'Đối sách linh hoạt' không để ùn ứ nông sản
Tạo lập hệ sinh thái nông nghiệp bền vững; giữ an toàn cho các chuỗi cung ứng; phản ứng nhanh trong nắm bắt tín hiệu thị trường… là những “đối sách linh hoạt” để kiểm soát tình hình nông sản ùn ứ, khó tiêu thụ và giữ vững thị trường xuất khẩu trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19.
Chủ động, linh hoạt thông quan, tiêu thụ hàng nông sản
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), trong đợt dịch cao điểm bùng phát lần thứ 4 này, tình hình diễn biến thị trường, công tác tiêu thụ nông sản đã được nắm bắt kịp thời và có phương án ứng phó cụ thể.
Thông tin từ Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng (Lạng Sơn) cho biết, sau dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5, có thời điểm nhiều xe hàng ùn tắc cục bộ chờ thông quan tại cửa khẩu Hữu Nghị. Ngành chức năng của tỉnh Lạng Sơn đã khẩn trương triển khai các biện pháp nhằm giải tỏa tình trạng ùn tắc tại cửa khẩu Hữu Nghị và hàng hóa đã được thông quan thuận lợi. Tại các tỉnh khác, như cửa khẩu Móng Cái, Quảng Ninh, hiện nay hàng hóa nông sản vẫn thông quan bình thường, chưa xảy ra tình trạng ùn tắc.
Có thể thấy, qua các đợt dịch, các địa phương đã chủ động và có các sáng kiến để vừa thúc đẩy tiêu thụ nông sản qua các cửa khẩu vừa đảm bảo phòng, tránh dịch bệnh COVID-19 như: thành lập đội lái xe trung chuyển chuyên biệt để thông quan nông sản, hàng hóa tại cửa khẩu; tích cực trao đổi, hội đàm với phía Trung Quốc để nới rộng thời gian thông quan; khuyến cáo doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng nắm tình hình và giãn đưa hàng về cửa khẩu, tăng lượng hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường sắt…

Vải thiều Bắc Giang là câu chuyện thành công về chủ động, linh hoạt trong tiêu thụ. Ảnh minh họa
Các địa phương cũng chủ động, linh hoạt trong thực hiện các giải pháp tiêu thụ nông sản. Ví dụ như UBND huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đã xây dựng 2 phương án hỗ trợ nhân dân thu hoạch, chế biến và tiêu thụ vải thiều. Trong đó, phương án 1: Nếu tình hình dịch trong nước vẫn còn nhưng được kiểm soát, các hoạt động giao thương được trở lại bình thường. UBND dự kiến tiêu thụ vải thiều tươi khoảng 114.000 tấn (tiêu thụ trong nước 51.000 tấn, xuất khẩu 53.000 tấn); chế biến sấy khô, nước ép, đóng hộp khoảng 6.000 tấn.
Phương án 2: Tình hình dịch trong nước tiếp tục diễn ra phức tạp, UBND huyện dự kiến tiêu thụ vải thiều tươi khoảng 95.000 tấn (trong đó, tiêu thụ trong nước: 60.000 tấn, xuất khẩu: 35.000 tấn); tiêu thụ bằng hình thức khác: 25.000 tấn.
Nhờ chủ động các phương án tiêu thụ, xuất khẩu vải thiều nên mặc dù bị ảnh hưởng bởi COVID-19, Bắc Giang vẫn thu được gần 7.000 tỷ đồng từ vụ vải thiều 2020. Các hoạt động xúc tiến cũng được đẩy mạnh, lần đầu tiên vải thiều Nhật Bản xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Giữ an toàn chuỗi cung ứng, tận dụng cơ hội xuất khẩu
Phân tích về vấn đề đảm bảo đầu ra và xuất khẩu nông sản, thủy sản trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, Việt Nam có một hệ sinh thái nông nghiệp rất bền vững với 13.500 doanh nghiệp; 17.000 HTX, 34.400 trang trại, 78,8 triệu hộ nông dân. Khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh, cả hệ sinh thái hoạt động theo chỉ đạo của Bộ NN&PTNT và vẫn đảm bảo cả lâm nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản đến hết tháng 4/2021 duy trì được đà tăng trưởng và cao hơn cùng kỳ năm 2020. Trong đó, chăn nuôi lợn tăng 11,1%, gia cầm tăng 8,5%, tôm tăng 5,5%...
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, khi dịch bệnh COVID-19 xảy ra, các nhà máy chế biến luôn được đặt trong tình trạng cấp bách, cần giữ an toàn. Bộ đã liên tục chỉ đạo bằng các văn bản và xuống trực tiếp các cơ sở để giữ an ninh sinh học với vùng nguyên liệu, đặc biệt là nhà máy chế biến.“Từ lúc có dịch, Bộ siết rất chặt, công tác phòng, chống dịch phải làm thật nghiêm túc, chắc chắn, vì nếu dịch xảy ra trong một nhà máy là chuỗi cung ứng sẽ dừng lại hết. Trước đây, khi có dịch tả lợn Châu Phi, một số nhà máy “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, có những bộ phận 3 tháng, 6 tháng mới rời nhà máy về nhà. Phòng, chống dịch COVID-19 cũng được thực hiện với tinh thần như vậy”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định.
Các thị trường xuất khẩu vẫn được đảm bảo. Hhiện có 815 doanh nghiệp tôm, khoảng 200 doanh nghiệp cá tra, 125 doanh nghiệp các ngành hàng khác trong lĩnh vực thủy sản xuất khẩu thủy sản đi thị trường Châu Âu và Mỹ. Một số thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc cũng tăng trưởng cao, Hàn Quốc tăng trưởng tới 213%.

Giữ an toàn chuỗi cung ứng giúp xuất khẩu tăng trưởng. Ảnh minh họa
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá, trong bối cảnh thị trường thế giới thiếu hụt, các nước xuất khẩu giảm, chuỗi cung ứng của các nước bị đứt gãy do ảnh hưởng của COVID-19 là cơ hội của nông sản Việt Nam. Khi chúng ta chống dịch tốt, giữ được an toàn sinh học, tiếp tục tăng diện tích để nâng cao sản lượng, giữ được chuỗi cung ứng ổn định thì đảm bảo được giá trị xuất khẩu.
“Đối với những ngành hàng thế giới có nhu cầu rất lớn như tôm, Bộ đã chỉ đạo Tổng cục Thủy sản, các địa phương tăng ngay diện tích nuôi trồng, đảm bảo các yếu tố giống, thức ăn, quy trình nuôi, khai thác, chế biến để nâng cao giá trị”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết.
“Phản ứng nhanh”, kịp thời nắm bắt thị trường
Theo nhận định của Bộ NN&PTNT, trước diễn biến mới và phức tạp của dịch COVID-19, hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng nông sản sẽ còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Để tháo gỡ những khó khăn, giảm hàng tồn kho nông sản tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi COVID-19, Bộ NN&PTNT vừa có công văn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các chính sách, các giải pháp hỗ trợ bổ sung, trong đó chú trọng đến các giải pháp đồng bộ và sự vào cuộc của các Bộ, ngành.
Về phía Bộ NN&PTNT, sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành, địa phương để triển khai các giải pháp trọng tâm vừa thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ nông sản, vừa đảm bảo phòng, tránh dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Chính phủ.Cụ thể, hướng dẫn các địa phương thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; chủ động tiếp cận, thực hiện các chính sách hỗ trợ tháo gỡ khó khăn trước tác động của dịch COVID-19; thường xuyên theo dõi sát tình hình sản xuất và lưu thông nông sản ở địa phương, không để tình trạng bị ứ đọng cục bộ. Đặc biệt, cần “phản ứng nhanh”, kịp thời thông báo tình hình đến các doanh nghiệp và người sản xuất để chủ động trong điều chỉnh kế hoạch sản xuất và nhu cầu của thị trường tiêu thụ.
Bộ NN&PTNT cũng đôn đốc các địa phương chỉ đạo các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tăng cường thu mua nông sản nhất là rau củ quả, thủy sản; tăng cường công tác quản lý chất lượng, chế biến phục vụ nhu cầu tiêu thụ, xuất khẩu; khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh thu mua, cung ứng thị trường trong nước.
Bên cạnh đó, hướng dẫn các hiệp hội ngành hàng nông lâm thủy sản, cộng đồng doanh nghiệp thường xuyên cập nhật thông tin chính xác, điều chỉnh kế hoạch xuất khẩu hàng hóa nông lâm thủy sản, cập nhật thông tin từ các cơ quan chức năng, các tỉnh biên giới về diễn biến tình hình thông quan, xuất khẩu hàng hóa nông sản.
Mặt khác, tăng cường chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra giám sát, kiên quyết xử lý các hành vi trục lợi ép giá, gian lận thương mại, gây tâm lý hoang mang cho người sản xuất và người tiêu dùng.
Cùng với đó, Bộ NN&PTNT phối hợp với các bộ, ngành, hướng dẫn địa phương hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các chính sách tháo gỡ khó khăn về kho bãi, bảo quản hàng hóa nông sản, dịch vụ vận tải, hậu cần thương mại… để thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ hàng hóa nông sản.
(Theo Báo Chính phủ)
- Cùng chuyên mục
Doanh nghiệp xuất khẩu Việt trước nỗi lo bị Mỹ áp thuế 46%
Các doanh nghiệp xuất khẩu cho rằng, nếu mức thuế như công bố của Tổng thống Trump được áp dụng, doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Thị trường - 04/04/2025 05:45
Giải bài toán đưa khách quốc tế đến Huế bằng đường hàng không
Sân bay Phú Bài hiện chỉ mới khai thác đường bay nội địa, việc không có đường bay quốc tế trực tiếp đến Huế sẽ khiến khách quốc tế gặp khó khi chọn Huế là điểm đến.
Thị trường - 04/04/2025 05:37
Khối lượng thương mại hàng hóa toàn cầu có thể giảm 1% vì thuế quan
Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho biết thuế quan mới do Hoa Kỳ công bố cùng với các mức thuế được áp dụng vào đầu năm có thể khiến khối lượng thương mại hàng hóa toàn cầu giảm khoảng 1% vào năm 2025.
Thị trường - 04/04/2025 00:09
Tổng thống Pháp kêu gọi doanh nghiệp EU ngưng đầu tư vào Hoa Kỳ
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi các công ty châu Âu đình chỉ kế hoạch đầu tư vào Hoa Kỳ sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump công bố mức thuế toàn cầu đối với hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
Thị trường - 04/04/2025 00:05
DNSE giữ vững vị trí Top 2 với thị phần phái sinh tăng mạnh lên 16,7% trong Quý I/2025
DNSE đạt 16,7% thị phần môi giới chứng khoán phái sinh Quý I/2025, tiếp tục giữ vững vị trí Top 2 trên Bảng xếp hạng thị phần, theo Báo cáo của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội HNX.
Doanh nghiệp - 03/04/2025 19:44
Cổ phiếu tiền điện tử Hoa Kỳ trượt dốc vì thuế quan toàn diện của ông Trump
Cổ phiếu tiền điện tử Hoa Kỳ đã giảm trong phiên giao dịch trước giờ mở cửa vào thứ Năm sau khi đợt áp thuế toàn diện mới nhất của Tổng thống Donald Trump làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư, gây ra làn sóng bán tháo các tài sản nhiều rủi ro.
Thị trường - 03/04/2025 17:58
'Chính sách thuế của ông Trump ít tác động đến ngành rau quả Việt Nam'
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho biết Việt Nam nhập siêu rau quả từ Hoa Kỳ nên có thể chịu tác động ít từ chính sách thuế của ông Trump.
Thị trường - 03/04/2025 16:59
Doanh nghiệp Việt Nam làm gì để đối phó với thuế quan mới của Mỹ?
Các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ có thể sớm phải đối mặt với bất lợi do giá cao hơn 46% so với hàng hóa nội địa của Mỹ hoặc các sản phẩm từ các quốc gia chịu thuế quan thấp hơn.
Thị trường - 03/04/2025 16:52
SHB năm thứ ba liên tiếp được vinh danh Ngân hàng Việt Nam có hoạt động tài trợ bền vững tốt nhất
SHB là đại diện duy nhất của Việt Nam được Global Finance trao tặng giải thưởng "Ngân hàng có hoạt động tài trợ bền vững tốt nhất năm 2025" ghi nhận cho những nỗ lực của Ngân hàng trong việc thúc đẩy các giải pháp tài chính mang lại lợi ích lâu dài cho xã hội và môi trường.
Doanh nghiệp - 03/04/2025 15:58
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
VietinBank vừa được vinh danh Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam trong 5 năm liên tiếp. Giải thưởng là sự ghi nhận nỗ lực của VietinBank trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.
Doanh nghiệp - 03/04/2025 14:49
Giá vàng bật tăng mạnh
Sáng ngày 3/4, giá vàng trong nước bật tăng trở lại, lên sát mốc 103 triệu đồng/lượng.
Thị trường - 03/04/2025 14:48
TP.HCM hỗ trợ 5.000 doanh nghiệp khởi nghiệp tới 2030
TP.HCM đặt mục tiêu lọt top 100 thành phố đổi mới sáng tạo trên toàn cầu và hình thành 5.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, từ đây đến 2030.
Thị trường - 03/04/2025 14:35
EU chuẩn bị các biện pháp đối phó với thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen mô tả thuế quan phổ quát của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump là một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế thế giới và cho biết Liên minh Châu Âu đã chuẩn bị đáp trả bằng các biện pháp đối phó nếu các cuộc đàm phán thất bại.
Thị trường - 03/04/2025 10:58
Giá vàng thế giới lập đỉnh kỷ lục
Giá vàng đạt mức cao kỷ lục vào sáng thứ năm, khi các nhà đầu tư lo lắng đổ xô vào tài sản trú ẩn an toàn sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump công bố mức thuế quan đối ứng mới.
Thị trường - 03/04/2025 10:45
Thực hư công thức tính thuế nhập khẩu Tổng thống Trump mới công bố
Mức thuế quan theo tính toán của Nhà Trắng tính đến cả tác động của thao túng tiền tệ và các rào cản phi thuế quan.
Thị trường - 03/04/2025 10:09
Trung Quốc kêu gọi Hoa Kỳ hủy bỏ thuế quan đối ứng
Trung Quốc đã thúc giục Hoa Kỳ ngay lập tức hủy bỏ các biện pháp thuế quan đơn phương và giải quyết thỏa đáng các bất đồng với các đối tác thương mại thông qua đối thoại bình đẳng.
Thị trường - 03/04/2025 09:39
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 16 h ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 2 week ago