Tròn 5 năm 'bầu' Kiên bị bắt: ACB rũ bùn đứng dậy

Nhàđầutư
Phiên giao dịch ngày 21/8/2012 khi ông Nguyễn Đức Kiên, hay còn gọi là ‘bầu’ Kiên bị bắt, cổ phiếu ACB nói riêng và thị trường chứng khoán Việt Nam đã chao đảo. Tròn 5 năm kể từ ngày thứ ba kinh hoàng, ACB đã hồi sinh?
BẢO NGỌC
23, Tháng 08, 2017 | 07:30

Nhàđầutư
Phiên giao dịch ngày 21/8/2012 khi ông Nguyễn Đức Kiên, hay còn gọi là ‘bầu’ Kiên bị bắt, cổ phiếu ACB nói riêng và thị trường chứng khoán Việt Nam đã chao đảo. Tròn 5 năm kể từ ngày thứ ba kinh hoàng, ACB đã hồi sinh?

nhadautu- ACB ru bun dung day

 

Theo đó, trong phiên giao dịch 21/8/2012, cổ phiếu ACB đã giảm đến hơn 20,44 điểm, tương đương mức giảm 4,68%.

Chỉ trong ba ngày kể từ khi bầu Kiên bị bắt, thị trường chứng khoán đã bay tổng cộng 3,85 tỷ USD.

Tâm lý lo sợ của nhà đầu tư bao trùm cả thị trường. Nhiều người lo sợ các giao dịch của bầu Kiên có thể dẫn tới ‘bán khống’, mà hệ lụy của nó có thể dẫn đến sự sụp đổ cả thị trường.

Tính riêng Ngân hàng TMCP Á Châu (mã ACB), Ngân hàng ông Kiên làm Chủ tịch HĐQT, cổ phiếu này đã có đợt sụt giá nặng nề trong gần nửa cuối của năm 2012.  

Theo đó, sau khi tăng 0,39% lên 25.900 đồng trong phiên giao dịch 20/8/2012, 3 phiên giao dịch 21/8, 22/8 và 23/8 giảm sàn liên tục đã đẩy thị giá ACB xuống 21.000 đồng, tương đương với việc cổ phiếu ACB đã giảm gần 19%.

Chưa dừng lại ở đó, sau khi tăng 5,26% lên 20.000 đồng trong phiên 29/8/2012, ACB tiếp tục phải trả qua chuỗi 10 phiên giao dịch liên tiếp không tăng giá, trong đó có đến 6 phiên giao dịch giảm giá liên tục.

Qua đó, ACB sụt giảm mạnh xuống 17.700 đồng trong phiên 13/9/2012.

Sau khoảng 3 tháng, thị giá ACB đã giảm còn khoảng 11.650 đồng/cổ phiếu.

Trong hai năm tiếp theo, cổ phiếu này cũng chỉ đi ngang ở mức 12.000 - 14.000 đồng/cổ phiếu.

Tròn 5 năm kể từ ngày thứ ba kinh hoàng, ACB đã hồi sinh?

Đi cùng với đợt sóng cổ phiếu Ngân hàng tăng mạnh, từ nửa đầu năm 2017 đến nay cổ phiếu ACB đã có sức phát triển vượt bậc.

Nếu đầu năm 2017, phiên giao dịch 3/1/2017 ghi nhận ACB có thị giá là 19.000 đồng/cổ phiếu, thì đến phiên giao dịch 18/8/2017, ACB đã đạt mức giá 25.700 đồng/cổ phiếu, tương đương mức tăng hơn 35,2%. Đi cùng với đó, kết quả kinh doanh của ACB cũng có những chuyển biến tích cực.

Về mặt tài chính. Sau khi bầu Kiên bị bắt, từ vị thế Ngân hàng TMCP mạnh nhất Việt Nam, ACB trở nên bấp bênh. Hồi tháng 6/2012, báo cáo tài chính cho thấy Tổng tài sản ngân hàng bay mất hơn 255,9 nghìn tỷ đồng. Báo cáo kết quả tài chính năm 2012 cho thấy ACB chỉ lãi 784 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức đạt được trong năm 2011 là 3.208 tỷ đồng.

ACB2

 

Trong cùng năm đó, nợ xấu tăng mạnh từ 0,98% lên 2,5%.  

Tuy vậy, tính từ năm 2013 đến nay, Ngân hàng đã có bước phát triển vượt bậc.

Trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng tài sản ACB tăng lên hơn 265 tỷ đồng. Tính riêng quý II/2017, thu nhập lãi thuần ACB đạt 2.019 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng đầu năm thu nhập lãi thuần đạt 3.927 tỷ đồng, tăng 19%.

Dù chi phí hoạt động tăng 50%, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng tăng đột biến lên 359 tỷ đồng, gấp 2,6 lần so với cùng kỳ.

Tuy vậy, yếu tố tích cực từ các mảng kinh doanh khiến lợi nhuận sau thuế ACB đạt 980 tỷ đồng.

Tỷ lệ nợ xấu ACB tính đến ngày 30/6/2017 tăng lên 1,09%/tổng dư nợ từ mức 0,9%/tổng dư nợ trong báo cáo tài chính 2016.

ACB3

Các tiêu chí khác từ báo cáo tài chính ACB (nguồn HSC, báo cáo tài chính ACB) 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ