Kích cầu du lịch hay cuộc đua tranh giảm giá?

Nhàđầutư
Thời gian gần đây, giá phòng khách sạn, resort, homestay… ở các tỉnh miền Trung đua nhau giảm giá sâu để thu hút khách nội địa. Tuy nhiên việc cạnh tranh thiếu lành mạnh này không chỉ ảnh hưởng đến môi trường du lịch, mà chính các doanh nghiệp lưu trú còn tự làm khó mình.
THÀNH VÂN
12, Tháng 06, 2020 | 05:22

Nhàđầutư
Thời gian gần đây, giá phòng khách sạn, resort, homestay… ở các tỉnh miền Trung đua nhau giảm giá sâu để thu hút khách nội địa. Tuy nhiên việc cạnh tranh thiếu lành mạnh này không chỉ ảnh hưởng đến môi trường du lịch, mà chính các doanh nghiệp lưu trú còn tự làm khó mình.

Bắt đầu từ tháng 5, hầu hết các doanh nghiệp lưu trú trở lại hoạt động sau thời gian dài phòng, chống dịch COVID-19. Khi chương trình kích cầu du lịch khởi động để thu hút khách nội địa thì cũng là lúc các doanh nghiệp lưu trú đua nhau giảm giá phòng.

Trên nhiều diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội không khó để bắt gặp những bài đăng, quảng cáo hay loạt combo du lịch được tung ra với mức giá rẻ bất ngờ nhằm kích cầu sự trở lại của ngành du lịch. Đặc biệt, nhiều khách sạn 5 sao với các dịch vụ tiện ích cũng đồng loạt tham gia với nhiều ưu đãi, giá phòng ở mức thấp chưa từng có trước đây.

Tại Quảng Nam, nhiều chủ doanh nghiệp lưu trú đã báo giá khách sạn dưới 3 sao đang được chào bán với mức 100.000 - 300.000 đồng/đêm. Đối với khách sạn từ 3 sao trở lên có giá từ 300.000 đồng đến khoảng 2,5 triệu đồng/đêm. So với bình thường thì những mức giá nêu trên đã giảm từ 30 đến 70% tùy theo từng khách sạn. 

20200610_125451

Hàng loạt Doanh nghiệp lưu trú ở các tỉnh miền Trung đua nhau giảm giá sâu để thu hút khách nội địa.

Thậm chí có khu resort 5 sao giảm giá đến gần 1 triệu đồng/ngày. Việc này tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp lưu trú với nhau.

Tại hội thảo "Tái cơ cấu thị trường du lịch Quảng Nam" ngày 10/6, một chủ khách sạn nhỏ tại Hội An (Quảng Nam) cho biết, khi khách sạn 5 sao giảm giá, thì các khách sạn 4 sao, 3 sao cũng đua nhau giảm giá để thu hút khách. Các khách sạn lớn giảm giá sâu khiến cho các doanh nghiệp lưu trú nhỏ không còn mức giá để giảm. Điều này tạo ra một cuộc chơi không lành mạnh giữa các doanh nghiệp lưu trú.

Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Du lịch TAB cho biết, mỗi địa phương phải làm nhanh kích cầu để tận dụng thị trường nội địa hiện nay. Tuy nhiên kích cầu không nên giảm giá quá 20%, bởi không chỉ gây thiệt hại cho doanh nghiệp, mà vô tình hạ thấp giá trị của sản phẩm. 

"Tôi thấy ở Hội An có những resort 5 sao ở Hội An giảm giá chỉ còn 700.000 đồng - 800.000 đồng/ngày đêm lưu trú. Đây là mức giảm khó tin và nếu giảm như vậy thì tự gây khó cho mình", ông Kiên cho hay. 

IMG_5169

Ông Nguyễn Sự, Nguyên Bí Thư Thành ủy Hội An chia sẻ tại hội thảo "Tái cơ cấu thị trường du lịch Quảng Nam" ngày 10/6. 

Ông Nguyễn Sự, Nguyên Bí Thư Thành ủy Hội An cho biết, dường như đang có cuộc chạy đua về giá hơn là chiến lược kích cầu bài bản. Chỗ nào cũng giảm giá, chỗ nào cũng đua nhau hạ giá, giảm tới đáy rồi thì đâu còn gì nữa để mà giảm? Cứ nghĩ đến kích cầu là nghĩ đến giảm giá, là rất không ổn.

“Kích cầu không phải giảm giá mà phải tạo ra giá trị, phải tạo ra sự kiện và điểm đến, bởi khách không chỉ đến để ăn ngủ mà còn trải nghiệm những giá trị tự nhiên, văn hóa của địa phương. Phục hồi các sự kiện văn hóa, xây dựng sản phẩm mới, tạo sự chỉnh chu hơn trong việc đón khách... là những giải pháp cần thiết nhất để kích cầu du lịch”, ông Sự chia sẻ. 

Việc giảm giá quá sâu không chỉ ảnh hưởng đến môi trường du lịch, mà chính các doanh nghiệp lưu trú còn tự làm khó bản thân mình. Khi ngành du lịch trở lại bình thường thì rất khó để đưa giá trở về với mức cũ hoặc có thể làm cho người tiêu dùng bị "sốc giá". 

Ông Phan Xuân Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Nam cho rằng, Hiệp hội không có quyền và cũng không thể can thiệp vào chuyện giảm giá của các doanh nghiệp lưu trú. Hiệp hội chỉ tập hợp tiếng nói, vận động cộng đồng doanh nghiệp cùng có một tiếng nói chung là làm thế nào có một chính sách kích cầu mà không để giá sản phẩm xuống quá thấp.

“Doanh nghiệp lưu trú cần cơ cấu lại vấn đề làm thế nào đó để bán được sản phẩm hôm nay nhưng chúng ta vẫn sống được ngày mai”, ông Bình nhấn mạnh. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ