Tờ Ouest-France bật mí 3 'bí mật' giúp Việt Nam không có bệnh nhân nào chết vì virus corona
Việt Nam là một quốc gia ngoại lệ trên thế giới: trong khi có chung biên giới với Trung Quốc nhưng không có bất cứ ai chết vì Covid-19, và chỉ có hơn 260 người mắc căn bệnh chết người này. Dưới đây chúng tôi sẽ lý giải tại sao Việt Nam đã thực sự làm được sự thần kỳ này, tờ báo viết.
Đó là một đất nước có tới 93 triệu dân và hồi đầu của cuộc khủng hoảng virus corona, người ta ít có nhắc tới đất nước này. Tuy nhiên, vào ngày 23 tháng 1, ca nhiễm virus corona chủng mới đầu tiên được phát hiện, đưa Việt Nam vào danh sách những nước đầu tiên trên thế giới phát hiện ca dương tính với Covid-19.
Đó là một ca dương tính xuất phát từ Trung Quốc, nước có một biên giới chung với Việt Nam. Và điều này dường như một việc hiển nhiên, không có gì quá ngạc nhiên.

Việt Nam là một trong những nước thành công trong phòng và chống Covid-19. Ảnh AFP
Nhưng điều ngạc nhiên nhất đã diễn ra sau đó 3 tháng. Tính đến ngày 22/4, Việt Nam công bố chỉ có 268 ca dương tính được chính thức phát hiện, và không có ca tử vong nào vì bệnh dịch chết người này. Cứ như thể bệnh dịch này 'bỏ qua' Việt Nam, trong khi chỉ riêng ở Pháp đã có tới hơn 160.000 người nhiễm bệnh và hơn 20.000 người bỏ mạng vì căn bệnh chết người này.
"Đó thực sự là một bí ẩn", Arnaud Fontanet, nhà dịch tễ học thuộc Viện Pasteur nói với Ouest-France, trong khi ông loại trừ việc nước này thao túng các số liệu.
Vậy thì có thể lý giải thế nào trước thành công này của Việt Nam? Dưới đây là 3 bí mật giúp Việt Nam đương đầu với dịch bệnh Covid-19, tờ Ouest-France viết:
1. Việt Nam đã hành động quyết liệt, và nhanh chóng
Tại Việt Nam, ngay từ ngày 20/1, các trường học đã đóng cửa, không phải vì virus corona mà là vì Tết, kỳ nghỉ lễ lớn nhất trong năm của người Việt Nam. Chỉ có điều sau kỳ nghỉ Tết này, hầu hết các trường học đã không mở cửa trở lại, khác với việc ở Pháp, người ta phải đợi tới ngày 18/3 mới áp dụng một biện pháp tương tự.
Biên giới với Trung Quốc được Việt Nam đóng lại từ ngày 1/2, một quyết định dường như ngược với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới vào thời điểm đó. Nước Pháp không được nhanh chóng như vậy, chỉ tới ngày 17/3, châu Âu mới quyết định đóng cửa toàn bộ lãnh thổ của khối Schengen.
Cuối cùng, ngay từ ngày 30/1, Ủy ban Quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đã được thành lập ở Việt Nam, trong khi ở Pháp tới ngày 11/3, Hội đồng Khoa học mới được ra đời.
Sau đó, Việt Nam đưa ra lệnh cấm tụ tập đông người, lúc đầu quá 20 người, rồi quá 10 người, rồi lệnh đóng cửa các cửa hàng dịch vụ không thiết yếu cũng nhanh chóng được đưa ra.
"Về mặt chính trị mà nói, điều này khó có thể thực hiện được ở Pháp. Khi mà người ta chưa được bằng chứng về sự lây lan của virus thì dân chúng [Pháp] khó có thể chấp nhận [được các lệnh cấm] như vậy", một thành viên của Hội đồng Khoa học Pháp nói.
Tại sao dân chúng ở Việt Nam, những người cũng khá nhạy cảm với các lệnh cấm lại chấp nhận điều mà đa số người dân Pháp phản đối? Về mặt văn hóa mà nói, trong một đất nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Khổng Tử, quyền lợi tập thể sẽ được đặt lên trên quyền lợi của cá nhân.
2. Việt Nam mạnh tay để đạt được mục tiêu
Điều mà dân chúng Việt Nam chấp nhận, đó cũng là mục tiêu rất rõ ràng của chiến lược cách ly mà nước này đưa ra. Những ca dương tính khi bị phát hiện (F0) được nhanh chóng đưa đi cách ly và điều trị tại các bệnh viên. Và những người có tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh (F1) cũng được đưa đi cách ly và xét nghiệm, mà không phải bàn cãi gì nhiều. Những người tiếp xúc với các đối tượng F1 (gọi là F2) cũng được đi cách ly, hoặc khuyến cáo tự cách ly tại nhà chứ không còn sự lựa chọn nào khác.

Xét nghiệm Covid-19 tại bệnh viện Bạch Mai. Ảnh AFP
"Kiểm soát xã hội được thực hiện khá chặt chẽ ở Việt Nam", một nguồn tin trong nước nói với Ouest-France. Nếu F1 sau khi xét nghiệm phát hiện ra dương tính với virus, người đó sẽ thành F0 và tương tư, những người F2 sẽ trở thành các đối tượng F1.
Jean-Marie Poirier, cựu Đại sứ Pháp tại Việt Nam, một người không may nhiễm virus corona, đã viết trên tờ Causeur khen ngợi sự hiệu quả trong công tác phòng và dập dịch ở Việt Nam: "Khi trở lại Việt Nam sau hai tuần ở Paris và được xét nghiệm dương tính, tôi lập tức được đưa vào bệnh viện lúc 2h sáng ngày 25/3. Tôi đã không hề có triệu chứng gì, không cảm thấy có bệnh nhưng vẫn buộc phải ở bệnh viện vì xét nghiệm tiếp tục cho thấy dương tính với virus corona chủng mới. Nếu tôi bị 'chết dí' ở bệnh viên, không phải chỉ vì tôi mà còn vì cộng đồng ở ngoài kia, nơi người ta rất dễ bị lây nhiễm căn bệnh nguy hiểm này. Ở đây, ai đó một khi đã có kết quả xét nghiệm dương tính thì không có chuyện được gửi trả về nhà mà không đeo khẩu trang, dù rằng người đó có thể chả có dấu hiệu bệnh nguy kịch gì. Ở Việt Nam, bảo vệ cộng đồng là ưu tiên trên hết, vượt lên mọi quyết định khác. Tự do cá nhân là thứ yếu so với quyền lợi của tập thể".
Cho đến nay, đã có hơn 70.000 người được cách ly tại Việt Nam, dù họ có là F1 hay F2. Hàng trăm người nước ngoài cũng đã được cách ly tại một địa điểm dành cho người nước ngoài tại TP. HCM, sau khi họ đến quán bar Buddha, nơi một phi công người Anh đổ bệnh vì virus corona từng đến.
"Hàng chục người bị buộc phải cách ly. Người ta tìm đến những người này và đưa đến khu cách ly. Ở đó, họ được cung cấp thức ăn ở mức độ tối thiểu nhưng ở chung 4 người/phòng với tiện nghi nghèo nàn", một người Pháp trong số hai trăm người có quốc tịch Pháp bị cách ly bắt buộc phàn nàn.
Không có bất kỳ ngoại lệ nào. Một công dân người Anh được coi là bệnh nhân F1 sau khi ông này cùng ở trong nhóm các đồng hương ở sân bay, trong số họ có một số người phát bệnh.
Mục tiêu này cũng được hỗ trợ bởi các công nghệ mới: kể từ 10/3, tất cả công dân Việt Nam có thể khai báo tình trạng sức khỏe trên các công cụ có sẵn trên mạng internet.

Người dân nghèo xếp hàng lấy gạo miễn phí tại Hà Nội ngày 11/4. Ảnh AFP
Nước Pháp cũng đã bắt tay vào việc giành lại sự kiểm soát các dây chuyền nhiễm bệnh bằng việc xét nghiệm và cách ly các đối tượng nhiễm bệnh, nhưng việc này chỉ được bắt đầu từ ngày 11 tháng 5 tới. Một chiến lược tương tự đã được thử nghiệm ngay trong những tuần đầu tiên ở khu cách ly Contamine-Montjoie và đặc biệ ở Oise nhưng nhanh chóng bị bỏ rơi trong khi dịch bệnh lên tục lan tràn.
3. Việt Nam mở rộng các biện pháp mục tiêu khi thấy cần thiết
Nhiều địa phương ở Việt Nam cũng đã bị cách ly hoàn toàn, đặc biệt ở miền Bắc khi tình hình trở nên cấp thiết. Xã Sơn Lôi (tỉnh Vĩnh Phúc) bị cách ly hoàn toàn với bên ngoài kể từ ngày 13/2 và kéo dài trong suốt 20 ngày. Một phần của phố Trúc Bạch (Hà Nội) cũng đã bị cách ly hoàn toàn từ ngày 6/3 trong 14 ngày liên tục. Thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh (huyện Mê Linh, Hà Nội) bị cách ly hoàn toàn từ ngày 7/4 và thôn 3 Ngô Khê, xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục (Hà Nam) bị cách ly hoàn toàn từ ngày 8/4...
Những biện pháp mục tiêu nói trên được tăng cường với quyết định cả nước thực hiện cách ly xã hội kể từ ngày 1/4. Việc đeo khẩu trang là bắt buộc đối với những người đi ra đường, chỉ những người có việc thực sự cần thiết mới đi ra đường và mọi tụ tập đông người bị cấm.
(Theo Ouest-France)
CHÍ THÀNH chuyển ngữ
- Cùng chuyên mục
Bill Gates: Trong vòng 10 năm tới, AI sẽ thay thế nhiều bác sĩ và giáo viên
Trong thập kỷ tới, những tiến bộ trong trí tuệ nhân tạo (AI) đồng nghĩa với việc con người sẽ không còn cần thiết 'cho hầu hết mọi thứ' trên thế giới nữa, tỷ phú Bill Gates nói.
Phong cách - 27/03/2025 08:03
Trung Quốc bước vào kỷ nguyên 'nhà máy tối' không đèn, không công nhân
Trung Quốc đang tiến đến cuộc cách mạng sản xuất với sự xuất hiện của 'nhà máy tối', các cơ sở hoàn toàn tự động hoạt động mà không cần công nhân hoặc ánh sáng.
Phong cách - 26/03/2025 13:30
Bao nhiêu người Mỹ về hưu có trong tay 1,5 triệu USD?
Một triệu USD không còn nhiều giá trị như trước nữa, nhưng vẫn là mức độ giàu có mà tương đối ít người đạt được, kể cả ở Mỹ, nơi có tỷ lệ các triệu phú mới cao nhất thế giới.
Phong cách - 26/03/2025 06:24
CEO Han Jong-hee qua đời giữa cơn khủng hoảng 'sống còn' của Samsung
CEO Han Jong-hee đột ngột qua đời, chưa đầy 1 tuần sau khi thừa nhận Samsung đang bước vào giai đoạn khó khăn chưa từng có, khi năng lực cạnh tranh công nghệ của hãng đang suy yếu.
Phong cách - 25/03/2025 10:18
Tỷ phú Warren Buffet tiết lộ bí quyết đầu tư đâu thắng đó
Là một nhà đầu tư thông minh, tỷ phú Warren Buffet cho rằng để trở thành người giàu có không quá khó, chỉ cần tuân theo đúng một số quy tắc.
Phong cách - 25/03/2025 07:33
Cần có tiêu chuẩn gì để được tuyển vào và nhận học bổng tại Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam?
Trong năm nay, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) có 2 phương án tuyển sinh chính và dự kiến có 7 chương trình đào tạo mới ở bậc Cử nhân và Thạc sĩ.
Phong cách - 24/03/2025 15:32
Gen Z, thế hệ bất hạnh nhất
Gen Z lớn lên giữa những biến động chưa từng có, từ đại dịch, biến đổi khí hậu đến AI. Không chỉ đối mặt với áp lực thành công, họ còn chịu tần suất bị từ chối cao hơn bao giờ hết.
Phong cách - 24/03/2025 09:43
Điểm danh các hoa hậu làm sếp doanh nghiệp
Nhiều hoa hậu của showbiz Việt làm sếp các doanh nghiệp. Có người đã thành công với sự nghiệp kinh doanh, có người quyết định tạm dừng.
Phong cách - 23/03/2025 14:17
5 cách dễ dàng để gia tăng tiền tiết kiệm
Mùa xuân là thời điểm để làm mới và đổi mới. Nhưng khi bạn đang dọn dẹp nhà cửa và tủ quần áo đón xuân, đừng bỏ bê ví tiền của mình.
Phong cách - 22/03/2025 06:22
Thực hư thông tin công ty phần mềm của Việt Nam tài trợ áo đấu CLB Chelsea
Mạng xã hội quốc tế xôn xao thông tin một công ty phần mềm của Việt Nam đang đàm phán để trở thành nhà tài trợ áo đấu cho CLB Chelsea từ mùa giải 2025 - 2026. Tuy nhiên, thông tin này đã bị gỡ bỏ sáng 21/3.
Phong cách - 21/03/2025 13:31
15 thứ mà các triệu phú tự thân không bao giờ mua
Bạn có bao giờ tự hỏi làm thế nào mà người giàu vẫn giàu không? Bạn có tự hỏi làm thế nào họ quản lý tài chính của mình hiệu quả như vậy không?
Phong cách - 21/03/2025 08:19
20 quốc gia giàu nhất thế giới (phần cuối)
20 quốc gia giàu nhất thế giới được tính dựa theo GDP bình quân đầu người, chất lượng cuộc sống, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và khả năng phục hồi kinh tế.
Phong cách - 20/03/2025 14:01
Sân bay đầu tiên ở Việt Nam hoàn thiện quy trình tự động hóa 100%
Sân bay Quốc tế Đà Nẵng trở thành sân bay đầu tiên ở Việt Nam hoàn thiện quy trình tự động hóa 100% từ khâu làm thủ tục hàng không đến gửi hành lý, thủ tục xuất nhập cảnh và cửa khởi hành lên tàu bay.
Phong cách - 20/03/2025 13:33
20 quốc gia giàu nhất thế giới
Trái ngược với suy nghĩ của một số người, sự giàu có không chỉ là những tòa nhà chọc trời hay mức lương cao. Nó được xây dựng dựa trên nền kinh tế vững mạnh và sự ổn định tài chính.
Phong cách - 19/03/2025 06:49
Cuộc đời của Lý Triệu Cơ, tỷ phú từng giàu nhất châu Á
Làm việc chăm chỉ, dám tiên phong và dám nghĩ dám làm, tỷ phú Lý Triệu Cơ không bao giờ quên cống hiến cho xã hội và mang lại những điều tốt đẹp cho con người.
Phong cách - 18/03/2025 12:32
Các tỷ phú công nghệ đang có một năm 2025 thực sự khó khăn
Theo Bloomberg Billionaires Index, Elon Musk, CEO của Tesla và SpaceX, dẫn đầu danh sách những người mất mát tài sản đầu năm nay. Người giàu nhất thế giới đã mất 132 tỷ USD, tương đương 30% tài sản, trong 10 tuần qua sau khi cổ phiếu Tesla giảm 45% trong giai đoạn đó.
Phong cách - 18/03/2025 11:37
- Đọc nhiều
-
1
'Bơm' tiền vào nền kinh tế, bất động sản liệu có 'nhảy múa'?
-
2
Thủ tướng dự khánh thành đập dâng 'hình chiếc lá' 738 tỷ ở Bình Định
-
3
Sáp nhập tỉnh thành: Nhà đầu tư muốn đặt cược vào bất động sản?
-
4
Bình Định sẽ khởi công 7 dự án giao thông hơn 57.800 tỷ trong năm 2025
-
5
Gelex Electric báo lãi quý I gấp 3 cùng kỳ, muốn phát triển mạnh thị trường quốc tế
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 5 day ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago
- Ý kiến
-
[Gặp gỡ thứ Tư] Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink: 'Chúng tôi muốn một Việt Nam mạnh mẽ và thịnh vượng'
-
Từ Brexit nghĩ về Cộng đồng kinh tế ASEAN
-
Mã Pí Lèng: Hãy bình tĩnh - tỉnh táo trong xử lý
-
[CAFÉ cuối tuần] Phải xây sân bóng đá mới, Mỹ Đình chật quá rồi!
-
Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết tiết lộ ‘văn hoá 5 không’ trong đầu tư
-
'Doanh nghiệp càng lớn, thanh, kiểm tra càng nhiều'