Lê Duẩn về tay tư nhân với cái giá nhẹ nhàng hơn 16 tỷ đồng.

nhadautu - dat vang le duan

Tòa nhà nằm tại địa chỉ 142 Lê Duẩn

Tại ngã tư "vàng" Lê Duẩn - Khâm Thiên (Hà Nội), người dân Thủ Đô hàng chục năm nay đã quen thuộc với hình ảnh một toà nhà khá bề thế nhưng cũ kỹ, được sơn màu vàng nhạt theo lối quen thuộc của công sở miền Bắc.

Dù vậy, không nhiều người biết về lịch sử của toà nhà cũng như khu đất 142 Lê Duẩn với diện tích 1.698 m2. Nằm không xa Ga Hà Nội, cũng như nhiều vị trí đẹp xung quanh, toà nhà cũ kỹ này cũng có "họ" đường sắt - thuộc quyền sở hữu của CTCP Dịch vụ Du lịch đường sắt Hà Nội (Haratour) - một cựu thành viên của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

Haratour được thành lập năm 1970 trên cơ sở hợp nhất Công ty ăn uống đường sắt và Trạm bán hàng trên tàu thành Công ty phục vụ đường sắt. Năm 2003, đây là đơn vị thuộc thế hệ đầu của ngành đường sắt thực hiện cổ phần hoá và tới năm 2005 đổi tên thành CTCP Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội như hiện nay.

Là "ngọn cờ đầu" trong phong trào cổ phần hoá, không bất ngờ khi Haratour được ngành đường sắt ưu ái "của hồi môn" rất có giá trị, là loạt đất vàng tại trung tâm Hà Nội, ngoài khu đất 142 Lê Duẩn, còn là 1.734 m2 tại Trần Quý Cáp; 524 m2 tại Nguyễn Khuyến...

Trong đó đất tại Lê Duẩn là thuê 30 năm, đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; mảnh đất tại Trần Quý Cáp là đất thuê nộp hàng năm (từ năm 1994), chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê đất;…

"Đất vàng" rõ ràng là lợi thế lớn nhất của Haratour, khi mà ngành nghề kinh doanh chính “đại lý du lịch” không mấy tích cực.

nhadautu - haratour

Kết quả kinh doanh của Haratour (đơn vị: triệu đồng)

Đơn cử, năm 2014 Haratour ghi nhận lỗ sau thuế 262 triệu đồng; sang năm 2015 họ lãi 684 triệu đồng và đến 6 tháng đầu năm 2016, họ bất ngờ lỗ 40 triệu đồng.

Suốt nhiều năm, cái tên Haratour không đọng lại nhiều trong tâm trí người dân Hà Nội, cho tới khi Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đăng ký đấu giá 40% cổ phần Haratour vào ngày 28/2/2017. Việc thoái vốn được dựa theo Nghị quyết số 16-14/NQ-HĐTV của VNR do cựu Chủ tịch HĐTV Trần Ngọc Thành Ký duyệt.

Theo đó, VNR đấu giá toàn bộ 484.000 cổ phần Haratour đang sở hữu với giá khởi điểm 33.400 đồng/CP. Có tới 11 nhà đầu tư tham gia phiên đấu giá với số cổ phần đăng ký chào mua tới 4.357.200 cổ phần, gấp gần 10 lần số chào bán. Tuy nhiên, kết quả phiên đấu giá nhanh chóng "an bài" khi toàn bộ số cổ phần được mua với giá trúng chỉ cao hơn mức khởi điểm 200 đồng cho mỗi cổ phần (công bố từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào ngày 31/3/2017).

Trọn lô 40% vốn nhà nước còn lại tại Haratour cùng gần 1.700 m2 đất vàng 142 Lê Duẩn theo đó về tay tư nhân với cái giá nhẹ nhàng hơn 16 tỷ đồng. Bên trúng đấu giá không được công bố, song từ dữ liệu giá trúng xấp xỉ mức khởi điểm có thể thấy "số phận" của Haratour đã được ấn định từ trước, khi mà doanh nghiệp này trên thực tế đã trở thành công ty con của một doanh nghiệp tư nhân - là Công ty TNHH xây dựng và Dịch vụ Thương mại An Khang (có địa chỉ tại số 16A Nguyễn Quyền, phường Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội) với tỷ lệ chi phối 58,22%.

Do đó nếu nhóm nhà đầu tư này mua tiếp 40% phần vốn còn lại của VNR trong phiên đấu giá ngày 31/3/2017 có chăng không phải điều quá bất ngờ.

Băn khoăn đặt ra là giá trị, lợi thế của các khu đất, đặc biệt tại 142 Lê Duẩn đã được tính đầy đủ vào giá trị của Haratour khi tiến hành thoái vốn hay chưa? Trong giai đoạn điều hành trước đây, VNR không mang tới cảm giác tin tưởng của dư luận trong công tác quản lý, sử dụng đất, ví dụ trường hợp dự án 22 Phan Bội Châu - 80 Lý Thường Kiệt đã được Nhadautu.vn đề cập trong một bài viết gần đây: https://nhadautu.vn/ha-thanh-group--chan-dung-dai-gia-thau-tom-dat-vang-nganh-duong-sat-d24113.html.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24580.00 24600.00 24920.00
EUR 26357.00 26463.00 27630.00
GBP 30835.00 31021.00 31972.00
HKD 3103.00 3115.00 3216.00
CHF 27309.00 27419.00 28280.00
JPY 159.57 160.21 167.65
AUD 15861.00 15925.00 16411.00
SGD 18096.00 18169.00 18709.00
THB 668.00 671.00 699.00
CAD 17899.00 17971.00 18502.00
NZD   14713.00 15204.00
KRW   17.70 19.32
DKK   3542.00 3674.00
SEK   2326.00 2418.00
NOK   2280.00 2371.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ