Tuyên bố từ Hội nghị G-20 đưa ra ít cam kết về khí hậu

Lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20) đã đạt được thỏa thuận về bản tuyên bố cuối cùng hôm Chủ nhật, kêu gọi hành động “hiệu quả và có ý nghĩa” để khống chế sự ấm lên của trái đất ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, nhưng đưa ra ít cam kết cụ thể.
KIM NGÂN
01, Tháng 11, 2021 | 07:02

Lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20) đã đạt được thỏa thuận về bản tuyên bố cuối cùng hôm Chủ nhật, kêu gọi hành động “hiệu quả và có ý nghĩa” để khống chế sự ấm lên của trái đất ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, nhưng đưa ra ít cam kết cụ thể.

G

Các nhà lãnh đạo G-20 tung đồng xu vào đài phun nước Trevi mang tính biểu tượng của Rome bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở thủ đô Ý, ngày 31/10/2021. Ảnh: Reuters

G-20, trong đó có Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Đức và Mỹ, chiếm khoảng 80% lượng phát thải toàn cầu.

Tuyên bố cho biết các kế hoạch quốc gia hiện tại về hạn chế khí thải phải được tăng cường “nếu cần thiết”, nhưng không nhắc cụ thể năm 2050 là mốc phải đạt được mức phát thải carbon ròng bằng 0.

“Chúng tôi nhận thấy tác động của biến đổi khí hậu nếu nhiệt độ trái đất ấm lên 1,5 độ C thấp hơn nhiều so với mức 2 độ C. Để ngưỡng 1,5 độ C trong tầm tay, phải có hành động và cam kết hiệu quả và ý nghĩa của tất cả các nước”.

1,5 độ C là ngưỡng các chuyên gia Liên Hợp Quốc cho rằng phải đạt được để tránh sự gia tăng đáng kể của các hiện tượng khí hậu cực đoan như hạn hán, bão và lũ lụt. Để đạt được ngưỡng này, Liên Hợp Quốc khuyến nghị phải đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Các nhà lãnh đạo G-20 nhận thấy có “mối liên quan lớn” giữa ngưỡng 1,5 độ C và việc đạt được lượng khí thải carbon ròng bằng 0 vào giữa thế kỷ này.

Trung Quốc, quốc gia có lượng phát thải lớn nhất thế giới, đã đặt mục tiêu đạt được lượng khí thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2060. Các nước gây ô nhiễm lớn khác như Ấn Độ và Nga cũng chưa gắn cam kết với năm 2050.

Các chuyên gia Liên Hợp Quốc nói rằng ngay cả khi các kế hoạch quốc gia hiện tại được thực hiện đầy đủ, sự ấm lên của trái đất có thể cao tới mức 2,7 độ C, với sự gia tăng của các hiện tượng tự nhiên thảm khốc như hạn hán, bão và lũ lụt.

Tuyên bố có cam kết ngừng cung cấp tài chính cho sản xuất nhiệt điện than ở nước ngoài vào cuối năm nay, nhưng không ấn định thời gian cho quá trình loại bỏ dần điện than, hứa hẹn sẽ thực hiện “càng sớm càng tốt”.

Các lãnh đạo G-20 cũng không ấn định thời gian cho việc loại bỏ dần các khoản trợ cấp nhiên liệu hóa thạch, cho biết sẽ nỗ lực thực hiện điều này “trong trung hạn”.

Đối với khí mê-tan, có tác động mạnh hơn nhưng ít kéo dài như carbon dioxide đối với sự nóng lên của trái đất, tuyên bố của G-20 dùng ngôn ngữ nhẹ hơn so với dự thảo trước đó.

(Theo Reuters)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ