TS. Nguyễn Xuân Thủy: Xây cáp treo vượt sông Hồng là lãng phí và khó khả thi

Nhàđầutư
Đó là khẳng định của TS. Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giao thông vận tải trong một trao đổi với PV Nhadautu.vn liên quan đến đề xuất xây dựng cáp treo vượt sông Hồng của Tập đoàn Poma.
NGUYÊN AN
06, Tháng 07, 2018 | 16:18

Nhàđầutư
Đó là khẳng định của TS. Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giao thông vận tải trong một trao đổi với PV Nhadautu.vn liên quan đến đề xuất xây dựng cáp treo vượt sông Hồng của Tập đoàn Poma.

3452_song-hong-dep-tho-mong-nhin-tu-khong-trung-50-.3040

Xây dựng cáp treo vượt sông Hồng là lãng phí và khó khả thi. Ảnh: minh họa

Như đã thông tin trước đó, TP. Hà Nội vừa tiếp nhận đề xuất của Tập đoàn Poma (công ty chuyên cáp treo của Pháp) về việc xây dựng tuyến cáp treo vượt sông Hồng. Đề xuất này đang được giao cho Sở Giao thông Vận tải Hà Nội nghiên cứu.

Cụ thể, tuyến cáp treo vượt sông Hồng sẽ được sử dụng để phục vụ hành khách công cộng giống như xe buýt, với điểm đầu là trạm trung chuyển xe buýt Long Biên (đường Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm), điểm cuối là bến xe Gia Lâm (quận Long Biên).

Tuyến cáp treo được xây dựng với các trụ đỡ cao từ 50 - 100 m, sức chứa từ 25 - 30 khách mỗi cabin. Theo kế hoạch, mỗi giờ cáp treo vận chuyển được khoảng 1.000 người với cáp kẹp bên dưới và 6.000 người với cáp kẹp bên trên.

Tuyến cáp treo dự kiến dài hơn 5 km, trong đó có khoảng 1,2 km vượt sông Hồng, khoảng 4 km đi trên mặt đất và vượt các tòa nhà, công trình cao tầng ở mặt đất.

thuy-1469946634580

 

Làm gì cũng phải tính đến yếu tố kinh tế - kỹ thuật và lý giải về tính khả thi của nó. Có thể làm cáp treo đi qua sông Hồng nhưng chắc chắn sẽ có rất nhiều bất cập.

TS. Nguyễn Xuân Thủy

Đến thời điểm này, TP. Hà Nội vẫn chưa có quy hoạch cáp treo qua đô thị và lo ngại rằng, tuyến cáp có thể ảnh hưởng đến cảnh quan sông Hồng.

Theo ông Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giao thông vận tải, một người có 40 năm kinh nghiệm nghiên cứu về giao thông, khẳng định: “Không nên làm, không hiệu quả và quá lãng phí”.

TS Thủy cho rằng, làm gì cũng phải tính đến yếu tố kinh tế - kỹ thuật và lý giải về tính khả thi của nó. Có thể làm cáp treo đi qua sông Hồng nhưng chắc chắn sẽ có rất nhiều bất cập.

Việc xây cáp treo vượt sông Hồng để chống ùn tắc giao thông là cực kỳ khó khăn, vấn đề này TS. Thủy khẳng định rằng: “Việc xây dựng cáp treo qua một thành phố, mà đồng bằng là rất hiếm. Loại hình vận tải này thường được xây dựng ở những nơi mát mẻ, thoáng đãng, các địa điểm có vùng núi cao (Thụy Sỹ), hải đảo, gần cảng biển (Anh)... Nhưng chủ yếu xây dựng cho du lịch, phục vụ nhu cầu ngắm cảnh, giải trí của du khách chứ không phải để di chuyển từ bến xe này qua bến xe kia. Dù là vậy đi nữa thì hành khách cũng chỉ là muốn về nhà hoặc đến nơi làm việc một cách nhanh nhất chứ không ai có thời gian mà ngắm cảnh”.

Vị chuyên gia của ngành giao thông này phân tích, ùn tắc xảy ra ở khu vực trung tâm, ở Nguyễn Trãi, Khuất Duy Tiến, những con phố có mật độ dân số cao... chứ không ùn tắc ở khu vực làm cáp treo. Hơn nữa, đây là loại vận tải đặc biệt, vận tải “nhà giàu”.

Ông này cho biết, những năm 70, 80 Việt Nam không hề phát triển du lịch vì quá nghèo. Sau này, để phát triển du lịch có những vùng phải xây cáp treo như Phú Quốc, Đà Nẵng, Sapa... Loại hình vận tải này có kết cấu tự động, giá cáp đắt, hệ thống cabin rất hiện đại, dùng để vận chuyển với giá cước cao bao gồm yếu tố du lịch. Do đó, năng suất khai thác sẽ thấp, chắc chắn thấp hơn xe buýt.

“Xe buýt nếu chạy liên tục có thể đảm đương được 6.000 – 7.000 hành khách/giờ. Nhưng nếu cáp treo vận chuyển lượng hành khách nhiều như vậy một cách liên tục sẽ rất nguy hiểm. Do đó, chỉ có thể làm cabin nhỏ, dẫn tới tính hiệu quả thấp và không thể áp dụng đại trà”, ông Thủy phân tích.

Về vấn đề an toàn, ông Thủy cho rằng, đây là phương tiện đi trên cáp. Các phương tiện mặt đất còn xảy ra tai nạn thì loại hình này càng không thể đảm bảo các thiết bị không có trục trặc.

Trước các ý kiến cho rằng xây dựng cáp treo sẽ không phải giải tỏa, không ảnh hưởng đến người dân, ông Thủy cho rằng đây là nhận thức hoàn toàn sai lầm.

“Vẫn phải giải tỏa để đảm bảo an toàn. Khi cáp treo đi qua các dãy nhà, cột điện, vùng dân cư đông đúc không giải tỏa không được, chẳng may thiết bị cáp trục trặc thì sẽ rất nguy hiểm, xác suất rơi không phải không có, cũng không ai khẳng định không có nếu giông bão hoặc các sự cố khác xảy ra đột ngột. Cho nên đừng nghĩ không phải giải tỏa”, ông Thủy nói.

Hiện nay, Hà Nội đã có 7 cầu vượt sông Hồng nối với các khu vực ngoại thành như cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, cầu Nhật Tân...., và sắp tới sẽ là cầu Trần Hưng Đạo, cầu Tứ Liên, cộng thêm tuyến đường trên cao từ Mai dịch đến cầu Thăng Long nối với đường vành đai 3 kết nối với sân bay Nội Bài nên việc xây dựng tuyến cáp treo vượt sông Hồng là không cần thiết.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ