VBMA: Hơn 17 nghìn tỷ đồng trái phiếu đến hạn trong Tết Nguyên đán

Nhàđầutư
VBMA cho biết tổng giá trị trái phiếu đến hạn trong tháng 1/2023 là 17,3 nghìn tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở nhóm bất động sản (10,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 60% giá trị TPDN đến hạn) và nhóm xây dựng (5,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 34% giá trị TPDN đến hạn).
TẢ PHÙ
12, Tháng 01, 2023 | 06:30

Nhàđầutư
VBMA cho biết tổng giá trị trái phiếu đến hạn trong tháng 1/2023 là 17,3 nghìn tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở nhóm bất động sản (10,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 60% giá trị TPDN đến hạn) và nhóm xây dựng (5,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 34% giá trị TPDN đến hạn).

Tap Chi bai 2

Giá trị TPDN đáo hạn trong tháng 1/2023 là hơn 17 nghìn tỷ đồng. Ảnh: Trọng Hiếu.

Theo số liệu từ Hiệp hội thị trường trái phiếu (VBMA), chưa có đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp nào được ghi nhận trong tháng 1/2023.

Tính cả năm 2022, giá trị phát hành trái phiếu ra công chúng là 10.599 tỷ đồng, giảm 65% so với năm 2021 (chiếm khoảng 4% tổng giá trị phát hành) và giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ là 247.976 tỷ đồng, giảm 65% (chiếm khoảng 96% tổng giá trị phát hành).

Bên cạnh đó, tổng giá trị trái phiếu được các doanh nghiệp mua lại trước hạn tính đến ngày 6/1/2023 là 310 tỷ đồng (giảm 17% so với cùng kỳ tháng 1/2022).

Đáng chú ý, VBMA cho biết tổng giá trị trái phiếu đến hạn trong tháng 1/2023 là 17,3 nghìn tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở nhóm bất động sản (10,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 60% giá trị TPDN đến hạn) và nhóm xây dựng (5,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 34% giá trị TPDN đến hạn).

Theo CTCP Chứng khoán Vietcombank (VCBS), khối lượng TPDN đáo hạn trong năm 2023 và 2024 ước khoảng 790.000 tỷ đồng, chiếm gần một nửa khối lượng TPDN đang lưu hành, có thể kéo theo nhu cầu phát hành để đảm bảo nhu cầu vốn của các doanh nghiệp trên thị trường.

"Khối lượng đáo hạn và khả năng trả gốc và lãi trái phiếu cũng như khả năng huy động vốn của doanh nghiệp sẽ là yếu tố cần theo dõi trong thời gian tới. Đồng nghĩa, rủi ro thanh khoản tăng đối với thị trường tài chính nếu không có các biện pháp kiểm soát tốt", VCBS nhấn mạnh.

Còn với quan điểm từ CTCP Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), giai đoạn 2023-2024 được đánh giá là khó khăn về dòng tiền đối với các doanh nghiệp bất động sản khi trái phiếu đáo hạn mỗi năm khoảng hơn 400.000 tỷ đồng, dù các doanh nghiệp những tháng cuối năm 2022 đã nỗ lực mua lại trước hạn, trong khi thị trường bất động sản hiện đang gặp nhiều khó khăn giữa bối cảnh lãi suất tăng cao hay việc Chính phủ xử lý các sai phạm của lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản thời gian qua.

KBSV nhìn nhận với các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, chất lượng tài sản không cao sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn để xoay vòng khi: Nguồn vốn vay ngân hàng khó tiếp cận; nguồn vốn từ phát hành trái phiếu bị siết chặt; sức hấp thụ của thị trường địa ốc trong năm 2023-2024 là không cao do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Rủi ro vỡ nợ trái phiếu đối với một số doanh nghiệp bất động sản theo đó đang dần hiện hữu.

Trong khi đó, nhóm doanh nghiệp bất động sản lớn phần nào ít áp lực hơn nhờ quỹ đất lớn, còn tài sản đảm bảo để vay ngân hàng và đủ điều kiện để phát hành trái phiếu mới cũng như có khả năng vay trái phiếu quốc tế. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này vẫn phải liên tục tích lũy và triển khai dự án mới bất chấp các giai đoạn thị trường tăng trưởng nhanh và ở mức định giá cao để có khả năng huy động thêm nguồn vay nợ nhằm bổ sung dòng tiền nhằm thanh toán các nghĩa vụ đến hạn. Điều này cũng sẽ gây mất cân đối dòng tiền và làm giảm hiệu quả hoạt động trong những năm tới.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ