Tỷ phú Thái hạ màn thương vụ thâu tóm Nhựa Bình Minh

Nhàđầutư
Doanh nghiệp đến từ Thái Lan sẽ chỉ cần chi thêm 59 tỷ đồng để chính thức thâu tóm Nhựa Bình Minh - thương hiệu có tuổi đời hơn 40 năm tại Việt Nam.
Minh Trang
03, Tháng 04, 2018 | 17:09

Nhàđầutư
Doanh nghiệp đến từ Thái Lan sẽ chỉ cần chi thêm 59 tỷ đồng để chính thức thâu tóm Nhựa Bình Minh - thương hiệu có tuổi đời hơn 40 năm tại Việt Nam.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa thông báo, The Nawaplastic Industries (Saraburi) đăng ký mua thêm 818.609 cổ phiếu, tương đương 1% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần nhựa Bình Minh (mã CK: BMP).

Thời gian dự kiến thực hiện giao dịch từ ngày 4/4 đến 3/5/2018, thông qua hình thức khớp lệnh hoặc giao dịch thỏa thuận, 

Trước đó, chiều 9/3, Saraburi cũng là cái tên đã tham gia đấu giá và mua thành công 24,1 triệu cổ phần, tương đương 29,51% vốn điều lệ của BMP do tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) nắm giữ. Thương vụ trên đã đem lại cho SCIC hơn 2.330 tỷ đồng.

nhua-binh-minh

Thương vụ đấu giá Nhựa Bình Minh có kịch bản gần giống phiên đấu giá cổ phần Sabeco 

Kịch bản đấu giá lặp lại giống thương vụ thâu tóm Sabeco của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi hồi cuối năm ngoái khi mà chỉ có một tổ chức đăng ký mua trọn lô và một nhà đầu tư cá nhân mua số lượng tượng trưng.

Sau khi ôm trọn lô 24,1 triệu cổ phần BMP qua đấu giá, Saraburi đã nâng tỷ lệ sở hữu tại Nhựa Bình Minh lên 49,91%.

Nếu giao dịch mua gom thêm 1% lần này thành công, Saraburi sẽ tăng sở hữu lên 41,66 triệu cổ phần, tương đương tỷ lệ 50,89% và nhựa Bình Minh sẽ chính thức về tay người Thái.

Sau phiên đấu giá lịch sử, cổ phiếu BMP chứng kiến chuỗi phiên giảm điểm liên tục. Chốt phiên giao dịch ngày 3/4, BMP có giá 72.100 đồng/CP. Dự kiến, Saraburi sẽ chi thêm 59 tỷ đồng để hạ màn kịch bản thâu tóm thương hiệu nhựa 40 năm tại Việt Nam.

Được biết, việc thâu tóm Nhựa Bình Minh đã nằm trong chiến lược dài hạn của Nawaplastic. Bằng chứng là từ năm 2013, ông Kan Trakulhoon, Chủ tịch Tập đoàn SCG – công ty mẹ của Nawaplastic, đã tuyên bố rằng ngân sách chi cho M&A đến 2020 tại Việt Nam của SCG lên đến 5-6 tỷ USD.

Công ty Cổ phần nhựa Bình Minh là doanh nghiệp đã có 40 năm hoạt động sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nhựa, sản phẩm chủ chốt là nhựa vật liệu xây dựng (ống nhựa PVC, ống nhựa PPR ống nhựa HDPE)…

Hiện nhựa Bình Minh có 4 nhà máy ở TP.HCM, Bình Dương, Long An, Hưng Yên với tổng năng lực sản xuất đạt 130.000 tấn/ năm.

Về tình hình kinh doanh, năm 2017 BMP đạt sản lượng tiêu thụ hơn 94.000 tấn, tăng 15% so với 2016. Doanh thu thuần 2017 đạt hơn 3.800 tỷ đồng, tăng 15,6% so với năm 2016. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế 2017 của doanh nghiệp lại chỉ đạt hơn 471 tỷ đồng, sụt giảm 24,9% so với năm 2016 (hơn 627 tỷ đồng).

Nguyên nhân được cho là thời gian gần đây trong điều kiện cạnh tranh gay gắt từ những doanh nghiệp mới, nhựa Bình Minh đã dần đánh mất thị phần, khả năng quyết định giá bán kém đi. 

Theo lãnh đạo Nhựa Bình Minh, nguyên nhân còn do trong năm giá nguyên liệu đầu vào tăng 8,2% khiến doanh nghiệp bị ảnh hưởng, cộng với các khoản chiết khấu tăng mạnh khiến cho chi phí tài chính 2017 tăng hơn gấp đôi so với 2016.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ