TS. Lê Xuân Nghĩa: Thắt chặt tín dụng với người mua nhà thứ 2 là không hợp lý

ĐÌNH VŨ
06:30 08/10/2024

TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng đang rất thấp, lẽ ra phải đẩy tín dụng ra và tốt nhất là qua kênh bất động sản, thì đề xuất thắt chặt là không hợp lý.

Giá nhà, đất tăng mạnh trở thành chủ đề nóng trên hầu hết các diễn đàn trong khoảng nửa năm trở lại đây. Các cơ quan Bộ, ngành, hiệp hội đã đề xuất nhiều giải pháp khác nhau nhằm kiềm chế đà tăng của bất động sản, hạ nhiệt giá nhà. Trong đó có một số đề xuất đáng chú ý như: xây dựng chính sách đánh thuế với trường hợp sở hữu, sử dụng nhiều nhà, đất; thắt chặt tín dụng, áp dụng mức lãi suất cao hơn với những người mua nhà thứ hai trở lên....

Ngay khi những đề xuất nêu trên đưa ra đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều xung quanh hiệu quả trên thực tế. Để có thêm góc nhìn từ phía chuyên gia độc lập, Nhadautu.vn đã có cuộc trò chuyện với TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế về vấn đề này.

TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia Kinh tế. Ảnh: Trọng Hiếu

Đánh giá về các đề xuất trên, TS. Lê Xuân Nghĩa nhấn mạnh kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy "siết" tín dụng và đánh thuế căn nhà thứ 2 để kiểm soát thị trường bất động sản là thất bại hoàn toàn. Chính những chính sách này đã dẫn tới cuộc khủng hoảng bất động sản nghiêm trọng thời điểm hiện tại, kéo theo đó là nợ xấu ngân hàng, tăng trưởng kinh tế giảm sút. Trước tác động nặng nề tới thị trường, giới chức Trung Quốc thời gian gần đây đã có những biện pháp mạnh như tăng cường cho vay, nới lỏng các hạn chế để vực dậy các công ty phát triển bất động sản trong nước. Tuy nhiên, kết quả không mấy đáng kể.

Trong tháng này, Trung Quốc có thể sẽ phải thay đổi chính sách, khuyến khích người dân mua nhà thay vì tin rằng "nhà là để ở chứ không phải để đầu cơ", nếu không thị trường bất động sản sẽ tiếp tục đình trệ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nợ xấu và tăng trưởng kinh tế.

Với Việt Nam, ông Nghĩa cho rằng, chúng ta đang trong tình trạng "đóng băng", thống kê giá bất động sản tăng mạnh nhưng thực tế toàn bộ thị trường giao dịch không đáng kể.

Theo ông Nghĩa, giá nhà đất tăng một phần do đợi 3 luật mới liên quan tới hoạt động kinh doanh bất động sản có hiệu lực (Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Đất đai). "Chính sự chờ đợi mức giá mới, nghị định hướng dẫn mới... đã dẫn tới tình trạng thị trường "tê liệt" nhưng giá bất động sản vẫn tăng".

Theo đó, TS. Lê Xuân Nghĩa nhấn mạnh rằng, cốt lõi của vấn đề không phải là đánh thuế và càng không phải là "siết" tín dụng.

"Chúng ta cần hiểu rằng, tín dụng ở Việt Nam chủ yếu dựa vào cho vay liên quan đến bất động sản (chiếm khoảng 30% tổng tín dụng toàn nền kinh tế). Trong bối cảnh nền kinh tế còn đang rất khó khăn, xuất nhập khẩu chỉ vừa khởi sắc trở lại nhưng tốc độ tăng đã chậm dần; còn tiêu dùng nội địa rất yếu dẫn tới tăng trưởng tín dụng 9 tháng mới đạt khoảng 7%, thì việc nên làm lúc này lẽ ra phải đẩy tín dụng ra và tốt nhất là qua kênh bất động sản, thì lại đề xuất "siết". Như vậy là không hợp lý", ông Nghĩa nói.

Muốn đẩy tín dụng vào bất động sản thì việc quan trọng nhất phải làm là tăng cung, có dự án. Điều này vừa giúp hỗ trợ tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế, vừa giảm giá nhà, tăng khối lượng giao dịch "thực". Ông Nghĩa cho biết hiện nay chúng ta có 1.500 dự án ở Hà Nội đắp chiếu hàng chục năm và gần gấp đôi số đó ở TP. HCM quây tôn cần được xử lý.

"Nếu dự án vướng thủ tục hành chính thì phải xử lý thủ tục; nếu dự án không có tiền nộp thuế đất thì cho vay nộp thuế và thế chấp bằng chính tài sản hình thành trong tương lai... Các dự án tồn đọng hiện nay vừa gây lãng phí nguồn lực đất đai, vừa không có nhà để ở cho người dân. Tăng cung là vấn đề cốt lõi cần phải làm lúc này với thị trường bất động sản, không phải là đánh thuế căn nhà thứ 2 và càng không phải là hạn chế tín dụng", ông Nghĩa nhấn mạnh.

Trước lo ngại giá nhà tăng mạnh, có tình trạng đầu cơ, thổi giá, ông Nghĩa cho rằng, giá nhà tăng chủ yếu do bị "thổi giá", dẫn tới bong bóng. Dự án nào, phân khúc nào, nhà đầu cơ nào thổi giá sẽ gặp vấn đề khi bong bóng vỡ.

Vấn đề của chúng ta là cần nhận thấy rằng, thực tế, ngay cả khi không đầu tư bất động sản, người ta sẽ lại đầu tư vào vàng, chứng khoán (mà không phải là đầu tư vào dệt may, da giày hay sản xuất), đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn đầu ra như hiện nay.

Ông Nghĩa nhấn mạnh rằng, bài toán nằm trong tay cơ quan quản lý nhà nước, cần giảm bớt thủ tục hành chính, hỗ trợ thị trường bất động sản bằng cách nhanh chóng tăng nguồn cung mới, giải quyết các dự án đang tồn đọng, bỏ hoang tại Hà Nội và TP.HCM để tăng nguồn cung cho thị trường.

"Nếu dồn toàn lực vào giải quyết vấn đề này may ra có thể tháo gỡ được khó khăn cho thị trường. Còn nếu giờ vẫn loay hoay với tư duy đánh thuế, hạn chế tín dụng thì tín dụng của nền kinh tế sẽ đi về đâu? Cũng cần tính tới thực tế rằng, ngân hàng không phải là cơ quan thuế, không có đủ cơ sở dữ liệu và cũng không có quyền yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin "đây là căn nhà thứ mấy để áp dụng cơ chế tín dụng, lãi suất riêng", ông Nghĩa đặt vấn đề.

Về giải pháp ngăn đầu cơ bất động sản, theo ông Nghĩa, đúng là cách duy nhất là đánh thuế. Tuy nhiên với đặc thù Việt Nam, đánh thuế có phải là giải pháp hiệu quả hay không thì cần tính toán kỹ, vì số thuế thu được chưa chắc đã bù lại được chi phí bỏ ra để thu thuế.

  • Cùng chuyên mục
Sửa Luật Chứng khoán hướng đến mục tiêu nâng hạng thị trường

Sửa Luật Chứng khoán hướng đến mục tiêu nâng hạng thị trường

Luật Chứng khoán được sửa đổi nhằm tháo gỡ các vướng mắc trên thực tiễn, thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán với mục tiêu nâng hạng thị trường

Tài chính - 08/10/2024 17:04

Vì sao VN-Index không vượt được mốc 1.300?

Vì sao VN-Index không vượt được mốc 1.300?

VN-Index nhiều lần chinh phục không thành công ngưỡng cản kỹ thuật và tâm lý mạnh 1.300 điểm. Chuyên gia cho rằng cần một gói kích thích kinh tế đủ mạnh cùng chính sách nới lỏng tiền tệ để thị trường bứt phá.

Tài chính - 08/10/2024 09:30

MBS thắng lớn với mảng tự doanh

MBS thắng lớn với mảng tự doanh

Trong quý III/2024, mảng tự doanh của MBS là điểm sáng với khoản lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) cao gấp 11 lần cùng kỳ, đạt 286 tỷ đồng.

Tài chính - 08/10/2024 09:22

Vì sao cổ phiếu GKM ‘giảm sàn’ 12 phiên liên tiếp?

Vì sao cổ phiếu GKM ‘giảm sàn’ 12 phiên liên tiếp?

Trước chuỗi 12 phiên giảm hết biên độ, GKM là mã cổ phiếu ổn định trên sàn HNX trong hơn 1 năm trở lại đây với mức nền giá luôn duy trì từ 34.000 – 35.000 đồng/CP.

Tài chính - 07/10/2024 16:20

Thị phần VNDirect rơi xuống đáy 20 quý

Thị phần VNDirect rơi xuống đáy 20 quý

VPS dẫn đầu về thị phần môi giới trên HOSE trong quý III vừa qua, trong khi đó, VNDirect bất ngờ thu hẹp thị phần, giảm từ 6,46% xuống 5,7%-mức thấp nhất kể từ quý IV/2019.

Tài chính - 07/10/2024 15:09

Cổ phiếu FPT Retail được cấp margin trở lại

Cổ phiếu FPT Retail được cấp margin trở lại

Cổ phiếu FPT Retail được cấp margin trở lại khi lợi nhuận ròng trên BCTC hợp nhất kiểm toán bán niên là số dương. Cổ phiếu FRT đã tăng 85% trong 1 năm qua.

Tài chính - 07/10/2024 09:53

Bình Định sắp thoái vốn tại Bidiphar và Bimico

Bình Định sắp thoái vốn tại Bidiphar và Bimico

Bình Định đang tiến hành thoái vốn Nhà nước ở hai doanh nghiệp lớn trên địa bàn. Trong đó, Quỹ đầu tư Phát triển tỉnh Bình Định sẽ bán toàn bộ gần 3,1 triệu cổ phiếu của Công ty CP Khoáng sản Bình Định (Bimico) trong quý IV/2024.

Tài chính - 07/10/2024 07:00

'Bóng' Hải Phát tại doanh nghiệp vừa huy động 1.200 tỷ đồng qua kênh trái phiếu

'Bóng' Hải Phát tại doanh nghiệp vừa huy động 1.200 tỷ đồng qua kênh trái phiếu

Công ty TNHH Đảo Ngọc Xanh Kỳ Sơn- chủ đầu tư dự án Khu biệt thự nghỉ dưỡng Đảo Ngọc đã phát hành 12.000 trái phiếu có tổng giá trị phát hành 1.200 tỷ đồng.

Tài chính - 07/10/2024 06:30

Cổ phiếu tăng phi mã khi lên sàn, Vạn Đạt Group có gì?

Cổ phiếu tăng phi mã khi lên sàn, Vạn Đạt Group có gì?

Vạn Đạt Group hiện hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh sợi, chỉ dệt may. Doanh nghiệp có đầu tư vào một công ty sản xuất sợi nhưng mới dừng ở sở hữu 16% và đang phải trích lập dự phòng.

Tài chính - 07/10/2024 06:30

Nợ xấu BID chủ yếu phát sinh từ ngành xây dựng

Nợ xấu BID chủ yếu phát sinh từ ngành xây dựng

Chia sẻ với các chuyên gia Chứng khoán Mirae Asset, phía BID cho biết nợ xấu chủ yếu phát sinh từ nhóm ngành xây dựng, có thể là do ảnh hưởng bởi sự trầm lắng của ngành bất động sản trong gần 2 năm trở lại đây.

Tài chính - 06/10/2024 12:25

Agriseco Research điểm tên loạt cổ phiếu triển vọng quý III/2024

Agriseco Research điểm tên loạt cổ phiếu triển vọng quý III/2024

Agriseco Research cho rằng nhà đầu tư có thể tích lũy đối với những cổ phiếu đầu ngành, có mức định giá phù hợp và KQKD tăng trưởng tích cực trong quý III và cả năm 2024.

Tài chính - 06/10/2024 12:23

Gần 24 nghìn trường hợp tạm hoãn xuất cảnh vì nợ thuế

Gần 24 nghìn trường hợp tạm hoãn xuất cảnh vì nợ thuế

9 tháng đầu năm 2024 cơ quan Thuế đã ban hành 23.747 thông báo tạm hoãn xuất cảnh với số thuế nợ 50.665 tỷ đồng, tăng 5.795 trường hợp và 20.227 tỷ đồng so với tháng trước.

Tài chính - 06/10/2024 10:01

Taseco Land có thể thu 1.200 tỷ đồng từ chuyển nhượng đất tại Starlake

Taseco Land có thể thu 1.200 tỷ đồng từ chuyển nhượng đất tại Starlake

VCBS dự báo hoạt động chuyển nhượng các lô đất ở khu đô thị Starlake sẽ đóng góp hơn 1.200 tỷ đồng doanh thu tài chính cho Taseco Land trong giai đoạn 2024 – 2026.

Tài chính - 05/10/2024 07:00

Trong tháng 10, ban hành gói tín dụng 30.000 tỷ cho vay mua, thuê, sửa chữa nhà ở

Trong tháng 10, ban hành gói tín dụng 30.000 tỷ cho vay mua, thuê, sửa chữa nhà ở

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành trong tháng 10/2024 hoàn thành việc nghiên cứu, xây dựng, triển khai gói tín dụng ưu đãi khoảng 30.000 tỷ đồng để Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay mua, thuê mua, xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà ở.

Tài chính - 05/10/2024 06:40

Tân Chủ tịch Minh Khang CTP là ai?

Tân Chủ tịch Minh Khang CTP là ai?

5 thành viên HĐQT và BKS của Minh Khang CTP một lần nữa gửi đơn từ nhiệm. HĐQT đã thống nhất bầu ông Trần Công Thành làm Chủ tịch HĐQT và ông Trần Mạnh Linh làm Trưởng BKS.

Tài chính - 04/10/2024 11:54

Agribank xem xét miễn, giảm lãi vay với hơn 1.600 khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3 ở Quảng Ninh

Agribank xem xét miễn, giảm lãi vay với hơn 1.600 khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3 ở Quảng Ninh

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và đề nghị của tỉnh Quảng Ninh, ngay sau bão số 3, các chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam tại Quảng Ninh đã triển khai các biện pháp hỗ trợ khách hàng.

Tài chính - 04/10/2024 07:00