Vắc xin Covid-19, cuộc đua phá kỷ lục thời gian và những điều cần biết
Hàng loạt câu hỏi đang được đặt ra liên quan tới quá trình phát triển vắc xin Covid-19, nhất là khi thông thường, mất 11 năm để tạo ra một loại vắc xin mới.

Khi Merck & Co được cấp phép cho vắc xin bệnh quai bị năm 1967, Công ty đã thiết lập kỷ lục về tốc độ trong việc nghiên cứu, phát triển và đưa vắc xin vào sử dụng trong lịch sử nhân loại với quãng thời gian 4 năm.
Hiện tại, hàng ngàn nhà nghiên cứu tại hơn 30 quốc gia trên toàn cầu đang trong cuộc đua phá vỡ kỷ lục này, thậm chí với tốc độ chưa từng có để tìm ra loại vắc xin Covid-19 – niềm hy vọng đối với đại dịch đang hoành hành trên toàn cầu. Trong cuộc đua hiện nay, hơn 600 dự án vắc xin đang sử dụng một số phương pháp chưa được chứng minh, cũng như những sáng tạo mới để rút ngắn thời gian nhiều nhất có thể.
Quá trình này khiến chúng ta không khỏi đặt ra những câu hỏi.
Mất bao lâu thì sẽ có vắc xin?
Theo Giám đốc Viện Nghiên cứu Bệnh truyền nhiễm Mỹ Anthony Fauci và Giám đốc Liên minh đổi mới về phòng dịch (CEPI - Coalition for Epidemic Preparedness Innovations) Richard Hatchett, liều thuốc đầu tiên có thể sẵn sàng sớm nhất vào cuối năm 2020, nếu các nhà phát triển thực hiện thuận lợi quy trình.
Thông thường, quy trình để đưa một loại vắc xin vào sử dụng, từ lúc bắt đầu ý tưởng cho tới kết thúc các quy trình thử nghiệm, đưa vào sản xuất mất 11 năm. Và tỷ lệ vắc xin thành công sau quy trình thử nghiệm là 6%.
Tại sao chế tạo vắc xin lại lâu tới vậy?
Các quy chuẩn y tế đối với vắc xin cao hơn nhiều so với thuốc/dược phẩm, bởi nó được tiêm vào cơ thể khoẻ mạnh. Sau khi thử nghiệm trên động vật, nhà phát triển cần chứng minh được tính an toàn và hiệu quả trên cơ thể người.
Quy trình thử nghiệm trên người thường có 3 giai đoạn, bắt đầu từ thử nghiệm trên một nhóm nhỏ nhằm mục tiêu đạt được cơ chế miễn dịch mạnh nhất mà không có các tác dụng phụ mạnh. Tiếp theo đó là thử nghiệm ở quy mô lớn hơn. Vòng cuối cùng thường yêu cầu thử nghiệm trên hàng ngàn bệnh nhân, trong thời gian vài năm nhằm đánh giá được chính xác hơn hiệu quả ngăn chặn dịch bệnh, cũng như tích thích hợp của phương thuốc với đa số.
Nếu vắc xin vượt qua tất cả các bước thử nghiệm kể trên, nó cần đáp ứng các tiêu chuẩn từ nhà quản lý và sẽ được sản xuất ở số lượng lớn.
Cụ thể hơn về thời gian, ở giai đoạn khám phá, thường mất từ 2 – 5 năm để các nhà khoa học nghiên cứu vắc xin từ các mẫu bệnh phẩm. Giai đoạn trước thử nghiệm trên người, nhà phát triển mất 1 – 2 năm để chứng minh hiệu quả trên các tế bào và thử nghiệm động vật.
Giai đoạn thử nghiệm trên người có 3 bước như kể trên. Quãng thời gian cần thiết cho 3 bước lần lượt là 2 năm; 2-3 năm và 5 – 10 năm.
Giai đoạn xin chấp thuận từ nhà quản lý thường mất 2 năm.
Việc tìm vắc xin Covid-19 liệu có nhanh chóng hơn?
Tiến trình phát triển vắc xin hiện tại được đánh giá nhanh hơn nhiều so với thông thường, bởi một số lý do sau.
Thứ nhất, sử dụng các tiến bộ trong việc chế tạo vắc xin. Có khoảng 1/5 các dự án vắc xin Covid-19 hiện tại dựa vào công nghệ dựa trên gene. Công nghệ này thường có tốc độ nhanh hơn so với các phương pháp khác.
Tuy nhiên, cần nhắc rằng, chưa có loại vắc xin cho người nào dựa trên công nghệ gene được cấp phép cho đến nay, dù đã có một số loại dành cho động vật.
Thứ hai, kết hợp nhiều bước. Một trong những lý do Moderna, ứng cử viên phát triển vắc xin sáng giá nhất hiện nay có thể “chạy” nhanh tới vậy là bởi đã kết hợp nhiều bước. Thay vì thử nghiệm trên động vật trước rồi mới tới thử nghiệm trên người, Moderna tiến hành song song.
Đối với Covid-19, giới chức Mỹ và Liên minh châu Âu đã tạm bỏ qua quy định bắt buộc phải chứng minh hiệu quả trên động vật trước khi thử nghiệm trên người vào tháng 3/2020.
Thứ ba, thành quả có được từ quá khứ. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Oxford đã có bước nhảy vọt trong quá trình phát triển vắc xin nhờ một số thành tựu đạt được trong quá trình nghiên cứu dịch bệnh MERS trước đây. Loại vắc xin này đã chứng minh được tính an toàn trên động vật và bước đầu thử nghiệm trên người.
Thứ tư, chấp nhận thử nghiệm thách thức. Trong giai đoạn cuối của thử nghiệm trên người, nhà nghiên cứu thường tiêm vắc xin cho một nhóm người tình nguyện, và tiêm một loại giả dược cho nhóm còn lại, sau đó chờ đợi xem những thay đổi ở 2 nhóm (hiệu ứng placebo). Điều này cần nhiều thời gian để quan sát.
Cách nhanh chóng hơn, nhưng rủi ro lớn hơn là tiêm vắc xin cho tất cả các tình nguyện viên và để họ tiếp xúc với nguồn bệnh. Phương pháp này thường vấp phải nhiều chỉ trích về tính nhân đạo. Tuy nhiên, với sự khẩn cấp của công cuộc “chống trả” Covid-19 hiện tại, nhiều nhà khoa học đứng ra bảo vệ phương pháp này và website 1daysooner.org đang ghi nhận những người tình nguyện tham gia với con số lên tới hàng chục nghìn người.
Vậy vấn đề duy nhất chỉ là thời gian?
Bất chấp việc các dự án đều đang chạy đua gấp rút, thời gian không phải vấn đề duy nhất, bởi không có gì đảm bảo các nhà phát triển sẽ tạo nên vắc xin hiệu quả. Thực tế, vắc xin với HIV đã được nghiên cứu hàng thập kỷ, nhưng chưa tìm được lời giải.
Các nhà khoa học cho rằng, vắc xin với virut corona là mục tiêu dễ dàng hơn, nhưng phải nhắc rằng, dịch bệnh SARS năm 2003 đã kết thúc trước khi các nhà nghiên cứu tìm ra vắc xin.
Vì vậy, liệu vắc xin Covid-19 có hiệu quả hay không, tác dụng bảo vệ trong bao lâu vẫn là những câu hỏi “khắc nghiệt” chưa thể trả lời.
Việc “chạy nước rút” tạo ra vắc xin có những rủi ro gì?
Năm 2011, giới chức châu Âu đã phải khuyến cáo hạn chế sử dụng vắc xin với một loại cúm do GlaxoSmithKline Plc phát triển, bởi việc sử dụng dẫn tới một số bị mắc bệnh khác. Trong khi đó, một số vắc xin thậm chí còn có tác dụng ngược với mục tiêu ban đầu. Những năm 1960, một loại vắc xin thử nghiệm dành cho virus RSV gây bệnh đường hô hấp ở trẻ sơ sinh cho thấy, nó không chỉ không có tác dụng phòng bệnh, mà còn khiến trẻ dễ nhiệm bệnh hơn.
Còn nhiều ví dụ liên quan tới những hệ quả đi kèm hoặc tác dụng phụ của việc sử dụng vắc xin trên toàn cầu. Không gì đảm bảo một quá trình vội vã sẽ không phạm phải những sai lầm.
Nếu đã tìm ra vắc xin, công đoạn sản xuất số lượng lớn sẽ diễn ra như thế nào?
Các nhà phát triển thực tế là những người thường không có đủ năng lực sản xuất số lượng lớn. Trong trường hợp này, một số “tay chơi” lớn trên thị trường có thế mạnh hơn như Johnson & Johnson, Sanofi và Moderna, bởi các doanh nghiệp này đã có sẵn cơ sở hạ tầng.
Tỷ phú Bill Gates đã cam kết lập quỹ để có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất khổi lượng lớn phục vụ khách hàng toàn cầu.
Bằng cách nào vắc xin sẽ tới tay tất cả mọi người?
Thực tế, một nhóm người sẽ tiếp cận trước tiên. Một rủi ro lớn là việc các quốc gia giàu có đã “độc quyền” vắc xin Covid-19, khi đã đặt tiền trước cho ít nhất hơn 1 tỷ liều thuốc.
Để tránh tình trạng này, một nhóm được gọi là COVAX, dẫn đầu bởi CEPI, Tổ chức Y tế thế giới và Gavi (tổ chức phi lợi nhuận toàn cầu) đang thực hiện mục tiêu thành lập quỹ quy mô 18 tỷ USD để nâng cao năng lực sản xuất thuốc dành cho nhóm quốc gia thu nhập trung bình và thấp. Mục tiêu tạo ra cơ hội tiếp cận vắc xin công bằng hơn cho các quốc gia trên toàn cầu.
Việc một số quốc gia được sử dụng vắc xin trước, trong khi các quốc gia yếu thế còn lại khó tiếp cận gây ra những rủi ro rất lớn, nhất là khi nhóm này có thể là nhóm chịu tổn thương lớn vì dịch bệnh.
(Theo Tinhanhchungkhoan.vn)
- Cùng chuyên mục
Thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng với quy mô 1.881ha
Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng với quy mô khoảng 1.881ha, bố trí tại 7 vị trí không liền kề.
Đầu tư - 16/06/2025 16:45
Giá nhà ở xã hội mới có thể chạm mức 30 triệu đồng/m2
Hiện mức giá cao nhất đối với một dự án nhà ở xã hội mới là 25 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, ngưỡng này có thể sớm bị phá vỡ trong bối cảnh chi phí xây dựng ngày càng đắt đỏ.
Đầu tư - 16/06/2025 14:17
Liên danh VEC trúng thầu xây dựng cao tốc 56.000 tỷ thuộc dự án Vành đai 4 - vùng Thủ đô
Dự án xây dựng đường cao tốc theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT, thuộc dự án đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô đã tìm được nhà đầu tư trúng thầu, đó là liên danh CITYLAND - SUNFLOWER - VEC - HORIZON. Giá đề xuất của liên danh làm đường cao tốc này khoảng 56.000 tỷ đồng.
Đầu tư - 16/06/2025 14:10
Cơ hội mua vào các cổ phiếu nền tảng cơ bản tốt
Các thống kê chỉ ra chứng khoán trong nước thường sẽ thường không chịu tác động tiêu cực trong trung và dài hạn từ các sự kiện địa chính trị. Từ đó, sự sụt giảm của chỉ số (nếu có) sẽ mở ra cơ hội mua vào cổ phiếu nền tảng tốt.
Đầu tư - 16/06/2025 11:00
TP.HCM: Giá nhà cao khiến sức mua yếu
Phần lớn những dự án mới ra mắt, mở bán trong thời gian gần đây tại TP.HCM đều có mức giá hơn 100 triệu đồng/m2. Trong khi, hàng tồn kho giá cao chưa tiêu thụ hết cũng khiến sức mua thực không đạt như kỳ vọng.
Đầu tư - 16/06/2025 06:45
Cầu vượt 2.000 tỷ ở Đà Nẵng xài 10 năm vẫn chưa xong quyết toán
Dự án cầu vượt nút giao Ngã ba Huế (TP. Đà Nẵng) có vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng đã đưa vào sử dụng gần 10 năm, nhưng đến nay chưa được quyết toán đầy đủ cho doanh nghiệp.
Đầu tư - 15/06/2025 17:54
Bộ Xây dựng nói gì về việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai?
Theo Bộ Xây dựng, hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận vẫn được chuyển nhượng theo quy định về kinh doanh bất động sản.
Đầu tư - 15/06/2025 13:00
Kinh tế AI dự kiến đạt mốc 130 tỷ USD vào năm 2040
Với tiềm năng mang lại quy mô kinh tế lên tới 130 tỷ USD vào năm 2040, trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra những cơ hội đầu tư hấp dẫn tại Việt Nam.
Đầu tư - 15/06/2025 13:00
Cách Aeon Mall nhanh chóng mở rộng hiện diện ở Việt Nam
Một phương pháp quen thuộc Aeon Mall dùng để phát triển các dự án trung tâm thương mại là thông qua hợp tác với doanh nghiệp nội đã có sẵn đất cho dự án thương mại.
Đầu tư - 15/06/2025 08:37
Thủ tướng mời Tập đoàn Ericsson phát triển mạng 6G, cơ sở dữ liệu cho AI tại Việt Nam
Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson mong muốn tiếp tục hợp tác để triển khai công nghệ 5G, thúc đẩy chuyển đổi số và công nghiệp 4.0
Đầu tư - 14/06/2025 12:34
Bất động sản - kênh sinh lời ưa chuộng đã chững lại
Sau giai đoạn thanh lọc kéo dài, thị trường bất động sản Việt Nam đang chứng kiến loạt tín hiệu phục hồi. Tuy nhiên, chu kỳ tăng trưởng bền vững từng biến bất động sản trở thành kênh sinh lời ưa chuộng nay đã chững lại.
Đầu tư - 14/06/2025 11:11
Quảng Trị đề nghị giao EVN làm nhà máy nhiệt điện 55.000 tỷ
UBND tỉnh Quảng Trị kiến nghị Bộ Công Thương đề nghị xem xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao EVN triển khai dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trị theo trường hợp dự án, công trình điện lực khẩn cấp.
Đầu tư - 14/06/2025 06:45
Hơn 631 tỷ đồng đầu tư nhà ga hàng hóa tại sân bay Đà Nẵng
Dự án Nhà ga hàng hóa tại Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng được xây dựng trên diện tích đất dự kiến sử dụng hơn 24.618m2, tổng vốn đầu tư hơn 631 tỷ đồng.
Đầu tư - 13/06/2025 15:32
Bình Định chờ 'sóng' FDI Thuỵ Điển
Công ty Syre Thụy Điển sẽ xây dựng Nhà máy tái chế vải Polyester công nghệ cao tại Bình Định với khoản đầu tư gần 1 tỷ USD.
Đầu tư - 13/06/2025 13:26
Quảng Ninh tái cấu trúc hành chính, mở lối cho đầu tư
Từ ngày 1/7/2025, tỉnh Quảng Ninh sẽ chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp – gồm cấp tỉnh và cấp xã (xã, phường, đặc khu).
Đầu tư - 13/06/2025 09:13
Hình hài cao tốc nối Quảng Bình - Quảng Trị trước ngày thông xe
Cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ nối hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị với tổng mức đầu tư hơn 9.900 tỷ đồng dự kiến sẽ thông xe vào cuối tháng 6/2025.
Đầu tư - 12/06/2025 19:26
- Đọc nhiều
-
1
Bất động sản - kênh sinh lời ưa chuộng đã chững lại
-
2
Ông Trương Việt Dũng làm Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội
-
3
Hơn 631 tỷ đồng đầu tư nhà ga hàng hóa tại sân bay Đà Nẵng
-
4
Phá đường dây chiếm đoạt hơn 21.000 tài khoản thẻ tín dụng ngân hàng
-
5
Chính thức giảm thuế xuống 10% với các loại hình báo chí
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 4 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 4 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago