Trạm BOT dày đặc khiến chi phí cầu đường cao hơn chi phí xăng dầu

Nhàđầutư
Trong bức tranh chí phí vận tải đường bộ Việt Nam năm 2017, BOT là một vấn đề nổi cộm. Đối với tuyến đường ngắn thì chi phí cầu đường (BOT) thậm chí còn cao hơn chi phí xăng dầu.
ANH MAI
22, Tháng 03, 2018 | 11:04

Nhàđầutư
Trong bức tranh chí phí vận tải đường bộ Việt Nam năm 2017, BOT là một vấn đề nổi cộm. Đối với tuyến đường ngắn thì chi phí cầu đường (BOT) thậm chí còn cao hơn chi phí xăng dầu.

Ngày 22/3/2018, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban Kinh tế Quốc hội đồng tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kinh tế Việt Nam 2017 và Triển vọng kinh tế nắm 2018, đồng thời công bố ấn phẩm “Đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2017” của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân với chủ đề “Tháo gỡ rào cản đối với sự phát triển của doanh nghiệp”.

Báo cáo đánh giá thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn chính thức, chi phí lao động, chi phí cơ sở hạ tầng logistics, chi phí thực hiện nghĩa vụ thuế và hải quan của doanh nghiệp.

Theo đánh giá của nhóm thực hiện báo cáo này, mặc dù tương đối đầy đủ về mặt số lượng nhưng cơ sở hạ tầng logistics chưa hiệu quả về mặt chất lượng và kết nối, làm cho thời gian và chi phí vận chuyển hàng hóa tăng cao, trở thành một “điểm nghẽn” đối với quá trình tạo thuận lợi thương mại thay vì một trong những trụ cột để phát triển.

tram-thu-phi

Chi phí vận tải chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi phí của doanh nghiệp Việt Nam, dẫn đến logistics chưa hiệu quả. Ảnh minh họa

Chi phí vận tải chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi phí của doanh nghiệp Việt Nam, dẫn đến logistics chưa hiệu quả, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.

Theo số liệu từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới, tỷ lệ chi phí logistics trên GDP của Việt Nam đứng mức 20,9% GDP năm 2017, cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực ASEAN và chỉ thấp hơn Indonesia. Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra mức chi phí logistics của Việt Nam ở mức cao. Số liệu của Amstrong and Associates (2016) công bố tổng chi phí logistics của Việt Nam năm 2016 là 40,3 tỷ USD, chiếm 20% GDP, cao hơn Trung Quốc (14,5% GDP) và các nước trong khu vực ASEAN (Singapore 8,5%, Malaysia và Phillipines 13% và Thái Lan 15%) và cao hơn hẳn các quốc gia trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (trung bình 12,7%).

Báo cáo chỉ ra rằng, các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân chủ yếu sử dụng hình thức vận tải đường bộ trong hoạt động kinh doanh. Gần 75% doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân sử dụng đường bộ để vận tải hàng hóa, cao hơn khối doanh nghiệp nhà nước (61%) và doanh nghiệp FDI (gần 54%), trong khi chưa tới 2% sử dụng vận tải đường sắt với chi phí trung bình rẻ hơn rất nhiều.

Vận tải hàng hóa đường bộ chiếm tới hơn 70% tổng khối lượng hàng hóa vận tải (Bộ Công thương, 2017), gây mất cân đối nghiêm trọng giữa các phương thức vận tải. Theo Hiệp hội Logisitcs Việt Nam (2017), chi phí vận tải hàng hóa bằng đường bộ quá cao, gồm: chi phí nhiên liệu 30-35%; phí BOT chiếm 30-35% (trong đó BOT Bắc – Nam chiếm 15%, BOT Hà Nội – Hải Phòng chiếm 30%); phí tiêu cực (chi phí không chính thức/’bôi trơn’) chiếm 5%.

Ví dụ, tuyến vận chuyển và xếp/dỡ đối với đường bộ là 34 triệu/TEU và 37 triệu/FEU; đối với đường sắt là 12,4 triệu/TEU và 14,3 triệu/FEU; đối với đường biển là 5,2 triệu/TEU. Ngoài ra, còn có phụ phí từ 10-20 loại khác nhau. Tổng phụ phí khoảng 350-500 USD/TEU/FEU.

Theo báo cáo, trong bức tranh chí phí vận tải đường bộ Việt Nam năm 2017, BOT là một vấn đề nổi cộm. Đối với tuyến đường ngắn thì chi phí cầu đường (BOT) thậm chí còn cao hơn chi phí xăng dầu.

Theo tính toán của Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP. HCM, ngoài các loại phí cố định, chi phí cầu đường BOT còn cao hơn cả chi phí nhiên liệu cho quãng đường vận chuyển vì các trạm thu phí dày đặc. Ví dụ, chở hàng từ các cảng ở quận 7 (TP. HCM) đi Vũng Tàu, chi phí nhiên liệu cho chuyến hàng chỉ khoảng 750.000 đồng cho 60 lít dầu thì phí cầu đường cho cả lượt đi và lượt về là 800.000 đồng. Hay quãng đường từ các cảng ở quận 7 xuống Biên Hòa – Đồng Nai, tiền phí qua các  trạm BOT lên tới 560.000 đồng (cả đi và về), trong khi phí nhiên liệu chỉ hết 437.000 đồng cho 35 lít dầu.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ