Tổ công tác 66 sẽ kiểm tra việc doanh nghiệp bàn giao tài sản về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước

Nhàđầutư
Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Tổ công tác 66) sẽ thông qua họp định kỳ, họp đột xuất, lấy ý kiến bằng văn bản và tổ chức đoàn kiểm tra, khảo sát khi cần thiết.
ANH MAI
24, Tháng 02, 2018 | 12:54

Nhàđầutư
Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Tổ công tác 66) sẽ thông qua họp định kỳ, họp đột xuất, lấy ý kiến bằng văn bản và tổ chức đoàn kiểm tra, khảo sát khi cần thiết.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Tổ công tác 66) đã ký Quyết định ban hành Quy chế hoạt động của Tổ này.

Quyết định số 54/QĐ-TCT66 kèm theo Quy chế hoạt động được ban hành vào ngày 13/2/2018, quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc làm việc, phương thức hoạt động của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Theo đó, Tổ công tác hoạt động thông qua họp định kỳ, họp đột xuất, lấy ý kiến bằng văn bản và tổ chức đoàn kiểm tra, khảo sát khi cần thiết. Tổ trưởng Tổ công tác quyết định phương thức hoạt động của Tổ công tác. Tổ công tác có thể mời đại diện các bộ, cơ quan, địa phương liên quan tham gia họp, làm việc.

sieu uy ban

Tổ công tác 66 đã có quy chế hoạt động. Ảnh: VGP 

Tổ công tác có quyền yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Ủy ban. Các bộ, cơ quan, địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc tổ chức và hoạt động của Ủy ban.

Về chức năng, nhiệm vụ, Tổ công tác tham mưu, giúp Thủ tướng Chính phủ chuẩn bị các nguồn lực về tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản để Ủy ban đi vào hoạt động; chỉ đạo thực hiện việc bàn giao vốn và tài sản của doanh nghiệp về Ủy ban.

Trong đó, Tổ trưởng Tổ công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Tổ công tác; điều hành, phân công, chỉ đạo các thành viên Tổ công tác thực hiện các nhiệm vụ được giao…

Tổ phó Thường trực chỉ đạo, điều hành các hoạt động của Tổ công tác và Nhóm giúp việc Tổ công tác, ký các văn bản của Tổ công tác theo phân công hoặc ủy quyền của Tổ trưởng Tổ công tác, báo cáo Tổ trưởng Tổ công tác về kết quả thực hiện; báo cáo, trình Tổ trưởng Tổ công tác việc sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động của Tổ công tác; bổ sung, thay thế thành viên Tổ công tác, Nhóm giúp việc Tổ công tác.

Tổ phó, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ bảo đảm cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, chế độ chính sách cho Tổ phó Thường trực và nhóm giúp việc Tổ phó Thường trực. Tổ phó, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo việc xây dựng Dự thảo Nghị định quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban. Tổ phó, Bộ trưởng Bộ Tài chính bố trí trụ sở làm việc, ngân sách để Ủy ban đi vào hoạt động.

Các thành viên khác của Tổ công tác chịu trách nhiệm trước Tổ trưởng Tổ công tác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công; đề cao trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ với Tổ phó Thường trực Tổ công tác trong xử lý công việc, đặc biệt trong tham mưu, đề xuất các nội dung liên quan việc thành lập Ủy ban.

Trước đó, chiều 15/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định thành lập Tổ công tác của Thủ tướng, để xây dựng Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Tổ có 11 thành viên do Phó thủ tướng Vương Đình Huệ làm Tổ trưởng. Tổ phó thường trực là ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Tổ công tác còn có một số tổ phó là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng; Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu Tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng. Các thành viên thuộc nhiều bộ ngành khác nhau, như Bộ Nội vụ, Tư pháp, Công Thương, Ngân hàng Nhà nước, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Nhóm giúp việc cho tổ là các thành viên đến từ một số bộ ngành.

Chính phủ đã có quyết định sẽ thành lập một cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước và cổ phần, vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp vào năm 2018. Nhiều người ví đây là một “siêu ủy ban” nếu được hình thành.

“Siêu ủy ban” quản lý vốn nhà nước là mô hình được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra trong Dự thảo Nghị định quy định thành lập một cơ quan chuyên trách quản lý doanh nghiệp nhà nước, với quy mô vốn và tài sản lên tới 5 triệu tỷ đồng.

Dự thảo đã công bố danh sách dự kiến 30 doanh nghiệp, vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ chuyển giao cho Ủy ban này quản lý. Trong số đó có 9/10 tập đoàn kinh tế (ngoại trừ Viettel là doanh nghiệp quốc phòng) và 21 tổng công ty đang thuộc sự quản lý của 7 bộ, gồm: Công Thương, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Xây dựng và Y tế.

Trong danh sách này, chiếm chủ đạo là các doanh nghiệp của Bộ Công Thương với 6 tập đoàn và 6 tổng công ty. Ủy ban mới này cũng sẽ quản lý cả SCIC.

Chính phủ đặt mục tiêu đến 2020 cổ phần hóa 137 doanh nghiệp nhà nước và hoàn thành thoái vốn theo danh mục đã được phê duyệt.

Việc thành lập Tổ công tác của Thủ tướng giúp xây dựng Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp được cho là một bước đi cụ thể, giúp hình thành “siêu ủy ban” trong năm 2018.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24610.00 24930.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30551.00 31735.00 31684.00
HKD 3105.00 3117.00 3219.00
CHF 27051.00 27160.00 28008.00
JPY 159.87 160.51 167.97
AUD 15844.00 15908.00 16394.00
SGD 18015.00 18087.00 18623.00
THB 664.00 667.00 694.00
CAD 17865.00 17937.00 18467.00
NZD   14602.00 15091.00
KRW   17.66 19.27
DKK   3523.00 3654.00
SEK   2299.00 2389.00
NOK   2259.00 2349.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ