'Tuần trăng mật' giữa ông Trump với Trung Quốc kéo dài bao lâu?

Nhàđầutư
Cho dù cuộc Đối thoại an ninh - ngoại giao lần đầu tiên với chính quyền Trump trong tuần qua được truyền thông lẫn các học giả đánh giá khá thuận, nhưng sự khởi đầu hữu hảo giữa Tổng thống Trump với Trung Quốc dường như sắp đến hồi kết.
HẢI ĐĂNG
26, Tháng 06, 2017 | 09:33

Nhàđầutư
Cho dù cuộc Đối thoại an ninh - ngoại giao lần đầu tiên với chính quyền Trump trong tuần qua được truyền thông lẫn các học giả đánh giá khá thuận, nhưng sự khởi đầu hữu hảo giữa Tổng thống Trump với Trung Quốc dường như sắp đến hồi kết.

Quan hệ giữa Washington với Bắc Kinh có thể sẽ bước vào giai đoạn khó khăn (rocky times) nếu như Trung Quốc không sớm điều chỉnh một số chính sách dài hạn. 

Ngày 21/6 tuần qua, Mỹ và Trung Quốc đã tổ chức hội nghị Đối thoại an ninh - ngoại giao lần đầu tiên ở Washington. Theo tờ Lianhe zaobao (Singapore), đây là lần đầu tiên, Mỹ đồng thời cử Ngoại trưởng và Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng tham gia hội nghị, cũng như lần đầu tiên nâng Trung Quốc lên cấp ngang với "đồng minh" để tiến hành đối thoại.

Hoi-dam-My-Trung-2.2

 Hội đàm Mỹ - Trung 2+2 tuần qua tại Washington

Trong các cuộc Đối thoại chiến lược - kinh tế Trung - Mỹ trước đây, Bộ trưởng Quốc phòng và đại diện quân đội Mỹ đều không tham dự. Tờ báo Singapore nói trên dẫn lời Phó Giáo sư Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) Vương Đống nhận định rằng, việc đồng thời cử Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng chủ trì đối thoại song phương "2+2" là một biệt đãi Washington thông thường chỉ dành cho các đồng minh của Mỹ. Nhiều đề tài gay cấn trong bang giao hai nước chắc chắn đã được đề cập một cách rốt ráo.

“Cột” Trung Quốc vào Triều Tiên

Hai Bộ trưởng nội các của Tổng thống Donald Trump nói rằng Trung Quốc vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc gây áp lực lên Triều Tiên, buộc Bình Nhưỡng từ bỏ tham vọng hạt nhân của mình. Những bình luận này có vẻ đối lập với dòng tweet của Trump vào giữa tuần, trong đó vị tổng thống gợi ý rằng Mỹ đang chuyển sang các phương án khác để đối phó với Triều Tiên.

donald-trump

 

Mặc dù tôi đánh giá cao nỗ lực của Chủ tịch Tập và Trung Quốc để giúp đỡ giải quyết vấn đề Triều Tiên, nhưng các nỗ lực ấy đã không thành công

Tổng thống Donald Trump

"Mặc dù tôi đánh giá cao nỗ lực của Chủ tịch Tập và Trung Quốc để giúp đỡ giải quyết vấn đề Triều Tiên, nhưng các nỗ lực ấy đã không thành công", Trump viết. "Tuy nhiên, tôi biết là Trung Quốc đã cố gắng!" Tổng thống Trump cho biết tối 22/6 tại một cuộc mít tinh ở Cedar Rapids, Iowa. "Tôi ước rằng chúng ta nhận được nhiều sự trợ giúp hơn từ phía Trung Quốc đối với vấn đề Triều Tiên. Nhưng điều đó dường như đã không mang lại hiệu quả”.

Ngược lại với sự hồ hởi của truyền thông, chính quyền Trump đã bỏ ngoài tai yêu cầu của Trung Quốc tạm ngưng các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn để đổi lại việc Bắc Triều Tiên sẽ chấm dứt các vụ thử tên lửa và hạt nhân. Năm 2005 từng có thỏa thuận về đổi chác như vậy nhưng sau đó đã bị Bắc Triều Tiên phá vỡ thỏa thuận ấy. Giờ đây, Bắc Triều Tiên lại muốn quay trở lại với sáng kiến đổi chác nói trên.

Mới đây, ông Kye Chun-yong, Đại sứ Bắc Triều Tiên tại Ấn Độ đã bày tỏ nguyện vọng đổi chác như cách đây mấy năm. Chưa ai đoán trước được phản ứng của Trump, nhưng các nhà quan sát tiết lộ chính quyền Mỹ đang tính toán đến một bước đi táo bạo mà các vị tiền nhiệm của ông Trump chưa ai dám nghĩ tới. Mỹ sẽ lên kế hoạch trừng phạt một loạt các công ty và tập đoàn Trung Quốc vi phạm các lệnh cấm vận của LHQ đối với Bắc Triều Tiên.

Tình hình cũng nóng hẳn lên khi hai bên bàn về Đài Loan. Trước khi Tổng thống Barack Obama rời khỏi chức vụ, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chuẩn bị một gói bán vũ khí cho quốc đảo, nhưng mọi chuyện vẫn chưa đi vào hồi kết. Muốn tranh thủ phản ứng thuận lợi của Trung Quốc đối với Triều Tiên và các vấn đề khác, chính quyền Trump đã trì hoãn việc phê duyệt gói vũ khí ấy. Nhưng do Trung Quốc không tiến triển được bao nhiêu trong vấn đề Triều Tiên, nhóm lợi ích trong việc bán vũ khí cho Đài Bắc lại hoạt động trở lại.

Nâng cấp vẫn căng thẳng

"Lần này, Mỹ nâng Trung Quốc lên cấp ngang với đồng minh để tiến hành đối thoại cho thấy sự coi trọng đối với quan hệ Trung-Mỹ", ông  Vương Đống nói. Trong khi đó, ông Thẩm Đinh Lập, Giáo sư Đại học Phúc Đán, Thượng Hải cho rằng, cấp độ đối thoại Trung-Mỹ đang tăng dần, chính phủ Tổng thống Donald Trump hiện tại sẵn sàng nâng cấp đối thoại là do lo lắng vấn đề Triều Tiên, mong muốn đổi lấy sự phối hợp nhiều hơn với Bắc Kinh trên bán đảo Triều Tiên.

Vẫn theo Thẩm Đinh Lập, dưới thời chính quyền cựu Tổng thống George W. Bush, một bộ phận Nhà Trắng từng lên tiếng phản đối triển khai đối thoại chiến lược với Trung Quốc. Cơ chế đối thoại hồi bấy giờ chỉ dừng lại ở mức "đối thoại cấp cao". Đến nhiệm kỳ Tổng thống Barack Obama, tên gọi hội nghị được bổ sung thêm hai chữ "chiến lược". Nhưng thời kỳ đầu, hội nghị chỉ thảo luận về kinh tế, mãi về sau mới chuyển sang đề cập đến vấn đề an ninh, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng không tham dự.

 
Ủy viên Quốc vụ viện và Tổng tham mưu trưởng dễ dàng tiếp cận Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Tập Cận Bình hơn Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng, lời nói có sức nặng hơn nên cơ chế đối thoại cũng sẽ hiệu quả hơn

GS Thẩm Đinh Lập - ĐH Phúc Đán (TQ)

Các nguồn tin từ Trung Quốc còn tiết lộ, trước đây Bắc Kinh từng e dè với cơ chế đối thoại "2+2" do quan ngại nếu hội nghị có sự kết hợp giữa Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thì sẽ quá mạnh, lấn át mất không gian đối thoại của Bắc Kinh. Việc hiện nay Trung Quốc lạc quan với sự cải thiện của cơ chế đối thoại Trung-Mỹ cho thấy Bắc Kinh đã tự tin hơn trước đây.

Giáo sư Thẩm cũng lý giải thêm, việc Mỹ cử Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng tham dự, nhưng Trung Quốc lại cử Ủy viên Quốc vụ viện (cấp bậc cao hơn Ngoại trưởng) và Tổng tham mưu trưởng quân đội (cấp bậc thấp hơn Bộ trưởng) là do tính chất đặc thù trên chính trường Trung Quốc.

"Ủy viên Quốc vụ viện và Tổng tham mưu trưởng dễ dàng tiếp cận Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Tập Cận Bình hơn Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng, lời nói có sức nặng hơn nên cơ chế đối thoại cũng sẽ hiệu quả hơn", Thẩm Đinh Lập nói.

Ngoài ra, ông Michael Swaine, một nhà phân tích về Trung Quốc tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế nhận định, cơ chế Đối thoại an ninh - ngoại giao như hiện nay sẽ hiệu quả hơn trước đây.

Bởi theo ông, quy mô Đối thoại an ninh - ngoại giao mới tương đối nhỏ, hai bên có thể dễ dàng tập trung vào các vấn đề thực tế, nhưng cũng có thể đề cập đến những vấn đề chiến lược lâu dài hơn./.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ