Trước ngày xét xử ông Trịnh Văn Quyết: FLC còn lại gì?
Vào kỳ họp ĐHĐCĐ bất thường diễn ra đầu năm, Tập đoàn FLC vừa kiện toàn nhân sự HĐQT, BKS và công bố định hướng kinh doanh. Tuy nhiên, đến nay doanh nghiệp này vẫn chưa thể công bố BCTC kiểm toán 2021, 2022, 2023 cũng như tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2022, 2023.
Vướng lao lý
TAND TP. Hà Nội thông báo mở phiên tòa xét xử vụ án Trịnh Văn Quyết và các đồng phạm xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn FLC và các đơn vị liên quan vào ngày 22/7 tới đây.
Trong số 50 bị cáo tại vụ án này, có 13 bị cáo thuộc Tập đoàn FLC gồm: Trịnh Văn Quyết (sinh năm 1975, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC - Tập đoàn FLC, Chủ tịch Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt); Trịnh Thị Minh Huế (sinh năm 1981, Kế toán tổng hợp; em gái bị cáo Trịnh Văn Quyết); Trịnh Thị Thúy Nga (sinh năm 1979, Kế toán tổng hợp Tập đoàn FLC; thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán BOS – tiền thân là Công ty Cổ phần chứng khoán FLC; em gái bị cáo Trịnh Văn Quyết); Hương Trần Kiều Dung (sinh năm 1978, Phó Chủ tịch thường trực Tập đoàn FLC, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty BOS); Nguyễn Thiện Phú (sinh năm 1974, Kế toán tổng hợp Tập đoàn FLC...
Tập đoàn FLC khởi thủy là văn phòng luật sư do ông Trịnh Văn Quyết thành lập vào năm 2001. Sau 10 năm phát triển, doanh nghiệp chính thức mang tên Tập đoàn FLC và niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán. FLC lấy mảng kinh doanh bất động sản nghỉ dưỡng làm cốt lõi, sau đó phát triển thành hệ sinh thái với nhiều mảng ghép như bất động sản, hàng không (Bamboo Airways), giáo dục, nông nghiệp công nghệ cao, y dược, xây dựng, khai khoáng…
Vào năm 2021, ông Trịnh Văn Quyết từng bày tỏ tham vọng phát triển đến 400 dự án bất động sản đa tiện ích quy mô lớn, cấu thành những hệ sinh thái khép kín tại khu vực tiềm năng, chưa hoặc ít được khai thác; hay đưa Bamboo Airways thành hãng hàng không số hóa toàn diện, phủ kín mạng bay tới những điểm đến tiềm năng, chiếm lĩnh 30% thị phần hàng không với đội bay tối thiểu 50 chiếc.
Tuy nhiên, sau hành vi bán "chui” 74,8 triệu cổ phiếu FLC vào phiên giao dịch ngày 10/1/2022, ông Trịnh Văn Quyết bị vào tầm ngắm của cơ quan chức năng. Đến tháng 3/2022, Bộ Công an ra thông báo khởi tố bắt tạm giam ông Trịnh Văn Quyết để điều tra hành vi thao túng chứng khoán, che dấu thông tin hoạt động chứng khoán, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán. Ông Trịnh Văn Quyết và đồng phạm làm thủ tục tăng vốn điều lệ khống từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng cho Công ty cổ phần Xây dựng Faros (mã: ROS), chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng tiền của các nhà đầu tư bị phanh phui.
Loay hoay và bế tắc
Kể từ sau khi người đứng đầu vướng vòng lao lý, Tập đoàn FLC rơi vào bế tắc, loay hoay tái cấu trúc và phải đến đầu năm nay mới có vài điểm sáng. Tập đoàn công bố thua lỗ trong 3 quý liên tiếp đầu năm 2022 với tổng lỗ 1.891 tỷ đồng và sau đó chìm trong chuỗi ngày im ắng. Đến nay, FLC vẫn chưa thể phát hành BCTC, BCTC kiểm toán các năm 2021, 2022, 2023 và quý I/2024. Nguyên nhân là tập đoàn và Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY chưa đạt được sự đồng thuận về ý kiến kiểm toán BCTC riêng và hợp nhất kết thúc ngày 31/12/2021.
Hệ lụy của việc này là dù cổ phiếu FLC sau khi hủy niêm yết trên HoSE đã được chuyển xuống giao dịch UPCoM nhưng nhà đầu tư vẫn không thể mua bán được. Nguyên nhân là do công ty vi phạm công bố thông tin nghiêm trọng nên cổ phiếu bị Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đình chỉ giao dịch ngay khi vừa xuống UPCoM.
Không chỉ vậy, Tập đoàn FLC đến nay cũng chưa chuẩn bị đầy đủ tài liệu để tổ chức ĐHĐCĐ thường niên của năm 2022 và 2023 để bàn luận các quyết sách quan trọng về kế hoạch kinh doanh, đường hướng phát triển…
Các cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường của doanh nghiệp phải đến lần thứ 2 mới có thể tổ chức thành công và vấn đề bàn luận chủ yếu là kiện toàn nhân sự HĐQT, BKS.
Sau kỳ họp ĐHĐCĐ bất thường gần nhất (đầu năm 2024), nhân sự HĐQT gồm 5 người gồm ông Lê Bá Nguyên làm Chủ tịch HĐQT, nhân sự BKS có 3 người do ông Nguyễn Xuân Hòa làm Trưởng ban. Tổng Giám đốc là ông Lê Tiến Dũng, Kế toán trưởng Nguyễn Thế Chung.
Một vấn đề khác mà FLC đang đối mặt là bị cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngưng sử dụng hóa đơn, trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản. Lãnh đạo FLC chia sẻ nguyên nhân xuất phát từ việc chậm nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ với Nhà nước.
Thời điểm đầu tiên tập đoàn bị cưỡng chế là tháng 7/2022. Đến đầu năm 2024, doanh nghiệp đã thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ khác hơn 800 tỷ đồng, còn lại khoảng 600 tỷ đồng. Ban điều hành cho biết tiếp tục xây dựng các phương án M&A, hợp tác đầu tư tập trung vào dự án trọng điểm để đủ điều kiện bán hàng theo pháp luật quy định, còn dư nguồn lực để thanh toán khoản nợ trong năm nay.
Mặt khác, tập đoàn cũng bị thu hồi hàng loạt dự án tại Thanh Hóa, Thái Bình, Quảng Ngãi, Hòa Bình, Bình Phước, Kon Tum…. Nhiều dự án đã được FLC khởi công nhưng xây dựng đình trệ, dừng thi công.
Muốn huy động vốn cho hoạt động kinh doanh
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 35 ngày 26/3/2024, FLC có vốn điều lệ 7.099,9 tỷ đồng, giữ nguyên từ thời điểm 2022 đến nay. Ban lãnh đạo mới của tập đoàn muốn huy động tiền từ các cá nhân, tổ chức để bổ sung hoạt động kinh doanh, chủ trương chung đã được thông qua nhưng chưa có phương án chi tiết.
Tại kỳ họp ĐHĐCĐ bất thường diễn ra đầu năm, tập đoàn thông báo tổng tài sản hiện hữu ước đạt 21.000 tỷ đồng, giảm 40% so với năm 2022; định biên nhân sự giảm 60% còn 3.500 người. Toàn hệ thống có 14 công ty con và 1 công ty liên kết.
Năm nay, tập đoàn tiếp tục đẩy mạnh tái cấu trúc và định hình lại các lĩnh vực cốt lõi với 3 trụ cột chính gồm bất động sản, nghỉ dưỡng và M&A các dự án để tái cấu trúc khoản vay, duy trì hoạt động kinh doanh.
Ở mảng kinh doanh bất động sản, FLC tiếp tục triển khai thi công theo cam kết với khách hàng tại 7 dự án trọng điểm như FLC Premier Parc Thấp tầng, C4C5 Thanh Hóa, Biệt thự Hạ Long, Tropical 1&2, HH1 – HH4. Công ty cũng chuẩn bị để thi công xây dựng thêm 6 dự án Hilltop Gia Lai, Legacy Kon Tum, FLC Sầm Sơn, Sadec, Quy Nhơn và dự án Quảng Bình.
Ở mảng khách sạn, du lịch nghỉ dưỡng, tập đoàn sẽ tập trung khai thác vận hành các quần thể nghỉ dưỡng FLC Hạ Long, FLC Sầm Sơn, FLC Quảng Bình, FLC Quy Nhơn, khai thác tối đa công suất phòng, đảm bảo dòng tiền huy trì hoạt động của doanh nghiệp. Song song đó, tập đoàn tiến hành tìm kiếm đối tác có tiềm năng, đàm phán phương án hợp tác khai thác vận hành đối với một số hạng mục tại các quần thể.
Kế hoạch doanh thu cho mảng du lịch nghỉ dưỡng là 1.213 tỷ đồng, lợi nhuận đủ duy trì bộ máy cũng như thực hiện cam kết với các bên liên quan khác. Mảng kinh doanh bất động sản kỳ vọng doanh số 1.187 tỷ đồng để tiến hành thi công hoàn thiện các dự án theo cam kết với khách hàng.
Toà triệu tập gần 100.000 nhà đầu tư
Theo dự kiến, phiên tòa diễn ra sáng 22/7 tới, kéo dài trong nhiều ngày. Thẩm phán Vũ Quang Huy được phân công làm chủ tọa phiên tòa. 6 kiểm sát viên thuộc Viện KSND TP. Hà Nội được phân công thực hành quyền công tố tại phiên xử.
Trong số 50 bị cáo hầu tòa, ông Trịnh Văn Quyết bị xét xử về 2 tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và thao túng thị trường chứng khoán. Hai em gái ông Quyết là Trịnh Thị Minh Huế và Trịnh Thị Thúy Nga, bị xét xử với vai trò đồng phạm.
Nhiều cựu lãnh đạo Tập đoàn FLC và các công ty trong "hệ sinh thái" cũng vướng lao lý, gồm: Hương Trần Kiều Dung (cựu Phó chủ tịch thường trực HĐQT Tập đoàn FLC), Nguyễn Thiện Phú (cựu Kế toán trưởng Tập đoàn FLC), Nguyễn Quỳnh Anh (cựu Tổng giám đốc Công ty CP chứng khoán BOS)…
Ngoài ra, hàng loạt cựu lãnh đạo, cán bộ thuộc Ủy ban Chứng khoán nhà nước, Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) bị xét xử với trách nhiệm liên đới. Điển hình như: Trần Đắc Sinh (cựu Chủ tịch HĐQT HOSE), Lê Hải Trà (cựu Phó giám đốc HOSE), Lê Công Điền (cựu Vụ trưởng Vụ Giám sát công ty đại chúng, Ủy ban Chứng khoán nhà nước)…
Ngoài 50 bị cáo, HĐXX cho biết sẽ triệu tập 30.403 nhà đầu tư đã mua cổ phiếu mã ROS trong lần bán ra đầu tiên. Ngoài ra, hơn 63.000 nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu này cũng được triệu tập trong vai trò người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan
- Cùng chuyên mục
Dòng tiền phân hóa mạnh, cổ phiếu logistics nổi sóng
Trong khi nhóm ngân hàng giao dịch kém tích cực và gia tăng sức ép lên thị trường chung, thì các cổ phiếu công nghệ và logistics nổi sóng lớn trong phiên 11/11.
Tài chính - 11/11/2024 15:26
Tín dụng tăng hơn 146.500 tỷ đồng trong tháng 10
Đến ngày 31/10/2024, tín dụng tăng 10,08% so với cuối năm 2023 và tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nếu so sánh với cuối tháng 9, tín dụng đã tăng 1,08% trong tháng 10, tương ứng tăng hơn 146.500 tỷ đồng.
Tài chính - 11/11/2024 07:40
Gói kích thích kinh tế vĩ mô lớn của Trung Quốc và những tác động tới Việt Nam
Với vai trò là đối tác chiến lược toàn diện và là đối tác lớn thứ hai của Trung Quốc trong khối ASEAN, nền kinh tế Việt Nam sẽ có những tác động nhất định từ gói kích thích kinh tế của Trung Quốc.
Tài chính - 11/11/2024 07:00
Những thương vụ nội bộ của hệ sinh thái Kiến Á
Không dừng lại ở vai trò chủ đầu tư/nhà phát triển dự án, sợi dây liên hệ giữa nhóm Vĩnh Phú và Kiến Á còn thể hiện ở loạt giao dịch chuyển nhượng cổ phần, hợp đồng hợp tác đầu tư, góp vốn…
Tài chính - 11/11/2024 07:00
Trái chiều lợi nhuận doanh nghiệp ngành nước miền Trung
Lợi nhuận doanh nghiệp ngành nước ở miền Trung ghi nhận sự phân hóa trong quý III/2024, trong đó có không ít doanh nghiệp đã về đích lợi nhuận chỉ sau 9 tháng đầu năm 2024.
Tài chính - 10/11/2024 09:40
Minh bạch thông tin là điều kiện then chốt để giữ vững niềm tin trên thị trường chứng khoán
Việc công bố thông tin và minh bạch hoạt động của doanh nghiệp là điều kiện then chốt để duy trì niềm tin thị trường, góp phần vào sự vận hành thị trường hiệu quả, công bằng và phát triển bền vững
Tài chính - 09/11/2024 13:44
Doanh nghiệp bất động sản từng bước mua lại trái phiếu
Hoạt động phát hành và mua lại trái phiếu trước hạn đang diễn ra sôi động, tập trung vào nhóm bất động sản.
Tài chính - 09/11/2024 13:39
Ngành ngân hàng Mỹ hưởng lợi sau bầu cử?
Ngành ngân hàng Mỹ được dự đoán sẽ hưởng lợi lớn khi cựu Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng.
Tài chính - 09/11/2024 13:38
Lãnh đạo VSDC: Cơ chế CCP mới là giải pháp căn cơ xử lý 'nút thắt' Prefunding
Thông tư 68 là giải pháp kỹ thuật xử lý vấn đề Prefunding cho khối ngoại. Tuy nhiên cơ chế CCP (mô hình thanh toán, bù trừ) mới là yếu tố căn cơ để giải quyết vấn đề này.
Tài chính - 09/11/2024 13:37
Yến sào Khánh Hòa điều chỉnh giảm lợi nhuận năm 2024 do bão Yagi
Yến sào Khánh Hòa muốn điều chỉnh giảm kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024 do suy thoái kinh tế, lạm phát tăng cao, vấn nạn hàng giả, hàng nhái và tình hình kinh doanh khó khăn do ảnh hưởng của bão Yagi.
Tài chính - 09/11/2024 06:30
3 ngân hàng nằm trong Top 10 Bảng xếp hạng VNR500
Agribank, BIDV và Vietinbank là 3 ngân hàng nằm trong Top 10 Bảng xếp hạng VNR500 năm 2024. Trong Top 10 Bảng xếp hạng VNR500 năm 2024 đối với doanh nghiệp tư nhân cũng chỉ có 3 ngân hàng là VPBank, Techcombank và Sacombank.
Tài chính - 08/11/2024 16:20
Cổ phiếu công nghệ viễn thông ngược dòng tăng mạnh
Điểm sáng thị trường phiên 8/11 là nhóm cổ phiếu công nghệ viễn thông khi hầu như đều tăng mạnh như ABC, MFS, ICT tăng trần, VTK tăng 13,4%, ONE tăng 7,4%,…
Tài chính - 08/11/2024 16:18
Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Chính sách ưu đãi không chỉ từ vốn tín dụng
Ngân hàng Nhà nước đã và đang triển khai cơ chế tín dụng ưu đãi đối với chương trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao và mong muốn những chính sách khác được triển khai một cách đồng bộ để tạo ra hiệu ứng tốt hơn.
Tài chính - 08/11/2024 16:10
Giá vàng trong nước tăng trở lại
Giá vàng trong nước tăng trở lại sau khi giá vàng thế giới bật tăng mạnh, vượt ngưỡng 2.700 USD/ounce.
Tài chính - 08/11/2024 09:54
Fed giảm lãi suất lần thứ 2 liên tiếp
Đúng như dự báo của thị trường, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất lần thứ hai trong năm nay, với mức 25 điểm cơ bản (0,25%).
Tài chính - 08/11/2024 08:46
Đại gia Phan Thành Muôn vừa bị khởi tố là ai?
Ông Phan Thành Muôn được cơ quan điều tra xác định là Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn đầu tư Khoáng sản Hưng Thịnh - một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản với vốn điều lệ 900 tỷ đồng.
Tài chính - 08/11/2024 07:00
- Đọc nhiều
-
1
Thanh Hóa tìm nhà thầu thi công 1,58km đường hơn 800 tỷ
-
2
Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp 'nổi sóng' đâu chỉ vì hiệu ứng Donald Trump
-
3
Đại gia Phan Thành Muôn vừa bị khởi tố là ai?
-
4
Fed giảm lãi suất lần thứ 2 liên tiếp
-
5
[Café Cuối tuần] Luật Kiểm soát sự ảnh hưởng của người nổi tiếng, tại sao không?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 1 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 1 week ago
Doanh nghiệp Việt 'lội ngược dòng' nhờ thương mại điện tử
Thị trường - Update 1 week ago
Đằng sau mức định giá tỷ đô của Sacombank tại một dự án nghỉ dưỡng
Tài chính - Update 4 day ago