Lãnh đạo 3 Bộ tháo gỡ hơn 2.600 xe nông sản ùn ứ tại Lạng Sơn

Nhàđầutư
Trước tình trạng ùn ứ các xe nông sản tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, đoàn công tác của lãnh đạo Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính đã tích cực làm việc, điện đàm với các cơ quan chức năng phía Trung Quốc để hai bên cùng tập trung các biện pháp tháo gỡ khó khăn trước mắt.
PHƯƠNG LINH
19, Tháng 04, 2020 | 06:11

Nhàđầutư
Trước tình trạng ùn ứ các xe nông sản tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, đoàn công tác của lãnh đạo Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính đã tích cực làm việc, điện đàm với các cơ quan chức năng phía Trung Quốc để hai bên cùng tập trung các biện pháp tháo gỡ khó khăn trước mắt.

Ngày 18/4, đoàn công tác của Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính đã đi kiểm tra tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa tại một số cửa khẩu và làm việc với UBND tỉnh Lạng Sơn.

Hơn 2.600 xe tồn đọng tại các cửa khẩu

Mặc dù đã triển khai nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn như:  thành lập khu cách ly dành riêng cho lái xe và chủ hàng của Trung Quốc và khu cách ly dành riêng cho lái xe và chủ hàng của Việt Nam; khu cách ly dành riêng cho nhân viên bốc xếp, giao nhận hàng hoá tại cửa khẩu....

93097749_2618157811803645_6914205723681357824_o

Đoàn công tác của lãnh đạo Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính lên làm việc tại các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn

Tuy nhiên, đến nay vẫn còn hơn 2.600 xe tồn đọng tại các cửa khẩu, riêng cửa khẩu Tân Thanh là hơn 1.000 xe… Nguyên nhân do phía Trung Quốc siết chặt biên giới để chống dịch COVID-19 nên thời gian qua mỗi ngày tại 3 cửa khẩu chính của Lạng Sơn (Tân Thanh; Hữu Nghị và Cốc Nam) có khoảng 600 lượt xe thông quan, giảm 50% so với trước đây.

Đại tá Ninh Văn Hợp, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Lạng Sơn cho biết, số lượng xe còn tồn đọng tại bến bãi khu vực các cửa khẩu hiện còn khoảng 2.000 xe và thay đổi từng ngày.

"Tỉnh Lạng Sơn đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để thông quan khi phía Trung Quốc tăng thêm năng lực thông quan. So với thời gian trước chúng tôi đã đảm bảo lượng thông qua gấp 3 đến 4 lần như hiện nay. Tuy nhiên, do năng lực thông quan hiện nay Trung Quốc siết chặt cho nên lượng hàng còn tồn đọng ở cửa khẩu từ trước chưa được giải phóng, lượng hàng trong nội địa nội địa tiếp tục dồn lên dẫn đến ùn ứ cục bộ", Đại tá Ninh Văn Hợp nói.

Theo bà Lâm Thị Phương Thanh, Bí thư tỉnh ủy tỉnh Lạng Sơn, do các xe chở hàng phải nằm lại chờ thông quan nên số lượng người tập trung tại cửa khẩu này lên đến hàng nghìn người. Để đảm bảo phòng chống dịch bệnh COVID-19 an toàn cho người dân, vừa giải phóng nhanh hàng hóa và giảm chi phí phát sinh cho doanh nghiệp, tỉnh Lạng Sơn cũng đã có đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về việc tạm dừng tiếp nhận hàng hóa lên cửa khẩu Tân Thanh.

"Hiện nay phía chúng ta chủ động và phía các bạn cũng đang rất tích cực để tháo gỡ như chủ trương là sẽ tiếp tục thông quan vào thứ 7, chủ nhật và kéo dài thời gian thông quan hơn", bà Thanh cho biết.

Giải pháp tháo gỡ trước mắt

Theo Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, giải pháp tháo gỡ trước mắt là Việt Nam và Trung Quốc cần thống nhất mở thêm một số luồng để tăng lưu lượng kiểm tra, làm thủ tục cho xe nông sản thông quan được nhiều hơn.

Cùng với đó tăng thêm thời gian thông quan tại các cửa khẩu, như cửa khẩu Tân Thanh sẽ tăng thời hoạt động từ 5 giờ lên 7 giờ mỗi ngày và không nghỉ cuối tuần. Việt Nam và Trung Quốc cũng cần làm việc để nâng được năng lực bốc dỡ hàng hóa 2 đầu để giải tỏa nhanh lượng xe lớn đang ùn ứ hiện nay.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường lưu ý, các tỉnh phía Nam cần nhanh chóng việc đưa xe nông sản lên cửa khẩu Tân Thanh để giảm tải hàng hóa, tránh tình trạng hư hỏng và tổn thất chi phí. Trong thời gian tới, khi tình hình dịch khả quan hơn, thông thương trở lại bình thường thì các cấp, các ngành cần lên kế hoạch từ sớm, sẵn sàng đẩy mạnh năng lực xuất nhập khẩu đáp ứng nhu cầu thị trường.

Về lâu dài, Bộ trưởng cho rằng cần đánh giá lại năng lực thông quan trên toàn bộ hệ thống cửa khẩu của Việt Nam với Trung Quốc để các bộ, ngành cùng tìm ra hướng nâng cao hiệu quả luân chuyển hàng hóa.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho rằng, trong tình hình hiện nay cần tập trung giãn hoặc tạm dừng lượng hàng hóa đưa lên cửa khẩu; hướng dẫn nông dân, chủ hàng chuyển hướng sang xuất khẩu nông sản chính ngạch và tăng cường giao thương nông sản bằng đường sắt giữa 2 bên Việt Nam - Trung Quốc.

Trước đó, như Nhadautu.vn đưa tin, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã có buổi tiếp và làm việc với Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba nhằm thúc đẩy, hợp tác phát triển nông nghiệp, thương mại nông sản giữa Việt Nam và Trung Quốc trước tác động từ dịch COVID-19.

Tại cuộc họp hai bên đều thống nhất sẽ cố gắng tập trung những nhóm giải pháp cao nhất liên quan đến hải quan, các ngành, địa phương của hai bên để trong thời gian sớm nhất có thể giải quyết được ùn tắc về nông sản tạo sự thông thương. 

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong xuất nhập khẩu hàng hóa nông sản, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường và Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba thống nhất thiết lập danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu theo “luồng xanh” hưởng quy chế ưu tiên miễn kiểm tra đối với bột sắn, hạt điều, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm... để giảm thời gian thông quan qua cửa khẩu; thống nhất một số mặt hàng của các doanh nghiệp được chỉ định và công nhận kết quả kiểm dịch đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Hai bên sẽ phối hợp tích cực triển khai vận hành “luồng ưu tiên” thông quan, kéo dài thời gian đối với hàng nông sản xuất nhập khẩu từ 7h đến 22h giờ Việt Nam (tương ứng 8h đến 23h giờ Bắc Kinh) qua cặp cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Lào Cai – Bắc Sơn).

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25175.00 25177.00 25477.00
EUR 26671.00 26778.00 27961.00
GBP 31007.00 31194.00 32152.00
HKD 3181.00 3194.00 3297.00
CHF 27267.00 27377.00 28214.00
JPY 159.70 160.34 167.58
AUD 16215.00 16280.00 16773.00
SGD 18322.00 18396.00 18933.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18215.00 18288.00 18819.00
NZD   14847.00 15342.00
KRW   17.67 19.30
DKK   3582.00 3713.00
SEK   2293.00 2380.00
NOK   2270.00 2358.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ