Triển vọng tàu điện ngầm ở TP.HCM

ĐÌNH NGUYÊN
06:30 04/02/2022

Theo quy hoạch, TP.HCM có 8 tuyến tàu điện ngầm (đường sắt đô thị - metro) xuyên tâm và vành khuyên nối các trung tâm chính, chủ yếu đi ngầm trong nội đô. Trong tương lai, các tuyến metro sẽ giúp việc đi lại nội đô thuận lợi, phát triển khu đô thị và không gian ngầm.

trien-vong-tau-dien-ngam-tphcm

Trong tương lai, TP.HCM sẽ phát triển không gian ngầm tại các nhà ga của tuyến metro. Ảnh: MAUR

Metro sắp chạy

Quyết định số 568 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 cho thấy, hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM (Metro) có tổng cộng 8 tuyến tuyến xuyên tâm và vành khuyên nối các trung tâm chính của thành phố, chủ yếu đi ngầm trong nội đô. Tổng chiều dài các tuyến là hơn 172 km.

Trong hệ thống Metro TP.HCM, có nhiều tuyến khi hoàn thành sẽ giúp việc đi lại trong nội ô thuận tiện. Nhưng, hiện nay chỉ mới tuyến Metro số 1 đang thi công và tuyến Metro số 2 đang hoàn tất giải phỏng mặt bằng để bấm nút khởi công năm 2022. Còn lại các tuyến Metro số 3a, 3b, 4, 4b, 5 và 6 đều chưa thể triển khai vì nhiều nguyên nhân.

Nói về tuyến Metro số 1, đây là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên ở TP.HCM được người dân, chính quyền TP.HCM kỳ vọng sớm đưa vào khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng bức thiết và tốc độ đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ.

Metro số 1 có tổng mức đầu tư hơn 43.700 tỷ đồng. Toàn tuyến dài gần 20 km từ Bến Thành (quận 1) đến depot Long Bình (TP. Thủ Đức), gồm 3 ga ngầm (ga Ba Son, ga Nhà hát thành phố và ga Bến Thành) và 11 ga trên cao. Dự kiến, đến cuối năm 2021 dự án đạt khoảng 91%.

Theo kế hoạch đặt ra, Metro số 1 sẽ đi vào hoàn thiện trong quý IV/2021 và khai thác thương mại năm 2022. Tuy nhiên, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) đưa ra nhiều lý do, đặc biệt là do dịch COVID-19 khiến dự án không thể về đích đúng tiến độ.

Dù gặp nhiều khó khăn, nhưng những ngày đầu tháng 12/2021, thêm 4 đoàn tàu của tuyến Metro số 1 cũng cập cảng Khánh Hội. Như vậy, toàn tuyến đã có 11/17 đoàn tàu metro được đưa về nước. Song song, MAUR cũng đang phối hợp với các tư vấn, nhà thầu rà soát lại các khó khăn của dự án và tìm hướng khắc phục.

Năm 2022, MAUR đặt ra mục tiêu nhập khẩu xong 17 đoàn tàu và tiến hành chạy thử. Đồng thời, đơn vị sẽ hoàn trả toàn bộ mặt bằng khu vực quận 1 như Công viên 23/9, quảng trường trước chợ Bến Thành, đường Lê Lợi…

Tương tự, Metro số 2 cũng phải lùi thời gian về đích. Toàn tuyến dài 11,2 km, trong đó có 9,2 km đi ngầm từ chợ Bến Thành qua đường CMT8, Trường Chinh và 2 km đoạn đi trên cao. Tổng mức đầu tư dự án sau khi điều chỉnh là hơn 47.890 tỷ đồng từ nguồn vốn vay ODA và vốn đối ứng trong nước.

Theo kế hoạch, dự án sẽ tổ chức thi công giai đoạn 2022-2026, kiểm tra, vận hành chạy thử và bàn giao khai thác vào cuối năm 2026. Tuy nhiên, do vướng mặt bằng và nguồn vốn vay chưa được gia hạn thời gian giải ngân nên thời gian hoàn thành Metro số 2 có thể kéo đến năm 2030.

Hồi đầu tháng 11/2021, đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông (TP. Hà Nội) chính thức đi vào vận hành nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý của người dân sau hơn 10 năm lận đận. Sự phấn khởi, thích thú khi trải nghiệm tuyến đường sắt này của người dân Thủ đô lại khiến người dân TP.HCM cảm thấy nôn nao vì Metro số 1 chưa thể về đích đúng kế hoạch.

Tương lai của khu đô thị và không gian ngầm

Dọc tuyến Metro số 1 có quỹ đất lớn để phát triển các trung tâm dịch vụ đa chức năng và chuyên ngành, khu nhà cao tầng. Việc phát triển các khu đô thị dọc metro nhằm cải thiện không gian, cảnh quan theo hướng hiện đại, văn minh, phát huy các di sản văn hóa.

Qua phân tích đánh giá hiện trạng và định hướng quy hoạch, Sở QH-KT TP.HCM lấy ý kiến phát triển 10 khu đô thị có chức năng khác nhau dọc tuyến Metro số 1. Phạm vi quy hoạch ở 11 phường của TP. Thủ Đức, tổng diện tích hơn 577 ha. Ở những đầu mối giao thông sẽ phát triển đô thị, dân cư và các loại hình dịch vụ. Do đó, việc tập trung dân cư xung quanh các nhà ga vừa tạo môi trường sống tiện ích cho người dân và cũng là lượng khách sử dụng metro.

Bên cạnh đó, việc phát triển không gian ngầm cũng rất khả thi khi tận dụng các ga ngầm của các tuyến metro, trước mắt là Metro số 1. Hiện nay, không gian ngầm đã xuất hiện tại dự án Metro số 1 với các nhà ga ngầm Ba Son, Nhà hát thành phố và Bến Thành.

Khoảng 10 năm trước, việc đầu tư các không gian ngầm để phục vụ giao thông tĩnh kết hợp thương mại dịch vụ đã được TP.HCM quan tâm. Nhưng đến nay tất cả vẫn chưa thể thực hiện. Trong 5 năm tới, việc phát triển không gian đô thị ngầm chỉ xoay quanh khu vực tuyến Metro số 1.

Dự kiến, TP.HCM sẽ ưu tiên phát triển không gian ngầm tại khu vực trung tâm hiện hữu mở rộng rộng 930 ha. Trong đó, đặc biệt tập trung xây dựng không gian ngầm quanh khu vực nhà ga Bến Thành.

Trung tâm thương mại ngầm Bến Thành có diện tích khoảng 45.000 m2 gồm khu vực cửa hàng thương mại rộng 18.100 m2, hành lang và quảng trường ngầm rộng 21.500m2 để phục vụ nhu cầu đi lại cũng như mua sắm của người dân.

Tại khu trung tâm (quận 1, 3, 4, Bình Thạnh) sẽ phát triển không gian ngầm ở đường Nguyễn Huệ với nhiều tầng. Trong đó, tầng hầm 1 tạo hành lang cho người đi bộ kết nối các khu vực lân cận như Nhà hát thành phố, khu công viên dọc sông Sài Gòn. Tại các điểm nút giao của khu vực này sẽ có các quảng trường và ki-ốt, các cầu thang để người dân đến trung tâm thương mại ngầm. Hành lang dành cho người đi bộ được bố trí đài phun nước, công viên mini... phục vụ nhu cầu khách giải trí, thư giãn. Tầng thứ 2 và 3 sẽ làm bãi giữ xe.

Tuy vậy, các chuyên gia cho rằng, muốn xây dựng không gian đô thị ngầm, trước hết phải có quy hoạch bài bản, sau đó là xây dựng giải pháp, chính sách để thu hút đầu tư. Khi chính sách đầu tư hấp dẫn, nhà đầu tư sẽ tham gia. Ngoài ra, cũng cần xem xét lại quy hoạch phía trên, đưa ra các giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư. Nguyên nhân là do chi phí xây không gian ngầm cao gấp 10 - 20 lần so với chi phí xây dựng một công trình mặt đất.

KTS Ngô Viết Nam Sơn cho biết, metro không chỉ là phương tiện đi lại thuần túy mà phải là tổ hợp đa chức năng, vừa phục vụ đi lại, phục vụ giãn dân, vừa là nút giao thông và cả nút thương mại. Vì vậy, cần phải tính toán ngay từ đầu các phương tiện kết nối, tổ chức không gian ngầm… thì mới phát huy được hiệu quả.

Đồng quan điểm, TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu GTVT Việt Đức nhận định, các tuyến metro muốn khai thác hiệu quả phải phát triển theo mô hình kết hợp phát triển phương tiện vận tải hành khách công cộng với các hoạt động dịch vụ, kinh tế, cho tư nhân tham gia hình thành các khu trung tâm thương mại tại mỗi nhà ga để trợ giá hoạt động của metro.

Với đại đô thị với hơn 10 triệu dân như ở TP.HCM thì việc phát triển metro là điều tất yếu. Metro số 1 sẽ đánh dấu bước đầu phát triển theo mô hình TOD - mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng và là xu hướng tiên tiến của thế giới.

  • Cùng chuyên mục
Đà Nẵng kêu gọi đầu tư dự án đường sắt đô thị kết nối sân bay

Đà Nẵng kêu gọi đầu tư dự án đường sắt đô thị kết nối sân bay

TP. Đà Nẵng kêu gọi đầu tư dự án Đường sắt đô thị với tuyến chính là sân bay Đà Nẵng - biển Mỹ Khê dài 14,9km với 19 trạm dừng và 1 depot.

Đầu tư - 13/11/2024 14:10

Quảng Nam đề nghị bàn giao hơn 860ha đất để đầu tư mở rộng sân bay Chu Lai

Quảng Nam đề nghị bàn giao hơn 860ha đất để đầu tư mở rộng sân bay Chu Lai

Tỉnh Quảng Nam đề nghị bàn giao khoảng 868ha đất để sớm triển khai các hồ sơ, thủ tục liên quan xã hội hóa đầu tư, khai thác Cảng hàng không Chu Lai theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Đầu tư - 13/11/2024 09:39

Nghệ An đầu tư hơn 96.000 tỷ cho hạ tầng kỹ thuật Khu Kinh tế Đông Nam

Nghệ An đầu tư hơn 96.000 tỷ cho hạ tầng kỹ thuật Khu Kinh tế Đông Nam

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Quyết định phê duyệt kế hoạch thực hiện điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng Khu Kinh tế Đông Nam Nghệ An đến năm 2040.

Đầu tư - 13/11/2024 09:35

Chuyển đổi kép: Doanh nghiệp FDI phát huy vai trò dẫn dắt

Chuyển đổi kép: Doanh nghiệp FDI phát huy vai trò dẫn dắt

Chuyển đổi số - chuyển đổi xanh đang là xu hướng tất yếu, vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với DN, cần có sự dẫn dắt của DN tiên phong, trong đó có vai trò quan trọng của DN FDI.

Đầu tư - 13/11/2024 06:00

Diễn biến mới loạt dự án bất động sản tại Bình Định

Diễn biến mới loạt dự án bất động sản tại Bình Định

Tại Bình Định, dự án bất động sản của CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt đang tăng tốc. Bên cạnh đó, loạt dự án nhà ở được chính quyền địa phương điều chỉnh tiến độ, chủ trương đầu tư.

Bất động sản - 12/11/2024 15:56

AI có thể vượt qua con người trong 10 năm tới

AI có thể vượt qua con người trong 10 năm tới

Theo chuyên gia, AI đã tiến hoá đến bước suy luận và có thể phân tích thị giác con người. Điều này có thể khiến AI vượt qua con người chỉ trong khoảng 10 năm tới, với bước phát triển như hiện tại.

Công nghệ - 12/11/2024 14:44

VDSC: Giải ngân vốn đầu tư công khó về đích

VDSC: Giải ngân vốn đầu tư công khó về đích

CTCP Chứng khoán Rồng Việt ước tính giải ngân vốn đầu tư cả năm 2024 chỉ đạt xấp xỉ 689 nghìn tỷ đồng, tương đương 85,5% kế hoạch.

Đầu tư - 12/11/2024 14:39

Thành lập Ban chỉ đạo Dự án nhân rộng mô hình khu công nghiệp sinh thái

Thành lập Ban chỉ đạo Dự án nhân rộng mô hình khu công nghiệp sinh thái

Ban chỉ đạo do Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc làm Trưởng ban, được sử dụng con dấu của Bộ KH&ĐT để điều hành công việc thuộc thẩm quyền…

Đầu tư - 12/11/2024 09:00

Chạy nước rút giải ngân vốn đầu tư công cuối năm

Chạy nước rút giải ngân vốn đầu tư công cuối năm

Trong hai tháng cuối của năm 2024, TP. HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai đang chạy nước rút để giải ngân vốn đầu tư công tại các công trình, dự án trọng điểm.

Đầu tư - 12/11/2024 08:57

Giá chung cư sơ cấp Hà Nội đã tăng từ 40 lên 72 triệu đồng/m2 sau 11 quý liên tiếp

Giá chung cư sơ cấp Hà Nội đã tăng từ 40 lên 72 triệu đồng/m2 sau 11 quý liên tiếp

Theo OneHousing, giá bán trung bình căn hộ sơ cấp toàn thị trường Hà Nội đã tăng đáng kể, từ 40 triệu đồng/m2 đầu năm 2022 lên khoảng 72 triệu đồng/m2 vào quý III/2024. Mặt bằng giá sơ cấp tăng do nguồn cung mở mới chủ yếu ở các phân khúc cao cấp, hạng sang.

Đầu tư - 12/11/2024 08:19

Cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo được tăng tỷ lệ vốn nhà nước

Cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo được tăng tỷ lệ vốn nhà nước

Dự án cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo sẽ được áp dụng cơ chế đặc thù khi tăng nguồn vốn nhà nước lên 70%, vượt tỷ lệ vốn nhà nước theo luật PPP.

Đầu tư - 11/11/2024 18:25

Hủa Na vay hơn 487 tỷ mua lại nhà máy thủy điện Nậm Nơn

Hủa Na vay hơn 487 tỷ mua lại nhà máy thủy điện Nậm Nơn

CTCP Thủy điện Hủa Na vừa có quyết định phê duyệt đơn vị cấp tín dụng và nội dung dự thảo hợp đồng tín dụng, các dự thảo hợp đồng thế chấp tài sản, quyền tài sản cho Dự án Đầu tư mua nhà máy thủy điện Nậm Nơn.

Đầu tư - 11/11/2024 14:20

HHV gọi vốn thành công dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh

HHV gọi vốn thành công dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh

HHV vừa thông qua nghị quyết phát hành cổ phiếu riêng lẻ giai đoạn 2024-2025, dự kiến huy động 415 tỷ đồng theo kế hoạch tăng vốn đã nêu trong Nghị quyết ĐHCĐ 2024.

Đầu tư - 11/11/2024 06:30

Doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn gặp khó trong các chính sách hỗ trợ

Doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn gặp khó trong các chính sách hỗ trợ

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn gặp khó khi tiếp cận các thể chế, cơ chế, chính sách hỗ trợ, đặc biệt là tiếp cận nguồn vốn vay và các gói tính dụng.

Đầu tư - 10/11/2024 13:57

Một doanh nghiệp muốn đầu tư khu nghỉ dưỡng 1.500 tỷ ở Quảng Nam

Một doanh nghiệp muốn đầu tư khu nghỉ dưỡng 1.500 tỷ ở Quảng Nam

Công ty TNHH Adventure Ocean xin nghiên cứu, đề xuất để tham gia đầu tư dự án Khu nghỉ dưỡng Trung Phường ở huyện Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam) với tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng.

Đầu tư - 10/11/2024 13:30

Đi tìm gánh nặng của doanh nghiệp bất động sản?

Đi tìm gánh nặng của doanh nghiệp bất động sản?

Tiền sử dụng đất luôn là một trong những yếu tố "nặng gánh nhất" với các doanh nghiệp bất động sản. Bởi, khoản chi phí này không chỉ đòi hỏi doanh nghiệp phải chuẩn bị nguồn lực tài chính lớn mà còn tốn rất nhiều thời gian.

Đầu tư - 10/11/2024 10:19