Vấn nạn tin giả và nguy cơ từ mạng xã hội

Nhàđầutư
Trong môi trường truyền thông đa dạng và phức tạp hiện nay, tin giả, tin không chính xác đã được chia sẻ và lan truyền một cách nhanh chóng trên mạng xã hội.
THANH HƯƠNG
24, Tháng 12, 2019 | 08:36

Nhàđầutư
Trong môi trường truyền thông đa dạng và phức tạp hiện nay, tin giả, tin không chính xác đã được chia sẻ và lan truyền một cách nhanh chóng trên mạng xã hội.

Tại buổi hội thảo “Chính sách nào để ứng phó với tin giả, thông tin không chính xác” do Hội truyền thông số Việt Nam tổ chức mới đây, nhiều chuyên gia, diễn giả đã bày tỏ sự quan ngại đối với thực trạng đáng báo động về những ảnh hưởng của tin giả trong cộng đồng.

Nhận định về tin giả, ông Lê Quốc Minh – Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam - cho biết, chỉ khoảng 3 năm trở lại đây, tin giả xuất hiện ngày càng nhiều và số người mắc bẫy tin giả cũng tăng nhanh chóng.

tin

Ông Lê Quốc Minh – Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam

"Một tin giả khi được lan truyền sẽ gây ảnh hưởng rất lớn. Theo thuật toán của Facebook, Google nếu một người "click" vào nội dung nào thì khả năng cao sẽ đọc được những tin tương tự, do vậy, nếu đã từng đọc tin giả thì nguy cơ vấp phải những tin giả khác càng nhiều", ông Minh nhấn mạnh.

Nhiều người cho rằng khó mắc bẫy tin giả nhưng trên thực tế thì không chỉ những người bình thường mà một số người giữ vị trí quan trọng, có học vấn, có kiến thức cũng bị mắc bẫy. Thậm chí có nhiều cơ quan báo chí đăng nhầm tin giả.

Do vậy, Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam cho rằng việc ngăn chặn tin giả, tin không chính xác cũng là trách nhiệm của báo chí chính thống, bởi mỗi cơ quan báo chí là một pháo đài phòng chống tin giả.

Bên cạnh đó, ông Lê Quốc Minh cho rằng, có một công thức có thể dễ dàng xác định tin giả, đấy chính là công thức I'M VAIN do các chuyên gia Mỹ đề xuất, bao gồm: Independent (nguồn tin có khách quan, độc lập với nội dung thông tin); Multiple (nguồn tin có đa chiều không); Verify (thông tin có được xác nhận, có bằng chứng, có thẩm định chưa); Authoritative (nguồn cung cấp tin có thẩm quyền không); Informed (thông tin ấy có được bằng cách nào) và Named (nguồn tin có tên tuổi cụ thể hay nguồn ẩn danh).

Còn theo nhà báo Lê Nghiêm – Phó Viện trưởng Viện Ứng dụng Công nghệ thông tin và truyền thông, nguyên Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, Bộ TT&TT thì việc đầu tiên cần có một định nghĩa đúng về tin giả.

“Tin giả là tin không đúng sự thật, gây tác hại đáng kể với xã hội, được tạo ra một cách có chủ ý, cố tình mạo danh, bịa đặt, xuyên tạc với động cơ không tốt nhằm gây tổn hại uy tín, hình ảnh của cơ quan nhà nước, lãnh đạo”, nhà báo Lê Nghiêm nói.

Cùng với đó, ông Nghiêm cũng đưa ra nhận định chung về tác hại của thông tin giả, rằng tin giả gây ảnh hưởng xấu tới dư luận, gây tâm lý hoang mang, bức xúc, ảnh hưởng tới trật tự, an toàn xã hội, an ninh quốc gia làm tổn hại hình ảnh, uy tín của cơ quan nhà nước, lãnh đạo và gây thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh.

Chia sẻ kinh nghiệm xử lí tin giả, Tiến sĩ Thái Thị Tuyết Dung – Trường ĐH Luật TP.HCM, cho rằng Việt Nam không thiếu quy phạm pháp luật, tỉnh nào cũng bắt đầu xử phạt, và việc xử phạt đã bắt đầu trở nên phổ biến. Tuy nhiên, cái khó hiện nay vẫn là cơ chế phối hợp, cùng với đó là tiêu chí xác định thế nào là tin giả còn chưa chính xác.

"Tôi cho rằng phải có một đạo luật hoặc nghị định liên quan tới vấn đề cơ chế ngăn chặn các thông tin giả, thông tin không chính xác. Cơ chế này hoàn toàn phải do chuyên gia về công nghệ thông tin hỗ trợ, để lập ra hàng rào kỹ thuật nhằm ngăn chặn tin giả", bà Dung nói.

Đồng tình với ý kiến của TS. Thái Thị Tuyết Dung, Tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng cái thiếu hiện nay là cơ chế xử lý, còn về hành lang pháp lí, hiện Việt Nam cũng đã có đủ.

Ngoài ra ông Dũng cho rằng, để xử lý vấn nạn tin giả cần thúc đẩy chính sách truyền thông tích cực, cung cấp thông tin từ những góc nhìn đa dạng, khách quan hơn.

 “Việc nên làm nhất hiện nay là nâng cao trình độ của người sử dụng thông tin, sự hiểu biết về truyền thông, đồng thời tăng cường xây dựng năng lực và liêm chính cho các cơ quan quyền lực công chịu trách nhiệm áp đặt việc tuân thủ Luật An ninh mạng. Điều này sẽ góp phần ứng phó với vấn nạn tin giả, tin không chính xác trong thời đại kỷ nguyên số”, ông Dũng nói.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25030.00 25048.00 25348.00
EUR 26214.00 26319.00 27471.00
GBP 30655.00 30840.00 31767.00
HKD 3156.00 3169.00 3269.00
CHF 27071.00 27180.00 27992.00
JPY 159.45 160.09 167.24
AUD 15862.00 15926.00 16400.00
SGD 18109.00 18182.00 18699.00
THB 667.00 670.00 696.00
CAD 17920.00 17992.00 18500.00
NZD   14570.00 15049.00
KRW   17.26 18.81
DKK   3520.00 3646.00
SEK   2265.00 2349.00
NOK   2255.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ