Nông sản ùn ứ ở cửa khẩu: Cần một giải pháp căn cơ hơn

Nhàđầutư
Nông sản ùn ứ ở cửa khẩu giáp Trung Quốc như điệp khúc lặp đi, lặp lại kéo dài nhiều năm nay chưa có giải pháp gì để khắc phục. Lần này tình trạng nông sản đang ùn ứ tại các cửa khẩu có quy mô báo động khi có trên 5.000 xe với hàng trăm tấn nông sản có nguy cơ phải đổ bỏ.
AN HÒA
27, Tháng 12, 2021 | 08:36

Nhàđầutư
Nông sản ùn ứ ở cửa khẩu giáp Trung Quốc như điệp khúc lặp đi, lặp lại kéo dài nhiều năm nay chưa có giải pháp gì để khắc phục. Lần này tình trạng nông sản đang ùn ứ tại các cửa khẩu có quy mô báo động khi có trên 5.000 xe với hàng trăm tấn nông sản có nguy cơ phải đổ bỏ.

hop-thao-go-un-u-nong-san-1

Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp tháo gỡ khó khăn xuất khẩu nông sản tại các cửa khẩu phía Bắc. Ảnh VGP

Chính phủ phải họp khẩn để tháo gỡ

Chiều 26/12, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tháo gỡ khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các tỉnh biên giới phía Bắc.

Sau khi nghe ý kiến của các địa phương, bộ, ngành liên quan, kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng cho biết, thời gian qua, trước ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và các quy định của phía Trung Quốc liên quan đến vấn đề lưu thông và quản lý xuất nhập khẩu. Chính phủ đã có nhiều cuộc họp với các Bộ, ngành, địa phương và có những chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy lưu thông hàng hoá, phục hồi sản xuất. Tuy nhiên, tình trạng ù ứ nông sản ở các cửa khẩu giáp Trung Quốc đến nay vẫn chưa thông suốt.

Từ thực trạng đó, yêu cầu các Bộ Ngoại giao, Công Thương, các cơ quan và địa phương biên giới làm việc, phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các bộ, ngành, địa phương của Trung Quốc để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thông quan hàng hoá của cả hai nước đang ùn tắc tại cửa khẩu.

Phó Thủ tướng giao Chủ tịch UBND các địa phương có hàng hoá ùn tắc tại cửa khẩu thông báo rộng rãi cho các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân biết về tình hình thông quan, xác định rõ số lượng phương tiện có thể được vận tải hàng hoá lên cửa khẩu mỗi ngày và kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm không ùn tắc tại cửa khẩu. Tập trung mở rộng thị trường, giảm bớt phụ thuộc vào thị trường truyền thống. Hạn chế tiến tới chấm dứt hoạt động thương mại đường mòn, lối mở. Đầu tư hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng logistics để bảo quản, quản lý hàng hoá.

Về lâu dài, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế, Hải quan, UBND các tỉnh, phối hợp với các bộ, ngành liên quan để bàn bạc, hình thành các “vùng xanh”, “luồng xanh” an toàn dịch bệnh tại khu vực biên giới.

Các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng cần tích cực thực hiện các biện pháp mở rộng thị trường, đẩy mạnh phân phối và tiêu thụ trong nước, khai thác triệt để các dư địa của thị trường nội địa rộng lớn với gần 100 triệu dân. 

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tính đến ngày 25/12, tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc có gần 6.000 xe đang chờ thông quan, với hàng trăm ngàn tấn nông sản, trong đó có 80% là các mặt hàng dễ hư hỏng.

Báo cáo của Bộ Công Thương cũng cho biết, Trung Quốc theo đuổi chính sách “Zero COVID”, nên siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch. Trung bình 1 giờ chỉ thông quan được 8 xe, một cửa khẩu mỗi ngày chỉ thông quan được hơn 80 xe, với số lượng xe ùn ứ như trên nếu thông quan với tiến độ như vậy thì phải mất khoảng 2 tháng mới giải phóng hết số lượng xe đang ùn ứ tại đây.

hang tram tan nong san ket o cua khau

Hàng ngàn xe chở nông sản xuất khẩu đang ùn ứ tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc. Ảnh MH

Không có giải pháp căn cơ thì cảnh cũ sẽ tái diễn

Về nguyên nhân chủ quan, theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, “tiên trách kỷ hậu trách nhân” những điểm yếu cố hữu của sản xuất và xuất khẩu nông sản nước ta trong thời gian qua. Đó là sản xuất nông nghiệp không theo tín hiệu, nhu cầu thị trường, xuất khẩu chủ yếu theo hình thức trao đổi cư dân (tiểu ngạch), không xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, các doanh nghiệp chưa chú trọng thị trường trong nước với 100 triệu dân. Bộ đã chỉ đạo các cơ quan trực thuộc tăng cường năng lực tiêu thụ ở thị trường nội địa qua các kênh truyền thông như chợ, siêu thị và bằng cả thương mại điện tử. Các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, nông dân phải khẩn trương chuyển đổi phương thức sản xuất, phải theo quy hoạch, kế hoạch và bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng. Sản xuất cái gì phải tính bán cho ai, ở đâu, tuân thủ tín hiệu thị trường.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan thì cho rằng sản xuất nông nghiệp nước ta vẫn chưa thoát ra khỏi “3 lời nguyền”, đó là: nông dân thì tư duy mùa mùa vụ; doanh nghiệp thì tư duy thương vụ, lãnh đạo địa phương thì tư duy nhiệm kỳ. Nông nghiệp là thế mạnh nhưng sản xuất thì tự phát, manh mún, nhỏ lẻ; kỹ thuật sản xuất vẫn còn lạc hậu.

“Đề vực dậy tiềm năng nông nghiệp thì cần phải có cuộc cách mạng về nông nghiệp thực sự từ khâu tổ chức sản xuất, kỹ thuật nuôi trồng, chế biến, bảo quản, thị trường tiêu thụ, có như thế mới tạo dựng được một nền nông nghiệp giá trị gia tăng cao, bền vững”, Bộ Trưởng Hoan nêu giải pháp.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25175.00 25177.00 25477.00
EUR 26671.00 26778.00 27961.00
GBP 31007.00 31194.00 32152.00
HKD 3181.00 3194.00 3297.00
CHF 27267.00 27377.00 28214.00
JPY 159.70 160.34 167.58
AUD 16215.00 16280.00 16773.00
SGD 18322.00 18396.00 18933.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18215.00 18288.00 18819.00
NZD   14847.00 15342.00
KRW   17.67 19.30
DKK   3582.00 3713.00
SEK   2293.00 2380.00
NOK   2270.00 2358.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ