Bloomberg: Sau cơn mưa trời lại sáng với ngành du lịch Việt Nam
Dù chỉ mới gói gọn trong lượng du khách nội địa, hoạt động du lịch tại Việt Nam cũng đang dần hồi sinh trở lại. Tuy khởi đầu này khá khiêm tốn nhưng thế giới có thể rút ra bài học đáng giá để khôi phục ngành du lịch trị giá gần 9.000 tỉ USD hậu COVID-19.
Chiến dịch "Người Việt đi du lịch Việt Nam"
Sau khi tăng kỉ lục vào năm ngoái thì lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5 năm nay đã giảm đến 98% so với cùng kì. Tuy nhiên, thành công trong chính sách phòng chống dịch COVID-19 của Việt Nam đồng nghĩa rằng hoạt động du lịch nội địa đã khởi động trở lại.
Trong khi đó, Thái Lan hiện còn đang duy trì tình trạng khẩn cấp và một số nước láng giềng tại khu vực Đông Nam Á chỉ mới chầm chậm nới lỏng lệnh phong tỏa.
Quá trình mở cửa đất nước theo hướng ổn định sẽ giúp Việt Nam hồi phục nền kinh tế và khuyến khích các bên liên quan tư duy lại các yếu tố cần ưu tiên trong ngành du lịch giải trí nước nhà.
Là một đất nước với gần 100 triệu dân và giáp biên với Trung Quốc, Việt Nam lại trở thành điểm sáng nổi bật trong đại dịch. Theo cập nhật của Bộ Y tế tính đến ngày 7/6, Việt Nam chỉ ghi nhận 329 ca xác nhận nhiễm COVID-19 và không có ca tử vong nào.
Bloomberg nhận xét, con số trên chính là thành quả của quyết định nhanh chóng đóng cửa biên giới với Trung Quốc, cách li hàng chục nghìn người dân, kiểm tra lịch sử dịch tễ và chương trình xét nghiệm trên qui mô hết sức ấn tượng.
Chiến dịch truyền thông minh bạch, xét nghiệm chi phí thấp và tự chủ đồ bảo hộ sản xuất trong nước đã đóng góp vào thành công của Việt Nam trong đại dịch COVID-19. Đến nay, Việt Nam chỉ thực hiện giãn cách xã hội trong vòng một tháng và từ giữa tháng 4, toàn bộ các ca nhiễm mới đều từ nước ngoài trở về.
Tình hình ở các nước láng giềng của Việt Nam lại tương phản rõ nét. Thái Lan hiện có khoảng 3.100 ca xác nhận nhiễm, Philippines ghi nhận hơn 20.000 ca và Singapore với hơn 37.000 ca, trong đó chủ yếu là người lao động nhập cư sống tại các khu kí túc xá dành cho công nhân.
Nhờ thành công trên, Việt Nam mới trở thành một trong các quốc gia đầu tiên trên thế giới cho phép người dân đi du lịch trở lại. Lĩnh vực du lịch chỉ chiếm khoảng 9% trong nền kinh tế trị giá 260 tỉ USD của Việt Nam - tỉ trọng này nhỏ hơn nhiều so với Thái Lan (nơi mà ngành du lịch chiếm 1/5 tổng sản phẩm quốc nội).
Dù vậy, ngành du lịch vẫn tạo thêm cho Việt Nam khoảng 5 triệu việc làm, nhiều trong số này là dành cho người lao động trình độ thấp.
Chiến dịch "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam" được triển khai ngay khi ngành hàng không nội địa bắt đầu khởi động lại lịch trình thường xuyên, Bloomberg chỉ ra.
Năm ngoái, Việt Nam đón khoảng 85 triệu khách du lịch nội địa - chiếm hơn 80% tổng lượng khách. Bloomberg nhận thấy đây là một con số khủng, ngay cả khi người dân Việt Nam không chi tiêu mạnh tay bằng du khách nước ngoài.
Theo ghi nhận từ Tổng cục Du lịch, các hãng lữ hành, kinh doanh ở nhiều địa phương cho biết lượng khách nội địa gần đây đã "tăng vọt", lượng khách đăng kí tour, dịch vụ,… đang tăng lên từng ngày. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy ngành du lịch đã bắt được đà hồi phục trở lại.
Ngành du lịch Việt Nam cung cấp một cái nhìn thoáng qua về hoạt động du lịch thế giới hậu COVID-19.
Theo Bloomberg, kế hoạch của Việt Nam là một phiên bản thận trọng hơn so với của các nước châu Âu vốn phụ thuộc vào khách du lịch và đang chạy đua để kéo khách trong những tháng cao điểm mùa hè.
Cho đến nay, quan sát của Tập đoàn Thiên Minh cho thấy du khách Việt Nam hiện đang ưa thích các chuyến nghỉ mát ngắn ngày gần nhà, trên bãi biển hoặc trong khung cảnh tự nhiên. Tập đoàn Thiên Minh cho hay nhiều khách du lịch vẫn còn ngại di chuyển bằng máy bay.
Giảm giá và yếu tố an toàn là hai động lực chính thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam, mặc dù có một số bằng chứng cho thấy các khách sạn thích gia tăng các khuyến mại, ưu đãi hơn là giảm tiền phòng do việc tăng giá phòng trở lại sau này sẽ khó khăn hơn việc chấm dứt ưu đãi.
Việt Nam cần thời gian để đón khách quốc tế
Việt Nam vẫn cần thêm vài tháng nữa mới có thể đón khách du lịch nước ngoài, mặc dù các hãng hàng không trong nước đã rục rịch chuẩn bị cho các chặng bay quốc tế.
Nhìn từ ngành du lịch Việt Nam, Bloomberg nhận định đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy ngành du lịch toàn cầu - hiện trị giá gần 9.000 tỉ USD, phải mất bao lâu để vận hành trở lại khi mà các nước đang ra sức đàm phán các thỏa thuận song phương về du lịch. Những thỏa thuận này thường ưu tiên giới doanh nhân giàu có.
Nhà phân tích độc lập Brendan Sobie cho biết không phải thỏa thuận nào cũng đầy hứa hẹn, thậm chí còn phải đối mặt với nhiều hạn chế, chẳng hạn như thỏa thuận của Singapore với Trung Quốc, hoặc Trung Quốc với Hàn Quốc.
Nhiều khó khăn đang chờ phía trước. Những nước nào sẽ đạt được thỏa thuận du lịch trước và khi nào thì bắt đầu triển khai kế hoạch là hai trong số các điểm vướng mắc.
Ông Ken Atkinson - chuyên gia kì cựu trong ngành và hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Du lịch Việt Nam (TAB), cho rằng để tránh đụng chạm đến vấn đề chính trị, nhiều khả năng các bên sẽ đặt ra những qui định khách quan như một tháng không ghi nhận trường hợp lây nhiễm cộng đồng.
Các nước kiểm soát đại dịch hiệu quả như Hàn Quốc và New Zealand có thể sẽ nằm trong nhóm đầu tiên được nối lại hoạt động du lịch quốc tế.
Nhà phân tích Steven Schipani của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định, Việt Nam có thể có một khởi đầu thuận lợi khi tổ chức lại các tour du lịch đến những địa điểm dễ kiểm soát dịch bệnh như Phú Quốc hay các thị trấn nghỉ dưỡng trước tiên.
Du khách sẽ không chấp nhận cách li dài ngày, tuy nhiên xét nghiệm có thể là một phần của một thỏa thuận du lịch song phương ở cả hai đầu của chuyến đi.
Nửa còn lại của trò chơi ghép hình này là điểm xuất phát của du khách. Trước đây, Trung Quốc từng sử dụng các nhóm khách du lịch cho mục đích chính trị và chỉ riêng trong năm 2019, người dân Trung Quốc đã chi khoảng 17 tỉ USD để đi du lịch tại Thái Lan.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại thì an toàn dường như là yếu tố quan trọng hơn. Điều này đặc biệt đúng đối với các du khách Trung Quốc đi tự túc vì họ có thể sẽ rời quê nhà nhiều tháng trước rồi mới lên các tàu bay được thuê nguyên chuyến (charter) để đi tour.
Đối với Việt Nam cũng như với toàn khu vực Đông Nam Á, sau cơn mưa trời lại sáng, ngành du lịch khu vực sẽ dần đón khách quốc tế trở lại.
(Theo Kinh Tế Tiêu Dùng)
- Cùng chuyên mục
Giải thưởng 'Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024' xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11.
Doanh nghiệp - 23/11/2024 08:54
VietinBank tiếp tục duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh
Trong bối cảnh nguồn tiền gửi không kỳ hạn (CASA) toàn thị trường sụt giảm và không còn nhiều dự địa tăng trưởng, quy mô CASA tại VietinBank vẫn trong nhóm TOP đầu thị trường và dần cải thiện về tỷ trọng trong nguồn vốn huy động của khách hàng, góp phần cải thiện NIM và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Doanh nghiệp - 23/11/2024 08:47
Eximbank ra mắt gói tín dụng đặc biệt dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Eximbank vừa công bố chương trình ưu đãi tín dụng vượt trội dành riêng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với lãi suất vay ưu đãi từ 3,7%/năm cùng hàng loạt ưu đãi phí dịch vụ.
Doanh nghiệp - 23/11/2024 08:45
Bình Định tính phương án khai thác thị trường du lịch Thái Lan bằng đường bộ
Với tuyến đường bộ kết nối Đông Bắc Thái Lan, Bình Định có tiềm năng để xây dựng tuyến du lịch với các tỉnh ở khu vực này, khai thác thị trường tiềm năng Thái Lan trước khi có sân bay quốc tế.
Thị trường - 23/11/2024 07:00
Thêm vài nghìn chuyến, giá vé máy bay Tết của Vietnam Airlines có tăng mạnh?
Hơn 3.000 chuyến trên các chặng bay nội địa Việt Nam dịp Tết Nguyên đán 2025 vừa được Vietnam Airlines bổ sung, lượng cung ứng dồi dào. Liệu giá vé máy bay Tết Ất Tỵ có hạ nhiệt?
Thị trường - 23/11/2024 06:55
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
Ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống nhập khẩu từ Nhật Bản tăng mạnh trong tháng 10, theo Tổng cục Hải quan.
Thị trường - 22/11/2024 18:37
Hà Nội khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã quyết định tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh.
Thị trường - 22/11/2024 15:52
Tổ chức hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn lần đầu tiên ở Quảng Nam
Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn lần thứ nhất sẽ tổ chức tại Quảng Nam, đây là sự kiện mang tính toàn cầu đầu tiên về du lịch nông thôn.
Thị trường - 22/11/2024 14:40
Hà Nội khai mạc hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam 2024
Hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam năm 2024 là dịp để các doanh nghiệp quảng bá đặc sản tới người tiêu dùng tại thị trường Thủ đô Hà Nội.
Thị trường - 22/11/2024 14:38
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ sầm uất sắp ra mắt bên cạnh quảng trường Vạn Xuân – nơi hội tụ tinh hoa Phổ Yên, hứa hẹn trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, mở ra tiềm năng gia tăng giá trị bất động sản vượt trội.
Doanh nghiệp - 22/11/2024 14:00
Thị trường bất động sản chu kỳ mới, hành vi mua hàng nào sẽ thay đổi?
Thị trường bất động sản hạng sang đang trải qua một giai đoạn chuyển mình rõ rệt. Khách hàng ngày càng có những yêu cầu khắt khe hơn về sản phẩm, không chỉ đơn thuần là một nơi để ở mà còn là một biểu tượng của đẳng cấp, một không gian sống hoàn hảo và một kênh đầu tư sinh lời bền vững.
Doanh nghiệp - 22/11/2024 10:46
Dư địa cho phát triển công nghiệp văn hóa của Việt Nam còn rất lớn
Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hồ An Phong nhận định, dư địa cho phát triển công nghiệp văn hóa của Việt Nam còn rất lớn, vấn đề là phải thay đổi cách làm để hiệu quả…
Thị trường - 22/11/2024 09:36
VietinBank tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng
VietinBank là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động giao dịch giúp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ người dùng trước các gian lận, lừa đảo.
Doanh nghiệp - 22/11/2024 09:30
EVNCPC tiếp tục xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên trong năm 2025
Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) vừa quyết định trích 4,9 tỷ đồng từ Quỹ phúc lợi để triển khai chương trình xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại 13 tỉnh, thành khu vực miền Trung - Tây Nguyên trong năm 2025. Mỗi căn nhà được hỗ trợ kinh phí 70 triệu đồng, giúp các hộ nghèo, gia đình chính sách có nơi ở an toàn và kiên cố hơn.
Doanh nghiệp - 22/11/2024 09:00
Công ty Nhiệt điện Duyên Hải - Những dấu ấn trong công tác an sinh xã hội
Những năm qua, Công ty Nhiệt điện Duyên Hải không chỉ tập trung đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả mà còn ghi dấu ấn với cộng đồng trong công tác an sinh xã hội.
Doanh nghiệp - 22/11/2024 09:00
PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật xác thực sinh trắc học
Nhằm tăng cường an toàn, bảo mật các giao dịch thanh toán điện tử không bị gián đoạn sau ngày 01/01/2025, PVcomBank khuyến nghị khách hàng nhanh chóng cập nhật sinh trắc học của chủ tài khoản theo quy định.
Doanh nghiệp - 22/11/2024 09:00
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 1 week ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 4 day ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 2 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 2 week ago