Nữ hoàng Anh đọc diễn văn khai mạc Quốc hội mới

Nhàđầutư
Brexit là nội dung trọng tâm trong bài phát biểu hôm 21/6 khai mạc Quốc hội của nữ hoàng Anh Elizabeth đệ nhị. Một loạt dự luật mới đã được đề xuất nhằm tạo sự chuẩn bị cho quá trình Brexit diễn ra thành công và ít gây xáo trộn nhất.
DIỆU MY
22, Tháng 06, 2017 | 14:56

Nhàđầutư
Brexit là nội dung trọng tâm trong bài phát biểu hôm 21/6 khai mạc Quốc hội của nữ hoàng Anh Elizabeth đệ nhị. Một loạt dự luật mới đã được đề xuất nhằm tạo sự chuẩn bị cho quá trình Brexit diễn ra thành công và ít gây xáo trộn nhất.

Bài phát biểu của người đứng đầu Hoàng gia Anh là nghi thức truyền thống hàng năm, trong mỗi lần khai mạc năm họp mới của Quốc hội. Nội dung sẽ tập trung vào những cam kết định hướng điều hành của chính phủ với đất nước cho cả hai năm tiếp sau.

Hy vọng và cam kết

Hôm 21/6, theo phóng viên thường trú của TTXVN tại Anh, Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị vừa tham dự và có bài diễn văn khai mạc Quốc hội mới của Anh. Bài diễn văn gửi gắm những hy vọng và cam kết vào Chính phủ Thủ tướng Theresa May, trong thời gian điều hành sắp tới.

Elizabeth II

 Nữ hoàng Anh Elizabeth II (trái) đã công bố dự thảo kế hoạch của chính phủ thiểu số của đảng Bảo thủ.

Bài phát biểu năm nay được chờ đợi hơn thường lệ, do nhiều yếu tố. Trước đây mấy ngày, Thủ tướng Theresa May tuyên bố lễ khai mạc sang năm, năm 2018 của Quốc hội Anh sẽ không có nghi thức Nữ hoàng phát biểu. Tức là bài phát biểu hôm nay, sẽ đồng thời là tuyên ngôn của chính phủ Anh cho điều hành đất nước trong cả hai năm sắp tới, giai đoạn tập trung đàm phán tiến trình Anh rời khỏi mái nhà chung châu Âu.

Brexit là nội dung trọng tâm trong bài phát biểu khai mạc Quốc hội của nữ hoàng Anh Elizabeth đệ nhị. Một loạt dự luật mới đã được đề xuất nhằm tạo sự chuẩn bị cho quá trình Brexit diễn ra thành công và ít gây xáo trộn nhất.

Trong 24 dự luật đề xuất, có 8 điều liên quan đến Brexit. Cụ thể là về sự chuẩn bị cho từng ngành, từng lĩnh vực trong giai đoạn nước Anh mới ở ngoài liên minh châu Âu, về việc chuyển đổi các luật áp dụng theo liên minh châu Âu hiện nay sang hệ thống luật của Anh, về giải pháp cho vấn đề thương mại, thuế quan, nhập cư, các ngành thủy sản, nông nghiệp, hạt nhân.

Chính phủ Anh cho biết các điều luật mới đề xuất được soạn thảo để áp dụng cho không chỉ giai đoạn đàm phán hai năm sắp tới, mà cả giai đoạn mới hậu liên minh châu Âu, nhằm tối đa hoá sự ổn định cho mỗi cá nhân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nội dung trọng tâm được đề cập trong cương lĩnh của đảng Bảo thủ đã tạm thời bị hoãn đề cập, sau khi đảng cầm quyền mất thế đa số tại Hạ viện.

Tuyên ngôn của Nữ hoàng hôm nay, sẽ được sử dụng cho hai năm quốc hội sắp tới. Động thái này được hiểu là Chính phủ Anh muốn có một sự ổn định trên chính trường và cam kết về chính sách, duy trì suốt cho hai năm đàm phán kết thúc tiến trình Brexit cam go.

Trong diễn văn khai mạc quốc hội, Nữ hoàng đã đề cập đến 24 dự thảo của chính phủ, trong đó có tới 8 dự thảo liên quan đến vấn đề Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit. Những dự thảo liên quan đến Brexit gồm dự luật "Hủy bỏ lớn" nhằm hủy bỏ và thay thế các luật lệ của EU bằng luật pháp Anh, dự thảo về hải quan, thương mại, nhập cư, thủy sản, nông nghệp, an toàn hạt nhân và trừng phạt quốc tế đối với một số thể chế trên thế giới.

Nữ hoàng Elizabeth II cũng đề cập đến một số dự thảo kế hoạch của chính phủ liên quan đến thúc đẩy phát triển một số ngành công nghiệp mới như dự thảo về xe hơi chạy bằng điện và tự động, công nghiệp vũ trụ ...

Liên quan đến ngân sách quốc phòng và hoạt động chống khủng bố, chính phủ dự kiến vẫn giữ nguyên mức 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Chính phủ cam kết sẽ xem xét đánh giá lại chiến lược chống khủng bố, tăng cường công tác chống lại chủ nghĩa cực đoan, tăng kết án đối với những tội danh liên quan đến khủng bố và ngăn chặn giảm bớt những tài liệu cổ súy cho hoạt động cực đoan trên mạng.

Các vấn đề như chính sách xã hội đối với người cao tuổi, giáo dục, việc làm cũng được đề cập đến trong bài diễn văn khai mạc Quốc hội Anh của Nữ hoàng Elizabeth II. Diễn văn toát lên sự tập trung chú trọng của chính phủ mới đối với vấn đề Brexit, những nỗ lực để đưa ra các luật mới nhằm giúp cho việc nước Anh rời khỏi EU một cách "suôn sẻ và trật tự".

Brexit ảnh hưởng tăng trưởng?

Sự kiện đảng Bảo thủ của bà Thủ tướng Theresa May không giành được đa số áp đảo trong nghị viện không chỉ làm cho chiếc ghế quyền lực của bà lung lay, buộc bà phải thay đổi quan điểm mà còn đưa tiến trình Brexit vào vùng bất định: Brexit “cứng”, Brexit “mềm” hay thậm chí sẽ không có Brexit nào cả. Kết quả bầu cử cho thấy Brexit “cứng” không giành được đa số, Brexit “mềm” không giành được đa số và chắc chắn phe phản đối Brexit cũng không giành được đa số.

Brexit

 Tiến trình Brexit vẫn rất mập mờ

Dù cứng hay mềm hay không có Brexit thì tình trạng bất ổn hiện nay cũng đang gây tác hại cho tăng trưởng kinh tế của Anh đến mức Liên đoàn các nhà công nghiệp Anh (EEF) - tổ chức lớn nhất của các nhà kinh doanh - phải ra tuyên bố kêu gọi chính phủ “nghĩ lại” kế hoạch Brexit, nếu không thì doanh nghiệp phải điều chỉnh hoạt động, có thể rời khỏi đất nước.

EEF, cùng nhiều hiệp hội doanh nghiệp khác, đều cho rằng, duy trì vị thế của Anh trong thị trường chung Âu châu và Liên minh Hải quan châu Âu là yếu tố sống còn của doanh nghiệp, do đó phải là nội dung quan trọng nhất trong đàm phán Brexit. Terry Scuoler, Giám đốc điều hành EEF, nói báo The Guardian rằng Chính phủ Anh đã lãng phí một năm rồi, bây giờ cần “từ bỏ những lời lẽ khoa trương và bắt đầu hàn gắn quan hệ với các đối tác EU”.

Bên ngoài, các tổ chức xếp hạng tín dụng toàn cầu đã bắt đầu cảnh báo về tác động kinh tế của tình trạng bất ổn chính trị ở Anh. Hôm đầu tuần này, Moody’s nhận định thất bại của Thủ tướng Therese May trong cuộc bầu cử tuần trước đang làm tổn thương vị thế của Anh trên thị trường tín dụng quốc tế vì có khả năng nước Anh sẽ phải vay mượn thêm nhiều.

Đồng bảng Anh hôm đầu tuần đã có phiên giảm giá thứ hai liên tiếp và tổ chức Standard & Poor’s cảnh báo tăng trưởng kinh tế đang chập chờn của Anh sẽ suy yếu hơn nữa trong thời gian tới. “Về triển vọng tăng trưởng, rõ ràng rằng mọi chuyện đang không đi đúng hướng, bất ổn chính trị đang làm suy yếu môi trường kinh doanh, niềm tin của người tiêu dùng và của doanh nghiệp”, ông Jean-Michel Six, nhà kinh tế trưởng của S&P châu Âu, nói với các phóng viên tài chính ở Paris.

Một cuộc khảo sát nhanh ý kiến của 700 doanh nghiệp Anh do tổ chức vận động hành lang Institute of Directors ghi nhận niềm tin của doanh nghiệp “đã xuống tới đáy” và yêu cầu chính phủ cần nhanh chóng đàm phán và ký kết một hiệp định thương mại mới với EU.

Các chỉ số kinh tế trong những tháng sau cuộc trưng cầu dân ý về Brexit năm ngoái cho thấy giới kinh doanh và người tiêu dùng không lo ngại nhiều. Nền kinh tế Anh vẫn thuộc nhóm tăng trưởng tốt nhất trong năm 2016. Tuy nhiên, từ đầu năm 2017 đến nay tăng trưởng giảm đột ngột, đồng tiền mất giá khiến đời sống trở nên khó khăn và đã có những dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp ngày càng lo âu trước một tương lai còn khá nhiều bất định./.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ