'Trong cải cách đào tạo nguồn nhân lực, doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng'

Nhàđầutư
Đây là khẳng định của Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc tại Hội thảo "Giải pháp mới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trước thềm CPTPP", do Báo Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với nhãn hiệu CLS-Cloud Learning System (Hương Việt Group) tổ chức chiều 5/4, tại Hà Nội.
NGUYỄN TRANG
06, Tháng 04, 2018 | 09:59

Nhàđầutư
Đây là khẳng định của Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc tại Hội thảo "Giải pháp mới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trước thềm CPTPP", do Báo Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với nhãn hiệu CLS-Cloud Learning System (Hương Việt Group) tổ chức chiều 5/4, tại Hà Nội.

30122766_1719193981508333_333585832_o

 Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) TS Vũ Tiến Lộc khẳng định, trong cải cách đào tạo nguồn nhân lực, doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Ảnh:Nguyễn Trang

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) TS Vũ Tiến Lộc cho biết, Việt Nam đã có mức tăng trưởng 6,81% trong năm qua. Thủ tướng đã tuyên bố mặc dù Quốc hội kỳ vọng năm 2018 con số tăng trưởng là từ 6,5-6,7% nhưng sẽ cố gắng đạt mức tăng trưởng tối thiểu 6,7%. Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng mức 6,7% là không hề đơn giản.

"Tôi tin rằng những cải cách thể chế mà đặc biệt là những cải cách hành chính như cắt giảm 50% thủ tục kiểm tra chuyên ngành, tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp chính là những động lực lớn nhất cho sự tăng trưởng", TS Vũ Tiến Lộc nói.

Theo Chủ tịch VCCI, tăng trưởng không phải vấn đề quan trọng nhất mà chất lượng tăng trưởng mới là điều quan trọng. Những tiếng chuông cảnh báo chất lượng tăng trưởng luôn dồn dập tạo áp lực cho Việt Nam. Thứ nhất là năng suất lao động thấp. Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế có năng suất lao động thấp nhất khu vực. Thứ hai là trình độ quản trị doanh nghiệp Việt hiện nay theo báo cáo PCI của VCCI với sự tham gia của cơ quan phát triển Hoa Kỳ thì trình độ quản trị doanh nghiệp Việt thấp nhất khu vực Đông Nam Á.

Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc đã khẳng định, trong việc cải cách đào tạo nguồn nhân lực thì vai trò doanh nghiệp rất quan trọng. Ông cũng nhắc đến một hình thức đào tạo mới đó là đào tạo trực tuyến, một giải pháp được kỳ vọng sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai.

Theo Số liệu điều tra của Viện Khoa học lao động xã hội thì 2/3 số doanh nghiệp cho biết, phần lớn người lao động thiếu hụt kỹ năng về chuyên môn và kỹ năng nòng cốt khác. Báo cáo PCI cũng cho thấy, 55% doanh nghiệp khẳng định khó tìm kiếm nguồn lao động chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của công ty. Cuộc tìm kiếm lại càng nhọc nhằn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

TS. Trần Mạnh Đức cho rằng, trong thời đại Cách mạng 4.0, Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng lớn nhất, cuộc cạnh tranh quyết liệt nhất là nhân lực, ko chỉ khu vực Asian mà còn là quốc tế. Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu và năng suất lao động thấp, do đó nếu Việt Nam không chuẩn bị tốt sẽ hụt hơi và không vượt qua được bẫy thu nhập trung bình.

Theo GS. TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, nhân lực hiện nay là vấn đề quan trọng nhất, cần xem xét đầu năm 2018 chúng ta có nguồn nhân lực như thế nào.

GS Nguyễn Mại cho biết, do cơ cấu nguồn nhân lực của chúng ta trong nông nghiệp và lâm nghiệp còn quá đông, chiếm 50%, khiến bình quân hóa năng suất lao động toàn xã hội thấp đi nhiều. Tuy nhiên, câu chuyện đội ngũ công chức hiện nay vẫn là vấn đề lớn nhất. Cả cơ cấu bộ máy nhà nước đang cồng kềnh, đội ngũ công chức chưa đáp ứng được công nghiệp hóa.

Theo đó, GS Nguyễn Mại kiến nghị, sắp tới nên có sự phân loại nguồn nhân lực để có giải pháp cụ thể hơn, cần có những cơ quan tập trung phát triển nguồn lực chất lượng cao. Đồng thời, cần cơ cấu là hệ thống nhà nước, thay đổi cơ bản đội ngũ công chức.

Tại hội thảo, các đại biểu đều cho rằng, nguồn lao động Việt Nam dồi dào và ổn định. Tuy nhiên, chất lượng nguồn lao động của Việt Nam vẫn còn nhiều điểm phải bàn. Cụ thể, tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo còn thấp, thiếu hụt lao động có tay nghề cao vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập.

Ngoài ra, khoảng cách giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu của thị trường lao động ngày càng lớn. Các đại biểu đề nghị, tăng cường tham gia xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo và tổ chức giảng dạy, hướng dẫn thực tập và đánh giá kết quả học tập của người học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng như tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề và đào tạo lại nghề cho người lao động của doanh nghiệp. Đồng thời, chú trọng đến việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao như giám đốc điều hành doanh nghiệp.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ