TP.HCM xoay xở tìm cách phát triển du lịch hậu COVID-19

Nhàđầutư
Tác động của dịch COVID-19 thời gian qua đã làm cho ngành du lịch gặp nhiều khó khăn, nhất là trong thời điểm thực hiện cách ly xã hội, hoạt động du lịch tại TP. HCM gần như ‘tê liệt’. Số lượng khách du lịch quốc tế cũng như doanh thu du lịch đã có sự sụt giảm nghiêm trọng.
CHU KÝ
18, Tháng 06, 2020 | 12:17

Nhàđầutư
Tác động của dịch COVID-19 thời gian qua đã làm cho ngành du lịch gặp nhiều khó khăn, nhất là trong thời điểm thực hiện cách ly xã hội, hoạt động du lịch tại TP. HCM gần như ‘tê liệt’. Số lượng khách du lịch quốc tế cũng như doanh thu du lịch đã có sự sụt giảm nghiêm trọng.

Ảnh hưởng từ dịch COVID-19, ngành du lịch gần như ‘tê liệt’

Trao đổi với Nhadautu.vn, bà Nguyễn Thị Ánh Hoa – Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM cho biết, từ tháng 1 đến tháng 2/2020, lượng khách du lịch quốc tế đến với TP.HCM đã có sự sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019, do ảnh hưởng từ sự bùng phát dịch bệnh COVID-19 tại Trung Quốc và các quốc gia trên thế giới cũng như những chính sách quyết liệt trong ứng phó với dịch tại Việt Nam.

Điều này đã kéo theo sự sụt giảm trong doanh thu du lịch, tuy nhiên, tốc độ giảm của doanh thu du lịch tương đối chậm hơn so với lượng khách du lịch do đặc điểm của khách du lịch Trung Quốc là du lịch theo tour và có mức chi tiêu không cao, đồng thời lượng khách du lịch đến từ các thị trường khác vẫn còn đang lưu trú tại TP.HCM.

“Đến tháng 3/2020, với việc Tổ chức y tế thế giới (WHO) công bố căn bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) do chủng mới của vi-rút corona gây ra là “đại dịch toàn cầu” thì ngành du lịch Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng gần như tê liệt hoàn toàn. Số lượng khách du lịch quốc tế cũng như doanh thu du lịch đã có sự sụt giảm nghiêm trọng”, bà Nguyễn Thị Ánh Hoa thông tin.

Chi Nguyen Thi Anh Hoa

Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa – Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM.

Đáng chú ý, trong tháng 5/2020, khách quốc tế mới đến TP.HCM là 0 lượt, so với 602.437 lượt của năm 2019. Tổng 5 tháng đạt 1.303.750 lượt giảm 63,17% so với cùng kỳ (5 tháng 2019 là 3.540.010 lượt), đạt 14,49% kế hoạch năm 2020. Số khách quốc tế còn lưu trú trên địa bàn thành phố đến tháng 5/2020 là khoảng hơn 500 khách.

Về doanh thu du lịch tại TP.HCM trong tháng 5/2020 ước đạt 942 tỷ đồng, giảm 91,6% so với cùng kỳ năm 2019 (11.259 tỷ). Tổng 5 tháng đầu năm 2020 đạt 27.048 tỷ đồng, giảm 52,1% so với cùng kỳ (56.445 tỷ đồng), đạt 18,4% so với kế hoạch năm.

Thông tin cụ thể về vấn đề này, theo Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, trong tháng 1 và tháng 2/2020, trung bình lượng khách và doanh thu của các công ty lữ hành giảm từ 50 – 60% so với cùng kỳ năm trước, đến tháng 3/2020, lượng khách và doanh thu của các công ty lữ hành liên tục giảm.

“Đặc biệt có một số công ty lượng khách và doanh thu giảm 95% đến 100% so với cùng kỳ năm trước. Từ đầu năm cho đến tháng 4/2020, có đến 90% doanh nghiệp lữ hành vừa và nhỏ đã tạm ngưng hoạt động, một số doanh nghiệp lớn vốn tư nhân chỉ bố trí nhân sự trực tại công ty, doanh nghiệp vốn nhà nước cũng hoạt động cầm chừng”, bà Nguyễn Thị Ánh Hoa cho hay.

Riêng tháng 4/2020, do thực hiện giản cách xã hội nghiêm ngặt trong 3 tuần đầu nên về cơ bản, ngành du lịch TP.HCM gần như “ đóng băng”, doanh thu du lịch ước đạt 515 tỷ đồng, giảm 95,3% so với cùng kỳ năm 2019 (10.900 tỷ). Đã có 37 doanh nghiệp lữ hành (7 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 30 doanh nghiệp lữ hành nội địa) xin ngừng hoạt động.

Sang tháng 5/2020, các doanh nghiệp du lịch nội địa đã khởi động trở lại với lượng khách chủ yếu là đi theo dạng cá nhân, nhóm nhỏ gia đình. Công suất phòng bình quân của các cơ sở lưu trú du lịch từ 3 đến 5 sao trên địa bàn thành phố đạt khoảng 30%.

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ngành du lịch

Trước tình hình trên, để chủ động ứng phó và kịp thời thực hiện các giải pháp trong công tác phòng, chống dịch bệnh, bà Nguyễn Thị Ánh Hoa cho biết, Sở Du lịch TP.HCM đã xây dựng và triển khai kịp thời kế hoạch phòng, chống dịch bệnh COVID-19; Kế hoạch giảm tác động đối với ngành du lịch TP trong và sau dịch bệnh COVID-19.

Đồng thời, chủ động cập nhật thường xuyên các thông tin chỉ đạo của Trung ương và TP.HCM để hướng dẫn các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn TP tuân thủ nghiêm các chỉ đạo của cơ quan chức năng đối với công tác phòng, chống dịch bệnh, hạn chế tối đa việc lây nhiễm bệnh qua đường du lịch.

Sở Du lịch chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức 3 buổi họp lấy ý kiến và triển khai đến các doanh nghiệp du lịch và Sở, ngành liên quan về các giải pháp ứng phó của ngành du lịch đối với dịch COVID-19; qua đó tiếp tục triển khai Kế hoạch giảm tác động đối với ngành du lịch TP trong và sau dịch COVID-19.

Sở Du lịch đã tham mưu UBND TP.HCM văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ các nội dung có liên quan về kiến nghị, đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp du lịch trên địa bàn TP ứng phó với tác động của dịch bệnh COVID-19, là một trong những cơ sở để UBND TP có công văn số 903/UBND-KT ngày 14/3/2020 gửi Thủ tướng Chính phủ về kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong tình hình dịch bệnh COVID-19.

"Bên cạnh đó, tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM về việc cung cấp thông tin doanh nghiệp du lịch vay vốn bị thiệt hại do dịch COVID-19 và cần sự hỗ trợ của ngân hàng trong việc vay vốn để tháo gỡ những khó khăn.

Đến thời điểm hiện nay, Sở Du lịch đã tổng hợp danh sách 50 doanh nghiệp lữ hành và khách sạn bị thiệt hại sản xuất kinh doanh do dịch bệnh COVID-19 gây ra có nhu cầu vay vốn”, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM chia sẻ.

8 nhiệm vụ trọng tâm cho những tháng cuối năm 2020

Chia sẻ với Nhadautu.vn về phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của ngành du lịch TP.HCM trong những tháng cuối năm 2020, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM Nguyễn Thị Ánh Hoa cho rằng, trước tiên là hoàn thành, công bố Chiến lược phát triển du lịch TP.HCM đến 2030 và chuẩn bị lộ trình các bước triển khai trong đó có những kế hoạch trọng tâm trong năm 2021 nhằm phục hồi ngành du lịch của TP.HCM sau dịch COVID-19. Thành lập Hội đồng phát triển du lịch TP và phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo Phát triển Du lịch.

Thứ hai, thực hiện công tác hỗ trợ doanh nghiệp du lịch trên địa bàn TP tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy du lịch phát triển: Tiếp tục rà soát, đánh giá tình hình thiệt hại do ảnh hưởng dịch bệnh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch; phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp về tài chính, tín dụng, thuế…

Đồng thời, có những giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch như: quảng bá, đào tạo nguồn nhân lực du lịch, phát triển sản phẩm, kích cầu du lịch… để các doanh nghiệp du lịch, cơ sở lưu trú, vận chuyển, mua sắm, ẩm thực phục hồi, ổn định sản xuất kinh doanh, tiếp tục đầu tư năng cao chất lượng sản phẩm du lịch phục vụ khách du lịch.

IMG_4435

Xúc tiến, quảng bá du lịch TP.HCM một trong những nhiệm trọng tâm đang được Sở Du lịch TP.HCM chú trọng thực hiện.

Thứ ba, triển khai chương trình kích cầu du lịch nội địa, phát triển các sản phẩm du lịch mới và nâng chất các sản phẩm du lịch hiện tại như du lịch y tế, du lịch đường thủy, du lịch lịch sử, văn hóa nghệ thuật và ẩm thực.

Thứ tư, công bố Chiến lược phát triển du lịch TP.HCM đến năm 2030 và chuẩn bị lộ trình các bước triển khai trong đó có những kế hoạch trọng tâm trong năm 2021; chuẩn bị chiến lược quảng bá và xúc tiến du lịch TP với kế hoạch truyền thông và xúc tiến sâu rộng, với các phương thức mới đến các thị trường trọng điểm quốc tế và trong nước, đặc biệt ứng dụng các hình thức truyền thông trực tuyến.

Bên cạnh đó, tập trung tổ chức tốt các sự kiện du lịch- văn hóa trên địa bàn TP bao gồm: Ngày hội Du lich TTP.HCM lần 16 kết hợp với Liên hoan ẩm thực Món ngon các nước lần 5 năm 2020 (tháng 8/2020); Lễ hội Áo dài TP.HCM lần 7 năm 2020 (tháng 10/2020); Giải Marathon quốc tế TP.HCM lần 4 năm 2020 (tháng 12/2020).

Thứ năm, tham mưu UBND TP.HCM các giải pháp về xây dựng Đề án Du lịch thông minh nhằm tối ưu hóa hiệu quả công tác xúc tiến, quảng bá và mở rộng thị trường, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn để thu hút khách du lịch.

Đồng thời, tiếp tục khai thác các ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá online để quảng bá điểm đến thân thiện- hấp dẫn- an toàn. Nghiên cứu, thực hiện số hóa các điểm đến điểm du lịch trên địa bàn TP bằng giao diện ảnh 360, 3D, công nghệ thực tế ảo... để tăng cường ứng dụng công nghệ trong tuyên truyền quảng bá du lịch…

Thứ sáu, triển khai hiệu quả liên kết sản phẩm vùng với 13 tỉnh, thành Đồng bằng sống Cửu Long và các tỉnh, thành Đông Nam bộ. Theo đó, phát huy vai trò then chốt của các doanh nghiệp lữ hành và các doanh nghiệp dịch vụ du lịch, các hiệp hội du lịch trong việc xây dựng các sản phẩm, chương trình du lịch liên kết thực sự hấp dẫn, độc đáo, khác biệt của mỗi địa phương và của cả vùng; đồng thời, thúc đẩy hoạt động xúc tiến đầu tư vào du lịch, tạo cơ hội hợp tác, liên kết phát triển của các doanh nghiệp địa phương.

Thứ bảy, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính: Tiếp tục nâng cấp cổng thông tin điện tử Sở Du lịch, thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, nhận trả hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích; triển khai phần mềm trực tuyến nhằm cung cấp các thông tin về du lịch, tiếp nhận những ý kiến góp ý, phản ánh của người dân, doanh nghiệp liên quan đến các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Sở Du lịch cũng như các ý kiến góp ý, phản ánh liên quan đến ngành du lịch; triển khai phần mềm chuyên ngành nhằm nâng cao hiệu quả xử lý thủ tục hành chính.

Cuối cùng, tiếp tục thực hiện trong ngành du lịch TP các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19, bảo đảm an toàn cho khách du lịch, góp phần cùng với TP và cả nước thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ