Tư tưởng Hồ Chí Minh về hội nhập kinh tế quốc tế

Nhàđầutư
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ rất quan tâm đến hội nhập kinh tế. Từ năm 1946, trong lời kêu gọi gửi tới LHQ, Hồ Chi Minh nêu rõ: “Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ...“.
SỸ TÂN
19, Tháng 05, 2020 | 08:00

Nhàđầutư
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ rất quan tâm đến hội nhập kinh tế. Từ năm 1946, trong lời kêu gọi gửi tới LHQ, Hồ Chi Minh nêu rõ: “Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ...“.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về hội nhập kinh tế quốc tế

Ngay từ thuở thiếu thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mang trong mình khát vọng thoát khỏi ách nô lệ thực dân, giải phóng dân tộc. Người đã đi khắp năm châu để tìm ra con đường cứu nước. Ngay sau khi tuyên bố với thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (9/1945), Hồ Chủ tịch đã chỉ đạo Chính phủ, các bộ, ngành triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Ngoài sự tự lực, tự cường, Người đã chú trọng đến công tác hội nhập kinh tế quốc tế. 

ttxvnchu_tich_ho_chi_minh_voi_nganh_ngoai_giao_1

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đoàn Nghị sỹ Quốc hội Anh san thăm Việt Nam (4/5/1957)   - Ảnh tư liệu

Trong tư tưởng hội nhập và phát triển kinh tế, Người “hoan nghênh những người Pháp đem tư bản vào xứ ta khai thác những nguồn nguyên liệu chưa có ai khai thác”, “mời những nhà chuyên môn Pháp, cũng như Mỹ, Nga hay Tàu giúp việc cho chúng ta trong cuộc kiến thiết quốc gia”. Không phải ngẫu nhiên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần gửi thư cho Tổng thống, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, mong muốn có quan hệ tốt giữa hai nước và cùng nhau góp phần giải quyết hợp lý, công bằng nền độc lập cũng như phát triển kinh tế của Việt Nam.

Trong lời kêu gọi gửi tới Liên hợp quốc năm 1946, Hồ Chí Minh nêu rõ: “Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình. Nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế. Nước Việt Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc”.

Theo tư tưởng của Người, hợp tác quốc tế để tranh thủ nguồn vốn, khoa học - công nghệ, thị trường nhằm phát triển kinh tế, phát huy sức mạnh nội lực, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, vì lợi ích chung mỗi nước, mỗi dân tộc.

Thấm nhuần tư tưởng ấy, ngay từ rất sớm, Đảng ta đã xây dựng chiến lược phát triển, có các chỉ đạo triển khai quyết liệt. 

Công cuộc hội nhập nói chung và kinh tế quốc tế nói riêng đã mang lại những hiệu quả vô cùng to lớn, toàn diện, góp phần thúc đẩy phát triển của đất nước, cũng như khẳng định uy tín, vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Từ một quốc gia vốn nghèo nàn, lạc hậu, bị tàn phá bởi chiến tranh, ít người biết đến, nhưng đến nay Việt Nam đã và đang phát triển mạnh mẽ, đạt được những kết quả toàn diện được quốc tế ghi nhận.

Sự chủ động hội nhập đã đưa Việt Nam trở thành một “mắt xích” quan trọng trong mạng lưới liên kết kinh tế với các nền kinh tế hàng đầu thế giới với 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký, đang và sẽ thực thi. Việt Nam cũng là thành viên tích cực, có trách nhiệm của nhiều tổ chức đa phương như WTO, APEC, ASEAN…

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng được đánh giá là quốc gia nằm trong nhóm quốc gia thành công nhất về thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) với khoảng 26.000 doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam, số vốn cam kết đầu tư trên 330 tỷ USD đến từ gần 130 quốc gia và đối tác.

Quan trọng hơn, việc hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là thông qua các FTA song phương, đa phương đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của Việt Nam mở rộng thị trường, tiếp cận được thị trường khu vực và thị trường toàn cầu, thúc đẩy sản xuất trong nước, qua đó nâng cao đời sống của nhân dân.

Các chính sách đối ngoại cũng như các khung khổ hội nhập đã có sự lan tỏa, tác động tích cực và tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước bền vững. Hình ảnh về một Việt Nam uy tín, năng động, trách nhiệm đã được nâng lên và ngày càng khẳng định trên trường quốc tế.

Các con số biết nói ở trên là một minh chứng rõ ràng về tầm nhìn, cũng như hiệu quả của việc áp dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về hội nhập kinh tế quốc tế. Đây cũng chính là động lực để cả hệ thống chính trị, tiếp tục triển khai nhiệm vụ, góp phần đưa đất nước tiến lên trên bước đường hội nhập, sánh vai cùng các cường quốc năm châu như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng mong muốn.

Sứ mệnh tiên phong của những doanh nhân xứ Nghệ

Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập ngày nay, tư tưởng của Hồ Chí Minh về hội nhập quốc tế vẫn còn nguyên giá trị. Tư tưởng của Bác về doanh nhân, doanh nghiệp như kim chỉ nam định hình cho đội ngũ doanh nhân xứ Nghệ, là định hướng sâu sắc cho sự phát triển của doanh nghiệp trên địa bàn Nghệ Tĩnh. 

Vào thời điểm này, doanh nhân xứ Nghệ đang đứng trước những cơ hội chưa từng có để đưa Nghệ - Tĩnh nói riêng, Việt Nam nói chung lên một vị thế xứng đáng trong cộng đồng quốc tế, để hiện thực khát vọng cháy bỏng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cũng là ước mơ ngàn đời của dân tộc. Có thể khẳng định, những gì Vingroup và Tập đoàn TH đã và đang làm là đại diện tiêu biểu cho tư tưởng Hồ Chí Minh về hội nhập kinh tế quốc tế của những người con Lam Hồng.

019...............................................

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đoàn Liên Xô sang giúp đỡ công tác chuyên môn cho Ủy ban Kế hoạch Nhà nước tại Hà Nội, ngày 22/3/1960    -   Ảnh tư liệu

Đây cũng là khát vọng, là trách nhiệm của cộng đồng doanh nhân xứ Nghệ với đất nước, với nền kinh tế, với tầm nhìn Việt Nam 2045.

Nhưng, đây cũng là thách thức vô cùng lớn, đòi hỏi bản lĩnh, sự dũng cảm và cả sự sẵn sàng thay đổi lớn trong tư duy kinh doanh, trong hành động với cộng đồng, với xã hội… của từng doanh nhân.

Thời gian qua xuất hiện một số doanh nghiệp tư nhân có sức phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng tiếp cận nhiều ngành sản xuất, dịch vụ quan trọng và trở thành những công ty có sức cạnh tranh hàng đầu. Những doanh nghiệp này không chỉ tạo đối trọng với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài FDI mà còn đóng vai trò dẫn dắt trong nhiều lĩnh vực với các thương hiệu như Vingroup, TH Truemilk, Mường Thanh Group, Eurowindow... Có thể thấy, doanh nghiệp tư nhân xứ Nghệ đã có sự vươn lên mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực then chốt của nền kinh tế.

Tại Hội nghị gặp mặt các nhà đầu tư của tỉnh Nghệ An năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá: Nghệ An có thành công thì cả nước mới cất cánh, bởi đây là quê hương của Bác Hồ, là niềm cảm hứng của cả nước trong quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam độc lập, tự cường và thịnh vượng, sánh vai với các cường quốc năm châu như mong mỏi của Bác Hồ kính yêu.

Mạnh dạn thay đổi tư duy, cởi mở trong chiến lược để hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp xứ Nghệ dựa vào sức trẻ, vào ý chí vươn lên và nỗ lực của chính mình đã ghi dấu ấn trên trường quốc tế.

Với một tinh thần yêu nước trong kinh doanh, một khát vọng phụng sự vì cộng đồng, Tập đoàn TH đã có những đóng góp nổi bật cho nền nông nghiệp Việt Nam với tư cách là doanh nghiệp tiên phong, từng bước góp phần đưa sản phẩm nông nghiệp Việt ra thế giới theo chuẩn mực khắt khe của quốc tế. Với khát vọng không ngừng “vươn ra biển lớn”, Tập đoàn TH đã đầu tư những dự án lớn sang Nga, Trung Quốc, Australia... tạo nên dấu ấn TH true MILK trên bản đồ sữa thế giới. 

Bên cạnh đó, một trong những gương mặt nổi bật của doanh nghiệp xứ Nghệ không thể không nhắc đến là Vingroup. Tự hào là Tập đoàn kinh tế hàng đầu tại Việt Nam, được xây dựng bởi những con người xứ Nghệ và thành công bởi trí tuệ, bản lĩnh và khát vọng Việt Nam, thương hiệu Vingroup ngày càng vươn ra thế giới.

Mấy ai dám nghĩ rằng, trong cuộc chiến chống COVID-19, Tập đoàn Vingroup không chỉ cung cấp thiết bị y tế cho Việt Nam, mà còn tặng hàng ngàn máy thở xâm nhập điều trị COVID-19 cho các nước bạn và xuất khẩu ra thị trường quốc tế…

Có thể nói, vùng đất xứ Nghệ đã "nở hoa" dưới bàn tay những "người khổng lồ" Nghệ Tĩnh ấy. Xứ Nghệ, với cái nôi văn hóa Lam Hồng tiêu biểu, đã sinh ra những con người tài hoa trong các lĩnh vực, đặc biệt là bậc hào kiệt trong giới kinh doanh. Nhiều người trong số số họ đang tiên phong dẫn đầu các xu hướng về nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ 4.0, phát triển dịch vụ chất lượng cao...

Từ một đất nước nghèo nàn, lạc hậu với hậu quả chiến tranh nặng nề, hiện nay hình ảnh và vị thế Việt Nam trên trường quốc tế đã in đậm nét trong lòng bạn bè khắp năm châu. Như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói: "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ to lớn như ngà hôm nay. Những thành tựu đó có được nhờ sự phấn đấu không ngừng nghỉ của cả dân tộc, và sự kế thừa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về hội nhập kinh tế quốc tế".

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ