Trước khi nghỉ việc để khởi nghiệp, hãy suy ngẫm kỹ những điều sau đây

Một khởi đầu mới, đó là điều mà nhiều người khao khát sau những tháng ngày làm việc đầy bấp bênh và kiệt sức vì dịch bệnh.
AN LE
07, Tháng 12, 2021 | 06:51

Một khởi đầu mới, đó là điều mà nhiều người khao khát sau những tháng ngày làm việc đầy bấp bênh và kiệt sức vì dịch bệnh.

Giáo sư kiêm nhà tâm lý học tổ chức Anthony Klotz đã đặt ra thuật ngữ “Sự từ chức vĩ đại - The Great Resignation” để mô tả 'sự ra đi' chưa từng có tiền lệ này. Theo đó, chuyên gia cho rằng các gói kích thích kinh tế (stimulus checks) và việc giảm tiền thuê nhà được cho là nguyên nhân chính cho việc nhiều người Mỹ muốn chấm dứt việc làm thuê để trở thành 'ông chủ'.

career-plan-for-your-employees

Hãy lập kế hoạch khởi sự một cách cẩn thận. Minh họa Viglobal

Với tư cách là một nhà hoạch định tài chính, ông cho rằng đại dịch đã tạo cơ hội cho nhiều người muốn bỏ việc ngồi xuống và lập kế hoạch cho cuộc sống mà họ mong muốn, tìm ra cách mới để làm việc và chớp những cơ hội mới để kiếm tiền và tạo ra giá trị.

Nhóm ủy thác của ông tại BFS Advisory Group dành cả ngày để tư vấn cho các doanh nhân và có nhiều cuộc trò chuyện về việc làm thế nào để bắt đầu hoặc thay đổi một doanh nghiệp. Mặc dù kế hoạch tài chính cá nhân của mỗi khách hàng sẽ phù hợp với các giá trị khác nhau, nhưng những người đang cân nhắc tham gia nhóm “The Great Resignation” nên bắt đầu với các nguyên tắc xây dựng sau.

1. Tạo một kế hoạch tài chính cho bản thân và một kế hoạch khác cho công ty 

Tất cả chúng ta đều đã nghe nói về những doanh nhân đã khởi nghiệp thành công. Các nhân vật chính trong những câu chuyện như vậy chắc chắn đã có những thành tích ấn tượng. Tuy nhiên, phần lớn những câu chuyện chưa kể (hay chưa nói là chiếm đa số) lại là về những chủ sở hữu mới, những người đã đổ toàn bộ tiền tiết kiệm của mình vào một công ty, chỉ để nó thất bại.

career-planning-tips

Minh họa LiveCareer

Vì vậy, lời khuyên ở đây là bạn nên tách nguồn tài chính cá nhân hoặc gia đình ra khỏi tài chính kinh doanh. Thật tốt khi mang lại cho công ty “tất cả những gì mình có”, nhưng điều đó cũng rất nguy hiểm nếu gộp cả tài chính cá nhân và doanh nghiệp làm một. Thay vào đó, hãy tạo một kế hoạch khác biệt cho công ty và một kế hoạch riêng cho bạn và gia đình, đặc biệt là khi bạn còn có những người khác phụ thuộc vào mình.

Trong quá trình này, hãy đánh giá một cách trung thực những gì bạn cần để phát triển doanh nghiệp, cũng như những gì không thể thiếu cuộc sống hàng ngày của mình.

Hãy chắc chắn rằng bạn sẽ trả cho mình một khoản thu nhập, ngay cả khi chỉ đơn giản là trả lại số tiền bạn đã cho doanh nghiệp của mình vay.

Tuy nhiên, khi tiền mặt luân chuyển qua lại giữa tài khoản doanh nghiệp và tài khoản cá nhân dựa trên việc bên nào đang cần tiền hơn có khả năng sẽ tạo ra những rủi ro không cần thiết, đặc biệt là khi bạn chưa lên được bảng cân đối kế toán và dòng tiền tăng lên.

2. Rà soát lại bản thân

Một phần công việc của các cố vấn tài chính là dành 'tình yêu nghiêm khắc' cho khách hàng, trong đó có việc phải tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi hóc búa.

planb-job

Minh họa Monster

Dưới đây là một vài câu hỏi để giúp bạn bắt đầu:

Những gì bạn làm đang giúp bản thân hướng tới mục đích của mình hay đang rời xa nó?

Bạn có biết phải đạt được những gì để được xem là thành công trong ngành của mình hay không?

Bạn có đủ nguồn lực để có thể đạt được nó không? Bạn sẽ đo lường một cách khách quan thành công của mình như thế nào?

Trả lời những điều này một cách trung thực sẽ giúp bạn trong việc lập kế hoạch làm thế nào để thành công, cũng như giúp bạn tự chịu trách nhiệm khi mọi thứ không diễn ra đúng như kế hoạch.

3. Tạo cho mình một khởi đầu thuận lợi

Tất cả chúng ta đều thích câu chuyện về những gã khổng lồ công nghệ được thành lập trong một nhà để xe lạnh lẽo không có lò sưởi. Tuy những truyền thuyết khởi nghiệp này rất hấp dẫn, nhưng các doanh nhân có hiểu biết sẽ biết việc tích trữ các nguồn lực phù hợp là vô cùng cần thiết, bao gồm cả tiền mặt. Bởi lẽ, nguồn dự trữ lành mạnh sẽ tạo ra sự linh hoạt mà nhờ đó bạn có thể đưa ra quyết định tốt nhất vào bất kỳ thời điểm nào. 

startupday

Minh họa EBiz

Có nhiều ông chủ của các công ty khởi nghiệp không thuê được những nhân viên quan trọng mà họ cần để phát triển hoặc đầu tư vào dòng sản phẩm mới, những thứ có thể làm bùng nổ công việc kinh doanh hoặc tận dụng những cơ hội sắp tới. Đó là một điều nuối tiếc.

Tuy nhiên, nếu không có đủ nguồn lực thì một mối quan hệ mạnh mẽ với ngân hàng vẫn có thể cung cấp cho bạn một khoản dự trữ vốn thông qua một khoản vay hoặc hạn mức tín dụng.

4. Nhận diện rủi ro và khả năng chịu rủi ro của mình

Các doanh nhân được biết đến là những người không ngại lao vào các cuộc đầu tư. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải hiểu và đánh giá được sự khác biệt giữa khả năng chấp nhận rủi ro (risk tolerance) và mức độ rủi ro (risk capacity) của bạn.

Risk-Management-

Minh họa Invensis

Khả năng chấp nhận rủi ro đề cập đến mức độ rủi ro mà bạn có thể chịu được về mặt tinh thần.

Trong khi khả năng chịu rủi ro là mức độ bạn có thể xử lý về mặt tài chính trước khi bạn gặp sự cố và trở nên kiệt quệ.

Khả năng chịu rủi ro sẽ khác nhau ở từng người và theo mục tiêu. Nếu doanh nghiệp của bạn mất 10.000 USD mỗi tháng để hoạt động, nhưng bạn cũng chỉ có từng ấy tiền trong ngân hàng, vậy thì khả năng chịu rủi ro của bạn khá hạn chế, ngay cả khi khả năng chấp nhận của bạn cao.

Ví dụ: Một ông chủ nhà hàng được biết đến là người có khả năng chấp nhận rủi ro cao, nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu dự trữ tiền mặt của họ (tức là khả năng chịu rủi ro) không đủ để duy trì nhà hàng khi phải đóng cửa do tác động của COVID-19?

Nếu khả năng chấp nhận rủi ro của bạn không được củng cố bằng các năng lực cần thiết, bạn có thể không gặt hái được thành quả từ việc chấp nhận rủi ro ngay từ đầu.

5. Lập kế hoạch cho trường hợp khẩn cấp

Disaster iStock-

Minh họa IStock

Cuộc sống có đôi lúc sẽ đi theo hướng mà bạn ít mong đợi nhất. Vậy nên, với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp, bạn không thể dự đoán khi nào thì trường hợp khẩn cấp xảy ra nhưng bạn hoàn toàn có thể lập kế hoạch ứng phó khi nó tới.

Hãy dành thời gian để tìm hiểu xem điều gì có thể khiến công ty của bạn bị “trật bánh khỏi đường ray” và bạn sẽ làm gì để giải quyết vấn đề đó.

Hãy nghĩ đến các kịch bản tồi tệ nhất có thể xảy ra như một bài kiểm tra dành cho chính mình, từ việc chủ doanh nghiệp đột nhiên qua đời hay bỗng nhiên bạn nhận được lời đề nghị mua lại doanh nghiệp. Từ đó, bạn có thể thiết kế các công cụ và biện pháp giúp quản lý những tình huống này.

(Theo Entrepreneur)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ