UBCKNN hướng tới một thị trường ổn định và bền vững

Nhàđầutư
Việc chỉ số chứng khoán liên tục phá đỉnh phần nào cho thấy sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư, song đây cũng được coi là thách thức với UBCKNN trong việc duy trì sự ổn định và bền vững của thị trường.
TẢ PHÙ
05, Tháng 06, 2021 | 08:17

Nhàđầutư
Việc chỉ số chứng khoán liên tục phá đỉnh phần nào cho thấy sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư, song đây cũng được coi là thách thức với UBCKNN trong việc duy trì sự ổn định và bền vững của thị trường.

1704_a1-0932

 Ông Phạm Hồng Sơn – Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Ảnh: UBCKNN

Mặt bằng giá cổ phiếu cao, TTCK đang quá rủi ro?

Chốt phiên 4/6, VN-Index đạt 1.304,5 điểm, tăng 0,72% so với mức tham chiếu và tăng 18,8% so với thời điểm đầu năm. Đây cũng là mức đỉnh cao mới của VN-Index trong lịch sử giao dịch.

Đánh giá về đà tăng của thị trường, ông Phạm Hồng Sơn – Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) nhận định, TTCK được hỗ trợ từ nhiều yếu tố vĩ mô cả trong nước và ngoài nước. Theo đó, Việt Nam đã hoàn thành được mục tiêu kép, vừa chống dịch vừa khôi phục, phát triển kinh tế. Cùng với đó, lãi suất tiết kiệm thấp đã góp phần tăng sức mua trên thị trường. Trong 5 tháng đầu năm có hơn 482.000 tài khoản được mở mới, cũng là số kỷ lục từ trước tới nay. Mặt khác, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp rất khả quan, riêng năm năm 2020 ghi nhận 87,1% doanh nghiệp báo lãi. Bên cạnh đó, hầu hết TTCK thế giới đã tăng điểm và hồi phục tích cực cũng góp phần hỗ trợ cho đà tăng của TTCK trong nước.

Việc TTCK tăng mạnh vừa cho thấy đây là kênh hấp dẫn, vừa là một tín hiệu cho thấy vai trò huy động vốn trung, dài hạn và là “hàn thử biểu” của nền kinh tế Việt Nam.

“Tuy nhiên, việc TTCK duy trì đà tăng mạnh và dài như thời gian qua đã và đang đặt ra nhiều thách thức, áp lực hơn cho cả cơ quan quản lý, các thành viên thị trường. Điều chúng tôi quan tâm nhất trong bối cảnh hiện nay không hẳn chỉ là mức độ tăng trưởng, mà quan trọng hơn là duy trì sự ổn định và bền vững của thị trường”, ông Phạm Hồng Sơn nói.

Sẽ tăng cường thanh tra, giám sát nếu dư nợ margin tăng liên tục

Thời gian qua, dòng tiền vào TTCK bằng nhiều kênh khác nhau, và chủ yếu đến từ dòng tiền của nhà đầu tư trong nước. Kỳ vọng tăng trưởng kinh tế vĩ mô, công tác phòng chống dịch hiệu quả, mặt bằng lãi suất thấp, nhiều kênh đầu tư kém hấp dẫn hơn,… là những nguyên nhân chính giúp dòng tiền tìm đến với TTCK thời gian qua. Chính vì thế, dòng tiền vào TTCK gia tăng không chỉ đến từ margin.

Dù vậy, trong bối cảnh TTCK liên tục tăng mạnh, không ngạc nhiên khi dư nợ margin cũng tăng theo. Ông Phạm Hồng Sơn cho biết, tính tới thời điểm ngày 31/5/2021, dư nợ margin toàn thị trường đã lên tới 112,1 nghìn tỷ đồng, tăng 31,2 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2020 và tăng 10,7 nghìn tỷ so với cuối quý I/2021. Thời gian gần đây, một số công ty chứng khoán đã có dấu hiệu cho vay margin chạm trần (không gấp 2 lần vốn chủ sở hữu).

“Chúng tôi cho rằng, mặc dù dư nợ margin vẫn trong khả năng kiểm soát, tuy nhiên, việc con số này tăng liên tục và dự báo sẽ còn tăng nữa thì đúng là cần tăng cường thanh tra, giám sát để đảm bảo việc cho vay margin là đúng pháp luật, an toàn cho công ty chứng khoán và an toàn bền vững cho dòng tiền trên TTCK”, ông nói.

Ông cũng cho biết, UBCKNN vào ngày 28/5/2021 đã có văn bản gửi các công ty chứng khoán để rà roát, củng cố hoạt động trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Theo đó, cơ quan quản lý yêu cầu các công ty chứng khoán tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch, tăng cường công nghệ thông tin, làm trực tuyến, chủ động phương án kinh doanh để đảm bảo cung cấp dịch vụ thông suốt trong mọi tình huống. Đặc biệt hơn, tại văn bản này, UBCKNN đã yêu cầu các công ty chứng khoán tuyệt đối “thượng tôn pháp luật”, tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật chứng khoán và các quy định pháp luật liên quan.

“Phải đưa bằng được hệ thống do FPT xây dựng vào sử dụng vào cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7”

Trong những phiên cuối tháng 5, đầu tháng 6, khi thanh khoản và lượng lệnh vào thị trường tăng đột biến, đã khiến hiện tượng nghẽn lệnh tái diễn thậm chí xuất hiện rủi ro lớn đối với hệ thống giao dịch của Sở HOSE, buộc đơn vị này phải chủ động ngừng giao dịch phiên chiều 1/6 để đảm bảo an toàn cho toàn hệ thống. Đến nay hệ thống đã trở lại hoạt động bình thường, có tiến triển tốt khi HOSE và các thành viên công ty chứng khoán cũng nỗ lực đưa ra giải pháp mới.

Song song công việc đối với hệ thống hiện tại, HOSE và các đơn vị liên quan cũng đã tích cực triển khai đồng thời hệ thống giao dịch phối hợp với FPT và hệ thống công nghệ thông tin cho toàn thị trường KRX. Tất cả công tác vẫn tiến hành khẩn trương, đảm bảo đúng tiến độ, lộ trình. Hệ thống phối hợp FPT đã vào giai đoạn kiểm thử diện rộng sẽ xử lý vấn đề nghẽn lệnh.

Tuy nhiên, từ nay đến khi hệ thống phối hợp với FPT xây dựng đi vào vận hành, việc đảm bảo cho hệ thống hiện tại của HOSE giao dịch không bị gián đoạn vẫn là ưu tiên hàng đầu. Đây là công tác được Bộ Tài chính đặc biệt quan tâm và Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cũng đã có chỉ đạo quyết liệt.

Ông Phạm Hồng Sơn cho biết cơ quan quản lý sẽ tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp để đảm bảo hệ thống giao dịch được thông suốt, đồng thời phải đưa bằng được hệ thống do FPT xây dựng vào sử dụng vào cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7 này để giải quyết dứt điểm tình trạng nghẽn lệnh tại HOSE.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26777.00 26885.00 28090.00
GBP 31177.00 31365.00 32350.00
HKD 3185.00 3198.00 3304.00
CHF 27495.00 27605.00 28476.00
JPY 161.96 162.61 170.17
AUD 16468.00 16534.00 17043.00
SGD 18463.00 18537.00 19095.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18207.00 18280.00 18826.00
NZD 0000000 15007.00 15516.00
KRW 0000000 17.91 19.60
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ