'Triển vọng FDI Việt Nam sẽ tươi sáng từ nửa cuối năm'

Nhàđầutư
"Triển vọng FDI của Việt Nam sẽ tươi sáng không chỉ trong nửa cuối năm nay mà còn trong năm 2024 và xa hơn nữa", ông Tyler Nguyễn, Giám đốc Khối khách hàng Định chế của Maybank Investment Bank nhận định.
ĐỖ LAN
19, Tháng 07, 2023 | 10:24

Nhàđầutư
"Triển vọng FDI của Việt Nam sẽ tươi sáng không chỉ trong nửa cuối năm nay mà còn trong năm 2024 và xa hơn nữa", ông Tyler Nguyễn, Giám đốc Khối khách hàng Định chế của Maybank Investment Bank nhận định.

Sau 5 tháng giảm liên tục, giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 6 tháng đã khởi sắc trở lại khi tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2022, với mức 10,02 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký ước đạt 13,43 tỷ USD, giảm 4,3% so với cùng kỳ nhưng mức giảm đã thấp hơn so với các tháng trước và đặc biệt là 5 tháng (7,3%).

Ông đánh giá thế nào về vị trí của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài?

Ông Tyler Nguyễn: Giữa những thử thách vĩ mô ngắn hạn và tăng trưởng kinh tế còn nhiều khó khăn, Việt Nam vẫn đang trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp ngày càng quan trọng hơn trên thế giới. Việt Nam vẫn duy trì những lợi thế cạnh tranh so với các thị trường khác trong khu vực như giá nhân công cạnh tranh, ổn định chính trị, vị trí chiến lược trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, và đặc biệt là rất nhiều hiệp định thương mại song phương (FTAs) so với với các vùng, lãnh thổ khác.

Tyler - Nguyen

 

Triển vọng FDI của Việt Nam sẽ sáng sủa không chỉ trong nửa cuối năm nay mà còn trong năm 2024 và xa hơn nữa. Mới đây, hơn 200 nhà đầu tư Hàn Quốc tháp tùng Tổng thống Yoon Suk Yeol trong chuyến thăm Việt Nam. Con số 200 đánh dấu lượng nhà đầu tư lớn nhất sang Việt Nam trong một chuyến thăm chính thức cấp Chính phủ.

Ông Tyler Nguyễn

Chính phủ Việt Nam cũng rất "thân thiện" với nguồn vốn FDI. Bằng chứng là Chính phủ đã chủ động triển khai các chính sách hỗ trợ để ổn định vĩ mô và khuyến khích tăng trưởng kinh tế. Và đến nay, các chính sách trên cũng đã bắt đầu phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó, Chính phủ tích cực tháo gỡ các nút thắt pháp lý và thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng công cộng, nâng cao năng lực dài hạn và sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, thế giới ghi nhận việc các doanh nghiệp tăng cường chiến lược đa dạng hóa (Trung Quốc +1) trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tiếp diễn và Bắc Kinh đã chuyển qua thời kỳ hậu đại dịch COVID-19. Đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc đại lục và đặc khu hành chính Hong Kong (thuộc Trung Quốc) trong quý I tăng lên gần 1 tỷ USD, cao nhất kể từ khi đại dịch xảy ra.

Mức đầu tư trên cao hơn trung bình 3 năm trước đại dịch và thời điểm căng thẳng thương mại Mỹ - Trung bắt đầu gia tăng. Các số liệu trên cho thấy sự hiện diện ngày càng lớn hơn của Việt Nam trong vai trò là điểm đến sản xuất thay thế Trung Quốc.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần tiếp tục giải quyết một số tồn tại như quy định pháp lý chưa rõ ràng, thiếu hướng dẫn cho doanh nghiệp, thiếu đầu tư cơ sở hạ tầng cho hoạt động logistics. Bên cạnh đó, việc thiếu đầu tư vào nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao và giảm thủ tục hành chính cũng là những vấn đề còn tồn tại và cần khắc phục.

Số liệu thống kê của Bộ KH&ĐT cho thấy tình hình thu hút và giải ngân FDI đang dần được cải thiện, ông đánh giá thế nào về triển vọng nguồn vốn FDI vào Việt Nam trong nửa cuối năm nay? 

Ông Tyler Nguyễn: Triển vọng FDI của Việt Nam sẽ sáng sủa không chỉ trong nửa cuối năm nay mà còn trong năm 2024 và xa hơn nữa. Mới đây, hơn 200 nhà đầu tư Hàn Quốc tháp tùng Tổng thống Yoon Suk Yeol trong chuyến thăm Việt Nam. Con số 200 đánh dấu lượng nhà đầu tư lớn nhất sang Việt Nam trong một chuyến thăm chính thức cấp Chính phủ. Trong số đó, nhiều doanh nghiệp hàng đầu Hàn Quốc muốn tiếp tục tăng cường đầu tư tại Việt Nam. Cụ thể, Tập đoàn LG đã cam kết đầu tư thêm 1 tỷ USD, nâng mức tổng tại Hải Phòng lên 2 tỷ USD.

Bên cạnh đó, đầu tháng 7 này, Sumitomo đã công bố kế hoạch phát triển khu công nghiệp trị giá 400 triệu USD tại Thanh Hóa. Foxconn cũng được chấp thuận đầu tư 246 triệu USD vào các nhà máy sản xuất mới tại Quảng Ninh. Đáng chú ý, phê duyệt đầu tư của Foxconn được xử lý trực tuyến chỉ trong 12 giờ, nhanh đột biến so với quy trình 14 ngày trước đây. Việc phê duyệt trên cho thấy Chính phủ sẵn sàng triển khai công nghệ tiên tiến để loại bỏ các thủ tục pháp lý rườm rà.

Để giải quyết những thách thức trong thời gian tới, Chính phủ đã tổ chức đối thoại với doanh nghiệp FDI để tìm ra lời giải đối với các nút thắt về mặt pháp lý, đồng thời hướng dẫn các công ty thực hiện. Chúng tôi kỳ vọng Chính phủ sẽ tiếp tục có những động thái tương tự trong việc xóa bỏ các thủ tục rườm rà và đơn giản hóa môi trường đầu tư.

Một trong những thách thức khác trong thời gian tới Việt Nam cần lưu ý là cần nhanh chóng triển khai Quy hoạch điện VIII để tránh tình trạng thiếu điện như đã xảy ra trong những tháng qua, đảm bảo sản xuất kinh doanh liên tục. Thêm vào đó, thuế tối thiểu toàn cầu có hiệu lực vào đầu 2024 cũng sẽ là thách thức đối với việc thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam.

tong-von-fdi-vao-viet-nam-6-thang-2023-1688007319-width640height417

Triển vọng FDI của Việt Nam sẽ sáng không chỉ trong nửa cuối năm nay mà còn trong năm 2024 và xa hơn nữa.

Nhắc đến thuế tối thiểu toàn cầu, theo ông, chính sách này sẽ tác động như thế nào đến nguồn vốn FDI vào Việt Nam?

Ông Tyler Nguyễn: Nhìn chung, mức thuế tối thiểu toàn cầu (GMT) 15% sẽ buộc các doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi thuế theo các chính sách hiện hành phải nộp nhiều thuế hơn. Điều này ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh và có khả năng làm giảm sức hấp dẫn của các ưu đãi trước đây.

Tuy nhiên, GMT không hoàn toàn là chính sách bất lợi. Nếu chi tiêu vào cơ sở hạ tầng tốt hơn, các chính sách ưu đãi thay thế ưu việt hơn, thay vì thuế thấp hơn, thì nhà đầu tư nước ngoài vẫn có thể được hưởng lợi nhiều hơn và vẫn lựa chọn Việt Nam làm điểm đến.

Vậy Việt Nam cần chuẩn bị những gì cho "sân chơi" thuế tối thiểu toàn cầu?

Ông Tyler Nguyễn: Chính phủ đang xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài khi GMT có hiệu lực vào năm 2024 để đảm bảo duy trì tính cạnh tranh với tư cách là một trung tâm sản xuất. Gần đây nhất, Chính phủ thành lập tổ công tác để nghiên cứu các tác động của GMT và tìm kiếm giải pháp để nêu ra tại Quốc hội vào tháng 10 tới.

Các giải pháp thay thế như bù trừ thuế và hỗ trợ tiền mặt được xem như những phương án khả thi để biến Việt Nam thành điểm đến đầu tư hấp dẫn hơn. Tuy vậy, các ưu đãi thay thế cần tuân thủ quy định của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Ở một góc nhìn khác, GMT cũng tạo động lực để Việt Nam đầu tư hơn nữa vào cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực, đổi mới nhằm hạn chế các rào cản hành chính, pháp lý làm cơ sở cho tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.

Doanh nghiệp nước ngoài như Samsung cũng đề xuất thực hiện Quy định thuế bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn (QDMTT). QDMTT do OECD đưa ra nhằm đảm bảo rằng khoản thuế tăng lên do các công ty nước ngoài phải trả sẽ vẫn thuộc về Việt Nam thay vì quốc gia sở tại của công ty đa quốc gia trên.

Trong bức tranh rộng hơn, Việt Nam cần làm gì để thu hút và giữ chân các nhà đầu tư nước ngoài?

Ông Tyler Nguyễn: Để thu hút và giữ chân các nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh cải các và đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Song song với đó, Việt Nam cần đầu tư hơn nữa vào cơ sở hạ tầng, lao động lành nghề và các lĩnh vực công nghệ.

Việt Nam cũng cần nghiên cứu sâu hơn về các chính sách, cơ chế ưu đãi để nắm bắt xu hướng của thế giới, đặc biệt là năng lượng tái tạo, ngành đang được các nhà đầu tư rất quan tâm.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần giải quyết các tồn tại trong pháp lý, bộ máy và cơ sở hạ tầng lưới điện. Các vấn đề trên đang cản trở nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam để khai thác tiềm năng to lớn của ngành năng lượng tái tạo.

Thêm vào đó, Việt Nam sẽ cần từng bước giải quyết tình trạng thiếu điện. Việc phê duyệt Quy hoạch điện 8 sẽ giúp cải thiện câu chuyện trên và đảm bảo sự ổn định của nguồn cung ứng điện.

Xin cảm ơn ông!

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26777.00 26885.00 28090.00
GBP 31177.00 31365.00 32350.00
HKD 3185.00 3198.00 3304.00
CHF 27495.00 27605.00 28476.00
JPY 161.96 162.61 170.17
AUD 16468.00 16534.00 17043.00
SGD 18463.00 18537.00 19095.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18207.00 18280.00 18826.00
NZD 0000000 15007.00 15516.00
KRW 0000000 17.91 19.60
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ