Ùn ứ nông sản tại cửa khẩu: Thay đổi tư duy, nhìn nhận tiềm năng thị trường nội địa

Nhàđầutư
Hàng nghìn xe nông sản ùn ứ tại các cửa khẩu, nhiều doanh nghiệp lên tiếng sẵn sàng chế biến, thu mua xe nông sản quay đầu về từ biên giới. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho rằng, chúng ta cần thay đổi tư duy và nhìn nhận rõ vấn đề là tiềm năng của thị trường nội địa rất lớn.
QUÂN TRẦN
31, Tháng 12, 2021 | 16:42

Nhàđầutư
Hàng nghìn xe nông sản ùn ứ tại các cửa khẩu, nhiều doanh nghiệp lên tiếng sẵn sàng chế biến, thu mua xe nông sản quay đầu về từ biên giới. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho rằng, chúng ta cần thay đổi tư duy và nhìn nhận rõ vấn đề là tiềm năng của thị trường nội địa rất lớn.

Hàng nghìn xe nông sản chờ thông quan

Trao đổi tại Diễn đàn "Kết nối sản xuất, chế biến và thúc đẩy thị trường nội địa" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức trực tuyến ngày 31/12, bà Đinh Thị Thu, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Lạng Sơn cho biết, tính đến hết ngày 30/12 vẫn còn khoảng gần 3.000 xe nông sản ùn ứ ở cửa khẩu. 

Theo bà Thu, lượng xuất khẩu tại các cửa khẩu của tỉnh hiện nay chỉ vào khoảng 60-70 xe/ngày tại mỗi cửa khẩu và đa số là nông sản khô.

Bà Thu cho biết, tổng lượng xe ùn tắc tại Lạng Sơn tính đến ngày 30/12 khoảng 2.900 xe, đang giảm dần nhưng nguyên nhân chính là do nhiều xe quay đầu về tiêu thụ nội địa.

ket-noi-san-xuat-che-bien-va-thuc-day-thi-truong-noi-dia-113628_980

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho rằng, chúng ta cần thay đổi tư duy và nhìn nhận rõ vấn đề là tiềm năng của thị trường nội địa rất lớn. Ảnh: Báo Nông nghiệp

Thời gian qua, Lạng Sơn đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, lái xe đường dài đang bị ùn tắc tại cửa khẩu như giảm phí dịch vụ, điều trị miễn phí nếu tài xế mắc COVID-19. Bên cạnh đó, tỉnh cũng thường xuyên củng cố, tăng cường quan hệ, thông tin với các địa phương phía Trung Quốc để hỗ trợ thông quan nông sản.

Tuy nhiên, trong thời gian tới việc xuất khẩu nông sản dự kiến sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là 2 dịp nghĩ Tết dương lịch và Tết Nhâm Dần đang đến gần.

Đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn kiến nghị, cần tổ chức thêm các cuộc hội đàm cấp cao để có thể thông quan nốt 2.900 xe đang còn ùn tắc trước Tết Nguyên đán, đàm phán với Trung Quốc để tăng thời gian làm việc tại các cửa khẩu đang hoạt động từ 4-8h lên 12h mỗi ngày để nâng cao năng lực thông quan.

Còn tại Quảng Ninh, ông Nguyễn Văn Dương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) cho biết từ ngày 21/12 thủ tục thông quan qua cửa khẩu Đông Hưng đã bị tạm ngưng. Điều này dẫn tới việc hàng hóa nông sản bị ùn ứ tại Cầu Bắc Luân II và lối mở Km 3+4 phường Hải Yên.

“Đến nay, tại Cửa khẩu Móng Cái còn tồn 38 xe tinh bột sắn, thanh long còn tồn 34 xe, mít và chôm chôm còn 102 xe và một lượng lớn xe thủy hải sản đông lạnh. Đối với hàng khô và thủy hải sản đông lạnh, doanh nghiệp đã đưa vào các kho bảo quản, còn đối với những xe chở hoa quả đã chờ 15-20 ngày sẽ quay lại tiêu thụ nội địa, một số vẫn ở lại vẫn đang chờ thông quan,” ông Dương cho hay.

Trước tình trạng nhiều xe chở nông sản lên biên giới đã quay đầu trở lại các đô thị lớn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam đã chỉ đạo các đơn vị xuất khẩu cần lưu ý thông tin cửa khẩu và quan tâm hơn đến vấn đề tiêu thụ nội địa vì sắp bước vào kỳ nghỉ Tết kéo dài.

Tiềm năng thị trường nội địa còn rất lớn

Trước tình hình các xe nông sản ùn ứ nghiêm trọng tại các cửa khẩu, nhiều doanh nghiệp chế biến, đại diện siêu thị lớn trong nước tham dự diễn đàn đã lên tiếng,cam kết sẵn sàng hỗ trợ tiêu thụ nôn sản cho bà con.

Bà Nguyễn Phương Hồng - Giám đốc kế hoạch chuỗi cung ứng tập đoàn Nafoods Group cho biết, công ty có nhiều nhà máy sản xuất, chế biến ở khắp cả nước, với công suất thiết kế 100.000 tấn, tương đương 300.000 tấn nguyên liệu/năm.

Các sản phẩm chính của Nafoods là chanh leo, dứa, xoài, mãng cầu, hạt điều… Thời gian từ giờ đến tết, Nafoods có thể hỗ trợ cho chanh leo và thanh long. Với các sản phẩm tại cửa khẩu phía Bắc sẽ chuyển về Nghệ An, còn phía Nam sẽ đưa về Long An. Sản lượng khoảng 1.000 tấn.

Ông Đinh Cao Khuê, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao (Doveco), cho hay hiện nay công ty đang tiêu thụ số lượng lớn sản phẩm nông sản bị ách tắc tại biên giới. Cụ thể, mỗi ngày công ty tiêu thụ khoảng 100-150 tấn sản phẩm nông sản các loại, đặc biệt là xoài. Thời gian qua, công ty cũng đã kếp hợp với các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang để xây dựng nguồn cung phục vụ chế biến nông sản.

“Hiện nay chúng tôi vẫn chế biến xoài với số lượng lớn. Nếu các đơn vị có sản phẩm xoài, dứa, chanh leo hay chuối gặp khó khăn trên cửa khẩu, công ty sẵn sàng hỗ trợ tiêu thụ,” ông Đinh Cao Khuê cho biết.

Là doanh nghiệp bán lẻ có quy mô, ông Nguyễn Thái Dũng, Tổng giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bán lẻ BRG (BRG Retail) cho biết đơn vị sẽ triển khai bán hàng không lợi nhuận cho nông sản Việt Nam gặp khó trong xuất khẩu như trái cây, hải sản trên hệ thống siêu thị BRGMart ở 7 tỉnh thành trải dài từ Bắc vào Nam.

“Thị trường nội địa đang vào giai đoạn tiêu thụ cuối năm, nhu cầu cũng tăng nên chúng tôi muốn hợp tác với bà con nông dân và doanh nghiệp để tiêu thụ. Với chất lượng, hình thức sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu cùng với mức giá bán phi lợi nhuận của BRG Retail, chắc chắn người tiêu dùng sẽ đón nhận”, ông Nguyễn Thái Dũng nhận định thêm.

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT bày tỏ vui mừng khi thấy nhiều doanh nghiệp lên tiếng sẵn sàng chế biến, thu mua xe nông sản quay đầu về từ biên giới.

“Qua đây, chúng ta cần nhìn nhận rõ vấn đề là tiềm năng của thị trường nội địa rất lớn. Chúng ta cần tích cực thay đổi tư duy, Chính phủ cũng đã có chủ trương đa thị trường, đa lợi ích”, Thứ trưởng nói.

Tổng kết ý kiến của nhiều địa phương, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết hàng trăm ngàn tấn thanh long, mít, xoài, bưởi, dưa hấu đã đến vụ thu hoạch, trong khi các cửa khẩu Trung Quốc gần như đóng cửa.

“Các hiệp hội, doanh nghiệp, địa phương cần tăng cường kết nối để tiêu thụ. Đây là trách nhiệm chung của chúng ta. Bộ NN&PTNT sẽ làm hết mình với vai trò kết nối”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ