TP.HCM sẽ phát triển không gian ngầm khu trung tâm có quảng trường, trung tâm thương mại

ĐÌNH NGUYÊN
16:02 23/10/2021

TP.HCM sẽ phát triển không gian ngầm ở khu vực trung tâm 930 ha hiện hữu. Trong đó, không gian ngầm dưới các tuyến đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Tôn Đức Thắng, công viên Bến Bạch Đằng… sẽ có quảng trường, trung tâm thương mại, bãi đỗ xe…

khong-gian-ngam-tphcm

TP.HCM sẽ phát triển không gian ngầm khu trung tâm 930 ha hiện hữu có quảng trường, trung tâm thương mại. Ảnh: Sở QH-KT TP.HCM

Nội dung được đề cập trong dự thảo quy chế quản lý kiến trúc TP.HCM của Sở QH-KT TP.HCM.

Theo Sở QH-KT TP.HCM, khu trung tâm hiện hữu 930 ha sẽ được phát triển một cách cân đối, hợp lý để giảm bớt sự quá tải lên cơ sở hạ tầng hiện hữu, đồng thời hạn chế các tác động xấu đối với cấu trúc đô thị và các giá trị văn hóa, di sản kiến trúc. Việc phát triển cao tầng chủ yếu tại khu vực tam giác Lê Lợi - Nguyễn Huệ - Hàm Nghi và một số điểm nhấn như vòng xoay chợ Bến Thành, trục Lê Lợi nối dài… Toàn bộ khu vực 930 ha được quy hoạch phân chia thành 5 phân khu.

Trong đó, phân khu 1 là sự kết nối giữa các không gian trong khu vực là ưu tiên để tạo ra sự năng động và thu hút. Tập trung phát triển khai thác hiệu quả sử dụng của hệ thống các tuyến Metro. Xem xét tăng tối đa hệ số sử dụng đất trong khả năng đáp ứng của hệ thống hạ tầng kỹ thuật hài hòa về kiến trúc cảnh quan đô thị. Lấy không gian mở tại Công viên 23/9 làm điểm nhấn chính trung tâm kết nối với các các không gian quảng trường, không gian ngầm, không gian các công trình văn hóa, các công trình kiến trúc di tích lịch sử... thông qua các trục cảnh quan, trục đi bộ, trục giao thông chính tạo nên một chỉnh thể vừa phát huy được vai trò lõi trung tâm vừa đảm bảo sự phát triển bền vững cho đô thị.

Phân khu 2 là khu vực tập trung nhiều các công trình có chức năng văn hóa - lịch sử, là trục trung tâm văn hóa lịch sử, diện tích khoảng 212,2 ha. Trong các khu vực gần công trình lịch sử, gồm Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện trung tâm thành phố, chợ Bến Thành, phải kiểm soát tầng cao xây dựng một cách nghiêm ngặt để bảo tồn cảnh quan lịch sử vốn có. Với đường Lê Duẩn, sẽ khống chế chiều cao và hình thái công trình để không cản trở tầm nhìn giữa Dinh Độc Lập và Thảo Cầm Viên. Ưu tiên các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc đối với các công trình xây dựng quan tâm, đóng góp cho việc bảo tồn và phát huy những giá trị kiến trúc, không gian kiến trúc cảnh quan có giá trị văn hóa lịch sử của TP.HCM.

Phân khu 3 là khu dọc theo sông Sài Gòn (bờ Tây), trải dài từ cầu Sài Gòn đến cầu Tân Thuận, diện tích khoảng 248,34 ha. Tập trung phát triển cao tầng ở một số điểm (khu vực) phù hợp thu hút đầu tư vào các khu vực dọc bờ Tây sông Sài Gòn. Mở không gian đô thị về phía sông, dành mặt đất đường Tôn Đức Thắng đoạn dọc công viên bến Bạch Đằng cho không gian đi bộ và xe điện, chuyển đường Tôn Đức Thắng xuống hầm. Không gian xanh dọc sông được kết nối vào bên trong bằng các trục cảnh quan, không gian mở công cộng hướng ra sông từ cảng quận 4 đến Tân Cảng.

Phân khu 4 là khu vực có nhiều các công trình loại hình nhà biệt thự, thuộc một phần quận 1 và quận 3, diện tích khoảng 232,3ha. Đối với các tuyến đường nằm trong khu biệt thự, nơi vẫn còn nhiều công trình biệt thự cổ được gìn giữ, chiều cao và hệ số sử dụng đất của các công trình cần được kiểm soát chặt chẽ. Đối với công trình cao tầng, khoảng lùi và chiều cao của phần đế công trình phải được kiểm soát theo các quy định hiện hành và có chính sách ưu đãi chỉ tiêu sử dụng đất, nhằm khuyến khích bảo tồn những không gian kiến trúc cảnh quan đặc trưng có giá trị văn hóa lịch sử và giá trị đô thị trên địa bàn quận 3, góp phần trong việc hình thành bản sắc đô thị TP.HCM. Đặc biệt ở một số khu vực, trục đường có nhiều biệt thự, một số khu vực cảnh quan kênh rạch, hoặc khu vực có đầu mối nhà ga trung chuyển đường săt đô thị, có chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích và khai thác hiệu quả các nguồn lực cải tạo chỉnh trang đô thị hiện hữu.

Còn phân khu 5 là khu vực lân cận phân khu 1 về phía Nam, với đa số là dạng nhà phố hiện hữu, thuộc một phần quận 1 và quận 4, diện tích khoảng 117,5ha. Trong khu lân cận CBD, sẽ cho phép phát triển công trình cao tầng ở các khối gần với nhà ga Bến Thành, dọc đường Hàm Nghi, kênh Bến Nghé, và đoạn nối dài của đường Nguyễn Thái Học sang quận 4 - những nơi bố trí chức năng văn phòng và thương mại. Đặc biệt, với các ô phố gần nhà ga Bến Thành - nơi tập trung 4 tuyến UMRT, xe buýt và BRT sẽ cho phép chiều cao tối đa công trình hơn 200m.

Đáng chú ý, dự thảo của Sở QH-KT TP.HCM cho thấy, TP.HCM sẽ phát triển không gian ngầm ở khu vực trung tâm 930 ha hiện hữu. Đơn vị này đang tính toán và lấy ý kiến về không gian ngầm dưới các tuyến đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Tôn Đức Thắng, công viên Bến Bạch Đằng và công viên Mê Linh.

Cụ thể, không gian bê dưới đường Nguyễn Huệ sẽ có tầng hầm đầu tiên dành cho thương mại dịch vụ, các tầng hầm (2 hoặc 3 tầng hầm) tiếp theo sẽ là các tầng đỗ xe.

Tầng hầm thứ 1 sẽ tạo hành lang cho người đi bộ, kết nối giữa Nhà hát thành phố và công viên dọc sông Sài Gòn. Tại khu vực này có các điểm nút, quảng trường và các cửa hàng bán lẻ tại các giao lộ để người tham quan khỏi bị mất phương hướng. Các thang cuốn, thang máy được bố trí gần trạm xe buýt.

Ở khu vực công viên Bến Bạch Đằng có bãi đậu xe công cộng ngầm đường Tôn Đức Thắng, nằm cách công trường Mê Linh khoảng 100m về phía Nam đường Ngô Văn Năm, dọc theo đường phụ Tôn Đức Thắng. Bãi đỗ xe có sức chứa 300 chiếc xe ở 2 tầng hầm, khi cần thiết sẽ được trưng dụng làm bãi đậu xe 2 bánh.

Đường ngầm Tôn Đức Thắng dự kiến có 2 làn xe mỗi hướng.

Ở khu vực công trường Mê Linh, tầng ngầm sẽ được xây dựng thành một vườn trũng ở giữa, xung quanh sẽ là các quán cà phê, cửa hàng, nhà hàng. Vườn trũng này sẽ kết nối bãi đậu xe ngầm đường Tôn Đức Thắng và cũng sẽ là nơi kết nối các công trình ngầm của các tòa nhà xung quanh trong tương lai. Ngoài ra, TP.HCM sẽ có tuyến phố đi bộ thứ 2 là đường Đồng Khởi, kéo dài từ Công trường Công xã Pari đến đường Tôn Đức Thắng.

Việc phát triển, định hướng không gian ngầm làm một trong nhiều nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM do Sở QH-KT TP.HCM nghiên cứu và thẩm định.

Giám đốc Sở QH-KT TP.HCM Nguyễn Thanh Nhã cho biết, mục tiêu lập điều chỉnh quy hoạch của TP.HCM phù hợp định hướng phát triển của toàn vùng, hướng tới phát triển TP.HCM trở thành trung tâm giao thương quốc tế của vùng và quốc gia; trung tâm văn hóa, tri thức sáng tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, công nghiệp công nghệ cao tầm khu vực; trung tâm du lịch, tài chính - thương mại và dịch vụ logistics tầm quốc tế…

  • Cùng chuyên mục
Bóng dáng Duy Thịnh tại loạt dự án gần 3.000 tỷ ở Quảng Bình

Bóng dáng Duy Thịnh tại loạt dự án gần 3.000 tỷ ở Quảng Bình

Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Duy Thịnh hiện đang là cổ đông lớn của các doanh nghiệp đang thực hiện 3 dự án bất động sản gần 3.000 tỷ đồng tại Quảng Bình.

Đầu tư - 09/11/2024 06:00

Thủ tướng: Đầu tư vào Việt Nam sẽ có cơ hội với 65 thị trường hàng đầu thế giới

Thủ tướng: Đầu tư vào Việt Nam sẽ có cơ hội với 65 thị trường hàng đầu thế giới

Dự tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc tại Trùng Khánh, Thủ tướng cho rằng, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với gần 200 quốc gia, đã ký kết 17 hiệp định thương mại tự do với 65 thị trường hàng đầu thế giới. Do đó, đầu tư vào Việt Nam sẽ có cơ hội với 65 thị trường trên thế giới.

Đầu tư - 08/11/2024 14:02

Tổ hợp công nghệ tế bào gốc HSC-HOSTEP: Bước tiến mới cho công nghệ tế bào gốc tại Việt Nam

Tổ hợp công nghệ tế bào gốc HSC-HOSTEP: Bước tiến mới cho công nghệ tế bào gốc tại Việt Nam

"Lễ khởi công tổ hợp công nghệ tế bào gốc HSC- HOSTEP đánh dấu một bước tiến lớn trong lịch sử phát triển công nghệ sinh học tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc và trong lĩnh vực công nghệ sinh học - công nghệ y sinh của Việt Nam".

Công nghệ - 08/11/2024 11:56

Ra mắt ứng dụng AI đầu tiên của bất động sản thương mại toàn cầu

Ra mắt ứng dụng AI đầu tiên của bất động sản thương mại toàn cầu

JLL vừa ra mắt nền tảng AI giúp hỗ trợ xây dựng, kinh doanh, đầu tư, vận hành, quản lý và cư trú trong bất động sản thương mại.

Đầu tư - 08/11/2024 11:27

MM Mega Market xây trung tâm thương mại đầu tiên ở Việt Nam

MM Mega Market xây trung tâm thương mại đầu tiên ở Việt Nam

Trung tâm thương mại đầu tiên của MM Mega Market được xây dựng tại TP. Đà Nẵng, thiết kế theo xu hướng thân thiện môi trường, sử dụng vật liệu có khả năng tái tạo và tiết kiệm năng lượng.

Đầu tư - 08/11/2024 11:17

Phát triển hạ tầng giao thông: Nguồn lực tư nhân chia sẻ gánh nặng với ngân sách nhà nước

Phát triển hạ tầng giao thông: Nguồn lực tư nhân chia sẻ gánh nặng với ngân sách nhà nước

Trong khi doanh nghiệp tư nhân đang đóng góp quan trọng trong việc hoàn thiện mạng lưới hạ tầng giao thông theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, những hành vi nhũng nhiễu trong môi trường báo chí đã gây ra những lãng phí nguồn lực phát triển đất nước.

Đầu tư - 08/11/2024 10:18

'Làn sóng' mới của ngành công nghiệp Việt Nam

'Làn sóng' mới của ngành công nghiệp Việt Nam

Ngành công nghiệp Việt Nam đang trải qua quá trình chuyển biến mạnh mẽ, thu hút "làn sóng" mới về đầu tư giá trị cao, sự quan tâm của các doanh nghiệp sản xuất và chuyên gia công nghệ hàng đầu thế giới.

Đầu tư - 08/11/2024 09:24

Hà Nội: Khởi công tổ hợp công nghệ tế bào gốc HSC-HOSTEP

Hà Nội: Khởi công tổ hợp công nghệ tế bào gốc HSC-HOSTEP

CTCP Công nghệ Tế bào gốc Hòa Lạc (HSC) khởi công xây dựng tổ hợp công nghệ tế bào gốc HSC- HOSTEP theo tiêu chuẩn cGMP tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc

Đầu tư - 08/11/2024 08:38

Cơ hội nào để Bình Định làm dự án điện gió ngoài khơi 4,6 tỷ USD?

Cơ hội nào để Bình Định làm dự án điện gió ngoài khơi 4,6 tỷ USD?

Được kỳ vọng sẽ trở thành động lực để đưa Bình Định trở thành địa phương đi đầu trong phát triển năng lượng sạch, nhưng qua gần 5 năm, dự án Điện gió ngoài khơi Hòn Trâu vẫn gặp nhiều rào cản về cơ chế và hành lang pháp lý.

Đầu tư - 08/11/2024 07:11

Quảng Ninh chấp thuận dự án nghỉ dưỡng 66ha trên đảo Đá Dựng

Quảng Ninh chấp thuận dự án nghỉ dưỡng 66ha trên đảo Đá Dựng

Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Bảo Nguyên đã được UBND tỉnh Quảng Ninh chấp thuận là chủ đầu tư dự án Khu nghỉ mát, du lịch sinh thái đảo Đá Dựng.

Đầu tư - 08/11/2024 07:00

FDI - động lực chính cho ngành bất động sản công nghiệp Việt Nam

FDI - động lực chính cho ngành bất động sản công nghiệp Việt Nam

Chuyên gia cho biết, tăng trưởng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng năm ổn định là động lực chính thúc đẩy ngành bất động sản công nghiệp tại Việt Nam phát triển.

Đầu tư - 07/11/2024 16:39

Việt Nam đã đủ điều kiện đón nhà đầu tư ngành công nghiệp bán dẫn

Việt Nam đã đủ điều kiện đón nhà đầu tư ngành công nghiệp bán dẫn

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng khẳng định, Việt Nam đã hội tụ đủ các điều kiện để sẵn sàng đón nhận, hợp tác với các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên thế giới trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn…

Đầu tư - 07/11/2024 11:37

'Không ít quan chức vướng vòng lao lý vì hợp đồng BT'

'Không ít quan chức vướng vòng lao lý vì hợp đồng BT'

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa cho rằng, hiện nay, chưa đủ cơ sở để luật hóa các quy định về cơ chế, trình tự, thủ tục các loại hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao), đảm bảo cho việc không thể xảy ra tiêu cực như thời gian qua, không ít quan chức vướng phải vòng lao lý.

Đầu tư - 07/11/2024 11:26

BAF 'thâu tóm' loạt doanh nghiệp chăn nuôi tại Quảng Trị

BAF 'thâu tóm' loạt doanh nghiệp chăn nuôi tại Quảng Trị

CTCP Nông nghiệp BAF Việt Nam đã thông qua nghị quyết mua lại phần vốn của 5 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi ở Quảng Trị.

Đầu tư - 07/11/2024 06:30

Chứng khoán Mỹ tăng vì hiệu ứng Trump, giới đầu tư nói gì?

Chứng khoán Mỹ tăng vì hiệu ứng Trump, giới đầu tư nói gì?

Thị trường chứng khoán Mỹ phản ứng tích cực khi cuộc bầu cử Mỹ đang diễn ra và những kết quả sơ bộ cho thấy ông Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

Đầu tư - 06/11/2024 15:58

Dự thảo Luật PPP cho phép tùy điều kiện địa phương để chọn cơ chế BT phù hợp

Dự thảo Luật PPP cho phép tùy điều kiện địa phương để chọn cơ chế BT phù hợp

Lý giải vì sao hợp đồng BT tại Dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) sửa đổi có khác biệt so với quy định tại Luật Thủ đô và các Nghị quyết thí điểm.

Đầu tư - 06/11/2024 15:35