TS. Lê Đăng Doanh: 'Tăng thuế thì bảo theo thông lệ quốc tế, sao chi ngân sách lại không theo thông lệ quốc tế?'

Nhàđầutư
Bình luận về việc quản lý nợ công ở Việt Nam, TS. Lê Đăng Doanh cho biết: "Chúng ta đang quá lỏng lẻo trong việc chi tiêu ngân sách nhà nước. Tăng thuế thì bảo theo thông lệ quốc tế, nhưng thông lệ quốc tế về chi thì không thấy ai nói cả".
NGUYỄN THOAN
19, Tháng 10, 2017 | 10:44

Nhàđầutư
Bình luận về việc quản lý nợ công ở Việt Nam, TS. Lê Đăng Doanh cho biết: "Chúng ta đang quá lỏng lẻo trong việc chi tiêu ngân sách nhà nước. Tăng thuế thì bảo theo thông lệ quốc tế, nhưng thông lệ quốc tế về chi thì không thấy ai nói cả".

IMG_7457

TS. Lê Đăng Doanh: 'Tăng thuế thì bảo theo thông lệ quốc tế, sao chi ngân sách lại không theo thông lệ quốc tế?' 

Theo số liệu báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính, tính đến cuối năm 2016, nợ công của Việt Nam đã lên đến 94,8 tỷ USD, tương đương với 64,73% GDP và đã tiến sát mức trần cho phép là 65% GDP. Theo phát biểu của Bộ trưởng Bộ Tài chính vào tháng 11/2016, nợ công của Việt Nam đã tăng 15 lần trong 15 năm qua.

Bình luận về quản lý nợ công của Việt Nam trong thời gian qua, TS. Lê Đăng Doanh cho biết: Ngân hàng Quốc tế cũng có báo cáo tốc độ nợ công Việt Nam tăng lên rất nhanh, là 1 trong 10 nước có nợ công tăng nhanh nhất trên thế giới.

Vì thế, ông Doanh cho rằng cần có một bản báo cáo đầy đủ nhất có thể về tình hình nợ của Việt Nam từ việc tổng hợp các số liệu nợ của các địa phương (đến nay chưa được thống kê đầy đủ) cho tới nợ của doanh nghiệp nhà nước (DNNN), rồi nợ của các công trình đầu tư thua lỗ, chưa giải quyết được (ít nhất có 12 công trình của Bộ Công Thương, 72 công trình Bộ KH&ĐT nêu), ngoài ra còn có khoản Ngân hàng Nhà nước mua 0 đồng 3 ngân hàng thương mại, chẳng nhẽ mua 0 đồng rồi thôi? Lợi ích của cổ đông sẽ thế nào?

"Cứ nêu nên câu hỏi để thấy được bức tranh tính nghiêm trọng của vấn đề, để thấy Luật Quản lý nợ công là luật hết sức quan trọng, là vấn đề thời sự và không chỉ chúng ta quan tâm mà nước ngoài họ cũng đã rất để ý", TS. Doanh nhận định.

Ông Doanh cũng đặt vấn đề "Liệu Luật Quản lý nợ công lần này có thật sự chấm dứt được sự tuỳ tiện, lỏng lẻo, sơ hở đã dẫn đến núi nợ công dồn đến như hiện nay?". Nếu quy định còn những điều chưa cụ thể mà vẫn có "ghi chú" rằng "Ngoài ra, có những vấn để do Thủ tướng trực tiếp quyết định" thì cần phải xem xét lại dự thảo, bởi đây là kẽ hở để DNNN chạy lên thẳng Thủ tướng xin chính sách. Và đây là vấn đề lớn người dân quan tâm.

Tiếp đó, ông Doanh cho rằng chúng ta công khai nhưng chưa thực sự minh bạch. Cụ thể, chúng ta thường hay viện dẫn thông lệ quốc tế để tăng thu, tăng thuế nhưng thông lệ quốc tế về chi thì không thấy ai nói tới. Thực tế, vấn đề chi ngân sách của thế giới có quy định hết sức chặt chẽ, có khi tới mức tàn nhẫn. Ví dụ rõ nét nhất là mới đây, có 1 Bộ trưởng Mỹ buộc phải xin từ chức vì thuê máy bay quá số tiền được chi.

"Nói vậy để thấy hiện nay chi ngân sách của chúng ta vô cùng lỏng lẻo", ông Doanh khẳng định. Ngân sách bội chi, hiện chi trả nợ đã chiếm 21,5% tổng chi ngân sách, chi thường xuyên chiếm 71%, vậy khoản chi đầu tư không còn được bao nhiêu. Hiện, chi thường xuyên còn có lúc dựa vào vay nợ. Vì thế, cần tham khảo thông lệ quốc tế để đưa ra những quy định chi theo thế giới. 

Ông Doanh cho rằng có rất nhiều thứ chúng ta công khai nhưng không minh bạch, và điều này chính là lỗ hổng để lợi ích nhóm luồn lách. Cụ thể, về thông tin đất đai, chúng ta công khai quy hoạch 20 năm nhưng giá đất bao nhiêu, tình hình hiện ra sao thì lại không công khai, cập nhật. Hay chúng ta mới chỉ chú ý BOT nhưng chưa chú ý về BT và BT không có kiểm soát của quần chúng. BT là dùng đất đổi lấy công trình, nhưng hiện thông tin đổi lấy công trình nào, giá bao nhiêu thì người dân không biết để giám sát.

"Chúng ta cần công khai, minh bạch như Hàn Quốc, Nhật Bản để biết Thủ tướng đi máy bay giá bao nhiêu, ở khách sạn giá thế nào và như thế có hợp lý không... Đó mới là theo thông lệ quốc tế, là công khai minh bạch, để quốc tế không còn phải đặt câu hỏi "Việt Nam có tránh được suy sụp hay không?", ông Doanh đề xuất.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25175.00 25177.00 25477.00
EUR 26671.00 26778.00 27961.00
GBP 31007.00 31194.00 32152.00
HKD 3181.00 3194.00 3297.00
CHF 27267.00 27377.00 28214.00
JPY 159.70 160.34 167.58
AUD 16215.00 16280.00 16773.00
SGD 18322.00 18396.00 18933.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18215.00 18288.00 18819.00
NZD   14847.00 15342.00
KRW   17.67 19.30
DKK   3582.00 3713.00
SEK   2293.00 2380.00
NOK   2270.00 2358.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ