Trợ lực của TPS

KHÁNH AN
14:03 31/07/2023

Dòng vốn mạnh mẽ từ ngân hàng "mẹ" TPBank là động lực quan trọng cho sự vươn lên mạnh mẽ của TPS trong những năm qua.

Screen Shot 2023-07-30 at 6.31.00 PM

Ảnh minh hoạ: Internet

Mời đọc kỳ trước:

Lô trái phiếu chậm lãi hé mở loạt thương vụ kín tiếng của TPS

Đằng sau 'mỏ vàng' FVTPL của TPS

Dấu ấn TPBank

HĐQT CTCP Chứng khoán Tiên Phong (TPS, HSX: ORS) vừa có Nghị quyết về việc triển khai thực hiện phương án phát hành 1.000 tỷ đồng mệnh giá trái phiếu riêng lẻ để tái cơ cấu nợ, trong bối cảnh 1.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm phát hành từ năm 2020 sắp sửa đáo hạn.

Tái cơ cấu, nâng cao năng lực tài chính là một nhiệm vụ được ban lãnh đạo TPS đặt lên hàng đầu trong năm nay. ĐHĐCĐ thường niên hồi tháng 4/2023 cũng đã chấp thuận kế hoạch tăng vốn điều lệ gấp đôi lên 4.000 tỷ đồng, thông qua phát hành cho cổ đông hiện hữu, và/ hoặc phát hành riêng lẻ.

Tới cuối tháng 6/2023, tổng nguồn vốn của TPS ở mức 9.370 tỷ đồng, trong đó vay nợ tài chính ngắn và dài hạn là 3.930 tỷ đồng, trong đó phát sinh tăng 930 tỷ đồng nợ ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank). Vào ngày 14/6/2023, HĐQT TPS đã có Nghị quyết thông qua vay ABBank với hạn mức 1.400 tỷ đồng. Đáng chú ý, khoản vay được bảo lãnh thanh toán bởi Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank).

Trước đấy nữa, HĐQT TPS ngày 13/3/2023 cũng đã có Nghị quyết về việc vay vốn tại TPBank với hạn mức tín dụng tối đa 2.100 tỷ đồng.

Những diến biến này cho thấy mối quan hệ khăng khít của TPS và TPBank, nhưng nội dung và bản chất của mối quan hệ này thì vẫn chưa quá tường minh với đa phần công chúng.

TPS tiền thân là CTCP Chứng khoán Phương Đông được thành lập cuối năm 2006 với vốn điều lệ 60 tỷ đồng. Đến năm 2010, cổ phiếu ORS chính thức được niêm yết trên sàn HNX.

Năm 2011, trong đại án Huỳnh Thị Huyền Như, TPBank đã uỷ thác cho Chứng khoán Phương Đông 1.060 tỷ đồng để gửi tiền tại Vietinbank; 380 tỷ đồng trong số này đã bị chiếm đoạt. Giữa năm 2018, TAND TP.HCM xử phúc thẩm và tuyên Huỳnh Thị Huyền Như phải bồi thường cho Chứng khoán Phương Đông số tiền 380 tỷ đồng.

Tuy nhiên, từ trước đó, giai đoạn 2017, Chứng khoán Phương Đông đã âm thầm đổi chủ, về tay nhóm TPBank như đã biết. Còn khoản phải thu 380 tỷ đồng trong vụ Huyền Như được TPBank bán cho bên thứ ba - một công ty mua bán nợ.

Đầu năm 2019, Chứng khoán Phương Đông chính thức đổi tên thành Chứng khoán Tiên Phong, bắt đầu một hành trình phát triển mới, trở thành một thành viên quan trọng trong hệ sinh thái DOJI Group - TPBank của doanh nhân Đỗ Minh Phú.

"Cùng với sự hỗ trợ bởi các nền tảng sẵn có từ hệ sinh thái của TPBank, TPS đã phát triển vượt bậc trong các lĩnh vực ngân hàng đầu tư, dịch vụ môi giới", TPS cho biết.

Sau khi về tay nhóm TPBank, TPS đã liên tục lên kế hoạch chào bán cổ phần để tăng vốn. Tháng 10/2019, TPS phát hành 3,96 triệu cổ phiếu cho TPBank. Đến tháng 10/2020, tiếp tục phát hành riêng lẻ 56,04 triệu cổ phiếu, tăng vốn điều lệ từ 439,6 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng, đợt này TPBank cũng tham gia mua 5,05 triệu cổ phiếu. Tới tháng 7/2021, TPS phát hành 100 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng. Sang năm 2022, công ty này tiếp tục lên kế hoạch tăng mạnh vốn lên 5.000 tỷ đồng, song đã hoãn lại do tình hình tài chính và thị trường chứng khoán không thuận lợi.

Song song với quá trình tăng vốn, một tỷ lệ không nhỏ cổ phiếu ORS của TPS đã được phân phối ra thị trường. Tại ngày chốt quyền ĐHĐCĐ thường niên năm 2021, TPS mới có gần 900 cổ đông, thì con số này một năm sau (năm 2022) đã tăng gấp 20 lần, lên hơn 18.000. Đi kèm với đó, sự cô đặc trong cơ cấu sở hữu cũng giảm nhanh, thể hiện qua tỷ lệ cổ phần tham dự ĐHĐCĐ năm 2021 là 82%, về còn 66% năm 2022, trước khi tăng nhẹ lên 68% tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2023.

Lưu ý rằng, cuối năm 2021- đầu năm 2022 cũng là giai đoạn giá cổ phiếu ORS tăng nhanh với biên độ tới 400%, cùng thanh khoản cao đột biến so với giai đoạn trước, thường xuyên duy trì hàng triệu cổ phiếu/ phiên, có phiên vượt 15 triệu đơn vị.

Ở chi tiết đáng chú ý, dù qua nhiều đợt phát hành cổ phiếu, song TPS chỉ có một cổ đông lớn duy nhất, là TPBank, sở hữu 9% từ đợt phát hành riêng lẻ năm 2020. Tuy nhiên, sự chi phối gần như hoàn toàn của nhóm TPBank tại TPS là không phải bàn cãi, nhất là khi cả 3/3 Thành viên HĐQT của TPS đều đến từ TPBank, trong đó Chủ tịch TPS Đỗ Anh Tú là em trai của Chủ tịch TPBank Đỗ Minh Phú.

Do vậy, không quá bất ngờ khi TPS liên tục nhận được dòng vốn tín dụng dồi dào từ TPBank. Năm 2022, trong số 10.745 tỷ đồng tiền vay trong kỳ của TPS, thì chiếm tới 64%, tức gần 6.900 tỷ đồng, là TPBank cho vay.

Tập trung thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Với trợ lực từ TPBank, không những vốn điều lệ mà kết quả kinh doanh của TPS cũng lớn dần. Năm 2021, công ty này báo lãi 210 tỷ đồng, trong khi những năm trước chỉ ở hàng chục tỷ đồng, thậm chí năm 2018 lỗ ròng hơn 10 tỷ đồng.

Sang năm 2022, lợi nhuận TPS ở mức 136 tỷ đồng, còn doanh thu hoạt động đạt 2.720 tỷ đồng, tăng gấp 16 lần so với năm 2019. Chiếm phần lớn trong cơ cấu doanh thu là nghiệp vụ lưu ký chứng khoán và tư vấn tài chính, mang về hơn 1.200 tỷ đồng.

6 tháng đầu năm 2023, doanh thu hoạt động của TPS ở mức 1.620 tỷ đồng, còn lãi ròng hơn 110 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2022 là 92,4 tỷ đồng. Năm 2023, TPS lên kế hoạch doanh thu 2.831 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 184 tỷ đồng, tăng trưởng 35% so với thực hiện năm 2022. Sau nửa đầu năm, TPS đã hoàn thành 60% kế hoạch lợi nhuận năm.

Dù vậy, việc phụ thuộc ngày càng lớn vào lãi, cổ tức thu từ tài sản tài chính FVTPL dẫn tới những băn khoăn nhất định đối với chất lượng lợi nhuận cũng như tài sản của TPS, đã được đề cập trong kỳ trước.

Quy mô tổng tài sản của TPS cũng tăng lên nhanh chóng, đến cuối tháng 6/2023 đã đạt 9.370 tỷ đồng, gấp 130 lần cuối năm 2018.

Sở hữu nguồn lực không ngừng gia tăng mạnh mẽ theo từng năm, TPS đã trở thành "tay chơi" đáng chú ý trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Giá trị tự doanh trái phiếu của TPS từ con số 0 tròn trĩnh năm 2019, chỉ mất 2 năm để đạt 58.000 tỷ đồng năm 2021, rồi chạm đỉnh gần 150.000 tỷ đồng năm ngoái, xếp thứ 3 toàn thị trường, chỉ sau Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) và và Chứng khoán Tân Việt (TVSI).

Hoạt động tư vấn phát hành và giao dịch trái phiếu tiếp tục được TPS đẩy mạnh trong nửa đầu năm 2023, với giá trị giao dịch tự doanh gần 48.099 tỷ đồng, trong khi giao tự doanh cổ phiếu là 350 tỷ đồng, so sánh với giao dịch của nhà đầu tư (chủ yếu là cổ phiếu) chỉ là 8.093 tỷ đồng.

  • Cùng chuyên mục
Eximbank bổ nhiệm thêm 2 Phó Tổng giám đốc

Eximbank bổ nhiệm thêm 2 Phó Tổng giám đốc

Đó là ông Phạm Quang Dũng và ông Trần Anh Thắng, nguyên là thành viên HĐQT và thành viên HĐQT độc lập của Eximbank nhiệm kỳ VII (2020-2025).

Tài chính - 08/05/2025 18:40

Bluechips kéo VN-Index tăng gần 20 điểm

Bluechips kéo VN-Index tăng gần 20 điểm

Cổ phiếu VIC nói riêng và nhóm VN30 nói chung là chất xúc tác tích cực giúp VN-Index tăng mạnh gần 20 điểm trong phiên giao dịch 8/5.

Tài chính - 08/05/2025 17:12

Tập đoàn Taseco tăng trưởng lợi nhuận 3 năm liên tiếp

Tập đoàn Taseco tăng trưởng lợi nhuận 3 năm liên tiếp

Tập đoàn Taseco đạt lợi nhuận gần 1.200 tỷ đồng trong năm 2024; cả 2 mảng hạt nhân gồm dịch vụ phi hàng không và bất động sản đều khởi sắc.

Tài chính - 08/05/2025 16:20

CEO CII: Các lô đất tại Thủ Thiêm được tính giá đất năm 2015 và 2016

CEO CII: Các lô đất tại Thủ Thiêm được tính giá đất năm 2015 và 2016

Các lô đất được thanh toán sau khi thực hiện dự án BT tại Thủ Thiêm cho CII sẽ được tính giá đất thời điểm tháng 4/2015 và tháng 4/2016.

Tài chính - 08/05/2025 13:50

Dòng tiền sẽ đổ về nhóm VNMidcap trong tháng 5?

Dòng tiền sẽ đổ về nhóm VNMidcap trong tháng 5?

Nhóm VNMidcap có nhiều cơ hội thu hút chú ý của nhà đầu tư trong tháng 5 nhờ phục hồi thấp hơn so với nhóm vốn hóa lớn trong tháng 4.

Tài chính - 08/05/2025 08:35

Chủ sở hữu Casino Phú Quốc lỗ lũy kế gần 5.000 tỷ

Chủ sở hữu Casino Phú Quốc lỗ lũy kế gần 5.000 tỷ

Mặc dù chi phí được cắt giảm đáng kể nhưng doanh thu đi lùi ở mảng chuyển nhượng bất động sản và casino đã khiến Du lịch Phú Quốc lỗ lớn năm 2024.

Tài chính - 07/05/2025 17:22

Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?

Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?

Dưới giai đoạn điều hành của CEO Đào Nam Hải (2022-2024), kết quả kinh doanh của Petrolimex có những chuyển biến đáng chú ý.

Tài chính - 07/05/2025 11:39

Chứng khoán kỳ vọng sẽ bùng nổ cùng KRX

Chứng khoán kỳ vọng sẽ bùng nổ cùng KRX

Trong hai ngày vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán chưa ghi nhận diễn biến bùng nổ, thanh khoản cũng kém sôi động. Song về dài hạn, việc đưa hệ thống KRX vào vận hành sẽ mở ra các sản phẩm mới, giúp thị trường chứng khoán vận hành tích cực hơn và có thể được nâng hạng trong thời gian gần.

Tài chính - 07/05/2025 09:02

Nhiều giải pháp để chứng khoán Việt Nam sớm nâng hạng

Nhiều giải pháp để chứng khoán Việt Nam sớm nâng hạng

Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Quốc Phương cho biết Bộ Tài chính sẽ tập trung triển khai các giải pháp lớn để gia tăng niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài với TTCK Việt Nam và tăng cường sự ủng hộ của NĐTNN đối với việc nâng hạng.

Tài chính - 07/05/2025 08:58

Loạt công ty niêm yết bị UBCKNN xử phạt

Loạt công ty niêm yết bị UBCKNN xử phạt

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành loạt quyết định xử phạt đối với doanh nghiệp, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.

Tài chính - 07/05/2025 08:51

Cổ phiếu giảm mạnh, điều gì đang diễn ra ở Bảo hiểm PJICO?

Cổ phiếu giảm mạnh, điều gì đang diễn ra ở Bảo hiểm PJICO?

Cổ phiếu PGI giảm gần 6% trong bối cảnh nhóm bảo hiểm phiên 6/5 diễn biến tích cực khi toàn ngành tăng 1,77%, với nhiều mã tăng tốt như BVH, PVI…

Tài chính - 07/05/2025 07:55

Giá vàng tăng cùng chiều, USD đi ngược thế giới

Giá vàng tăng cùng chiều, USD đi ngược thế giới

Tháng 4/2025, giá vàng thế giới tăng hơn 7% nhưng giá vàng trong nước tăng tới 10%. Trong khi đó, giá USD trong nước tăng gần 1% dù trên thị trường quốc tế giảm hơn 3%

Tài chính - 07/05/2025 07:00

Bất động sản An Gia không chia cổ tức 2 năm liên tiếp

Bất động sản An Gia không chia cổ tức 2 năm liên tiếp

Bất động sản An Gia không có kế hoạch chia cổ tức trong 2024 và 2025. Doanh nghiệp dự kiến lãi 340 tỷ đồng năm nay nhờ kinh doanh dự án The Gió Riverside.

Tài chính - 07/05/2025 07:00

Nhiều kỳ vọng từ các ‘bom tấn’ niêm yết, thoái vốn Nhà nước

Nhiều kỳ vọng từ các ‘bom tấn’ niêm yết, thoái vốn Nhà nước

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán rơi vào vùng trống thông tin sau mùa BCTC quý I/2025 và ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, các thông tin mới đây từ việc niêm yết lên HoSE của Vinpearl hay SCIC thoái vốn… được kỳ vọng sẽ là chất xúc tác tốt với VN-Index.

Tài chính - 06/05/2025 15:41

Chuyên gia BSC: Hệ thống KRX giúp TTCK Việt Nam sớm được nâng hạng

Chuyên gia BSC: Hệ thống KRX giúp TTCK Việt Nam sớm được nâng hạng

TS. Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng hệ thống KRX chính thức vận hành được kỳ vọng sẽ tạo tiền đề giải quyết các nút thắt, tiến tới được nâng hạng và gia tăng thanh khoản cho thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tài chính - 06/05/2025 11:11

Cao điểm nợ trái phiếu đáo hạn sắp tới

Cao điểm nợ trái phiếu đáo hạn sắp tới

Quý I lượng trái phiếu đáo hạn không lớn nhưng sẽ tăng dần trong các quý còn lại của năm, đặc biệt là quý III và IV. Trong đó, bất động sản chiếm phân nửa với hơn 100.000 tỷ đồng.

Tài chính - 05/05/2025 16:33