29, tháng 3,2025 | 10:11

Đầu tư lĩnh vực nào đón thời kỳ mở rộng dư địa lạm phát?

MỸ HÀ
10:34 23/03/2025

Nhiều lĩnh vực được kỳ vọng hưởng lợi lớn từ chủ trương hy sinh một phần lạm phát để đảm bảo tăng trưởng kinh tế 8% năm nay, nổi bật là bất động sản và bán lẻ.

Để GDP năm nay đạt 8% thì tín dụng cần tăng 16%. Ảnh: PV

Lạm phát cao hơn có lợi cho nền kinh tế

Ngày 5/2, Chính phủ ban hành Nghị quyết 25/NQ-CP về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thừa nhận đây là mục tiêu thách thức nhưng “khó mấy cũng phải làm”. Theo đó, chính sách tiền tệ tiếp tục được điều hành linh hoạt, kết hợp hài hòa với chính sách tài khóa (thuế, phí, tăng thu, tiết kiệm chi…) để tạo không gian thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Đồng thời, Thủ tướng cũng bày tỏ có thể phải hy sinh một phần lạm phát để ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trao đổi với Nhadautu.vn, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc khối Nghiên cứu và Phát triển khách hàng cá nhân của Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN), đánh giá có 3 yếu tố vĩ mô chính khi điều hành chính sách gồm lãi suất, tỷ giá và lạm phát, chỉ có thể đáp ứng được 2 trong 3 chứ không thể đáp ứng được cả 3 cùng lúc.

Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào tín dụng, để GDP tăng 8% thì tăng trưởng tín dụng tối thiểu phải 16% và để GDP tăng trưởng 2 chữ số thì tăng trưởng tín dụng phải trên 20%. Trong năm 2024, mặc dù mặt bằng lãi suất đã hạ xuống thấp nhưng tăng trưởng tín dụng cũng chỉ khoảng 15%. Bởi vậy, muốn tăng trưởng cao hơn tất yếu phải giữ lãi suất thấp để kích thích nhu cầu vay.

Khi đã ưu tiên tăng trưởng kinh tế thì không thể kiềm chế lạm phát được. Việt Nam chắc chắn phải đối mặt với lạm phát trong năm nay. Song, ông Minh cho rằng lạm phát cao hơn ở thời điểm hiện nay có lợi cho nền kinh tế.

Một mặt là bởi nhiều quốc gia hiện nay rơi vào giảm phát như Trung Quốc, Nhật Bản… Bên cạnh đó, có 2 yếu tố kéo lạm phát tăng là chi phí đẩy và cầu kéo. Năm 2022, lạm phát tăng vọt do chi phí đẩy như giá dầu, cước vận tải tăng… Một khi lạm phát tăng do chi phí đẩy thì nền kinh tế bị ảnh hưởng tiêu cực. Hiện nay, chi phí đẩy hạ nhiệt và để lạm phát tăng phải do cầu kéo có nghĩa là bơm tiền ra kích thích tiêu dùng.

“Lạm phát tăng không phải là điều xấu, nếu lạm phát tăng do chi phí đẩy là tiêu cực thì lạm phát tăng do cầu kéo lại tốt cho nền kinh tế”, chuyên gia YSVN phân tích.

Tuy nhiên, ông Minh cho rằng lãi suất chỉ có thể duy trì mức thấp chứ không thể thấp hơn, nếu thấp hơn nữa sẽ phải gánh đòn từ tỷ giá. Việt Nam nên neo theo chính sách của Fed, không nên tạo ra chênh lệch quá lớn giữa USD và VND để áp lực tỷ giá không quá căng thẳng.

Cùng quan điểm, ông Quản Trọng Thành, Giám đốc Khối Phân tích Chứng khoán Maybank (MSVN) nói với Nhadautu.vn rằng việc Chính phủ chấp nhận lạm phát cao hơn để duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng và tăng chi tiêu công cho thấy sự ưu tiên về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ lợi nhuận doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm bất động sản, xây dựng, bán lẻ và tiêu dùng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nói chung có thể tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn, thúc đẩy đầu tư và mở rộng sản xuất.

Cần nhấn mạnh ở đây là việc chính phủ đặt mục tiêu lạm phát dưới 5% để tạo không gian cho điều hành chính sách tiền tệ chứ không chắc chắn lạm phát sẽ tăng tới 5%. Quan điểm của MSVN là lạm phát không phải là rủi ro lớn cho nền kinh tế trong năm nay, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng biến động vĩ mô nhiều nhất từ Trung Quốc trong khi quốc gia này đang phải đối phó với tình trạng giảm phát. Bản thân Trung Quốc cũng đang tích cực đẩy mạnh xuất khẩu bằng việc giảm giá bán.

Những lĩnh vực hưởng lợi lớn

Trong kinh tế học, lạm phát và thị trường chứng khoán có mối quan hệ tương quan với nhau, và không phải lúc nào lạm phát cũng tác động xấu tới TTCK.

Thậm chí trong một số trường hợp, thị trường cổ phiếu còn là kênh đầu tư trú ẩn hàng đầu để phòng tránh lạm phát. Một thống kê từ Agriseco Research trong 22 năm kể từ năm 2000 chỉ ra ở môi trường lạm phát dưới 5%, chỉ số VN-Index ghi nhận mức sinh lời 1,8%/tháng.

Do đó, nhiều chuyên gia nhìn nhận chủ trương hy sinh một phần lạm phát ưu tiên tăng trưởng kinh tế sẽ có tác động tích cực tới một số nhóm cổ phiếu.

Chuyên gia MSVN chỉ ra 4 lĩnh vực hưởng lợi. Thứ nhất là bất động sản và xây dựng, chính sách tiền tệ nới lỏng và chi tiêu công tăng có thể kích thích đầu tư vào các dự án xây dựng. Doanh nghiệp bất động sản và xây dựng có thể tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn, thúc đẩy đầu tư và mở rộng hoạt động.

Thứ hai, bán lẻ và tiêu dùng, lạm phát có thể kích thích chi tiêu của người tiêu dùng, đặc biệt là khi họ kỳ vọng giá cả sẽ tiếp tục tăng. Doanh nghiệp bán lẻ và tiêu dùng có thể tăng doanh thu và lợi nhuận nhờ nhu cầu tăng cao.

Thứ ba, đầu tư công, khi chính phủ chấp nhận lạm phát, họ có thể tăng cường chi tiêu công để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều này thường bao gồm việc đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống, sân bay, cảng biển, và các công trình công cộng khác. Các dự án này tạo ra nhu cầu lớn về vật liệu xây dựng, lao động, và dịch vụ, từ đó kích thích hoạt động kinh tế.

Cuối cùng, hàng hóa cơ bản, lạm phát thường đi kèm với sự tăng giá của các hàng hóa cơ bản như năng lượng, kim loại và nông sản, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực này có thể hưởng lợi từ giá cả tăng cao.

Báo cáo của VPBankS cho rằng để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tín dụng cần tập trung vào 2 nhóm chính gồm sản xuất công nghiệp và dịch vụ.

Với nhóm sản xuất công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến, chế tạo, ngoài việc thu hút đầu tư vào các dự án mới, Chính phủ yêu cầu cần có chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện để các dự án hiện hành mở rộng sản xuất, kinh doanh, qua đó gia tăng mức độ tăng trưởng của khu vực này.

Với nhóm dịch vụ, du lịch được xác định là một trong lĩnh vực trọng điểm. Thủ tướng chỉ đạo cần đẩy mạnh cải tiến sản phẩm du lịch, đồng thời nghiên cứu và bổ sung các giải pháp hỗ trợ để thu hút khách du lịch quốc tế. Một trong những biện pháp quan trọng là cải thiện chính sách visa, trong đó xem xét miễn thị thực có thời hạn cho một số nhóm du khách, nhằm khuyến khích khách quốc tế đến Việt Nam và lưu trú dài ngày.

Cuối cùng, nhóm đầu tư công được xem là mũi nhọn khơi thông tăng trưởng hỗ trợ cho kịch bản thương mại quốc tế suy giảm. Năm 2025 là năm cuối kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021 – 2025, là điểm rơi của nhiều dự án quan trọng như mục tiêu 3.000 km cao tốc Bắc – Nam; kích hoạt nhiều dự án mới như tuyến cao tốc Bắc – Nam phía tây với tổng chiều dài trên 1.200 km qua 23 tỉnh, thành phố.

  • Cùng chuyên mục
CEO InvestingPro 'hiến kế' phát triển ngành quỹ

CEO InvestingPro 'hiến kế' phát triển ngành quỹ

Ông Lý Anh Tuấn – Giám đốc Điều hành CTCP InvestingPro cho rằng ngành quỹ vẫn còn nhiều dư địa để phát triển song cơ chế chính sách hiện nay vẫn còn khó khăn, cần các giải pháp hỗ trợ.

Đầu tư thông minh - 21/03/2025 08:52

Triển vọng và thách thức của thị trường bất động sản Việt Nam năm 2025

Triển vọng và thách thức của thị trường bất động sản Việt Nam năm 2025

Thị trường bất động sản Việt Nam năm 2025 đứng trước nhiều cơ hội lớn song cũng đối mặt với không ít thách thức. Để tận dụng hiệu quả triển vọng và vượt qua thách thức, cần sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và toàn xã hội.

Đầu tư thông minh - 19/03/2025 07:00

Cơ hội vàng cho ngành quản lý quỹ bứt phá

Cơ hội vàng cho ngành quản lý quỹ bứt phá

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, ngành quản lý quỹ đã và đang khẳng định vị thế là một trụ cột quan trọng của hệ thống tài chính.

Đầu tư thông minh - 19/03/2025 07:00

Cơ hội đầu tư trong bối cảnh mới

Cơ hội đầu tư trong bối cảnh mới

Việt Nam hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng với khu vực và thế giới, do đó chịu tác động từ sự biến động kinh tế, đầu tư, thương mại và thị trường thế giới.

Đầu tư thông minh - 19/03/2025 07:00

Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến

Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến

Việt Nam là một quốc gia có độ mở kinh tế lớn nên chịu tác động nhiều từ thương chiến. Dù vậy, đây cũng là cơ hội để chúng ta có thể hài hòa được các xung đột và lợi ích, tận dụng sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc.

Đầu tư thông minh - 18/03/2025 15:19

Phát triển chứng chỉ quỹ mở: Cơ hội và thách thức

Phát triển chứng chỉ quỹ mở: Cơ hội và thách thức

Đã hơn 20 năm kể từ khi công ty quản lý quỹ đầu tiên tại Việt Nam ra đời, lĩnh vực đầu tư chứng chỉ quỹ mở đang đứng trước những cơ hội lớn nhưng cũng đối mặt nhiều thách thức cần vượt qua để hướng tới một thị trường minh bạch, bền vững.

Đầu tư thông minh - 18/03/2025 13:06

Chứng chỉ quỹ - lựa chọn tối ưu trong thời kỳ lạm phát

Chứng chỉ quỹ - lựa chọn tối ưu trong thời kỳ lạm phát

Chứng chỉ quỹ là một giải pháp hiệu quả, và đã được chứng minh ngay cả trong thời kỳ lạm phát cao, do được giám sát và quản lý bởi những chuyên gia, tổ chức uy tín.

Đầu tư thông minh - 18/03/2025 07:00

[E] Sàn giao dịch tiền số có thể thu hút dòng vốn lớn quốc tế

[E] Sàn giao dịch tiền số có thể thu hút dòng vốn lớn quốc tế

Việc thử nghiệm sàn giao dịch tiền số là cơ hội để Việt Nam khai thác dòng vốn lớn từ thị trường toàn cầu, thúc đẩy đổi mới công nghệ và giảm thiểu các hoạt động giao dịch ngầm, vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro như lừa đảo và rửa tiền.

Đầu tư thông minh - 18/03/2025 07:00

Việt Nam trước nguy cơ thương chiến Mỹ - Trung: Củng cố nội lực quốc gia là yếu tố then chốt

Việt Nam trước nguy cơ thương chiến Mỹ - Trung: Củng cố nội lực quốc gia là yếu tố then chốt

Trước những biến động khó lường từ nguy cơ thương chiến Mỹ , giới chuyên gia nhấn mạnh củng cố nội lực quốc gia là yếu tố then chốt, vừa giúp Việt Nam nâng cao sức chống chịu, vừa tăng khả năng tận dụng cơ hội phát triển.

Đầu tư thông minh - 17/03/2025 07:00

Chuyên gia kỳ vọng VN-Index điều chỉnh lành mạnh để 'đi lên'

Chuyên gia kỳ vọng VN-Index điều chỉnh lành mạnh để 'đi lên'

Theo chuyên gia chứng khoán, nhịp điều chỉnh là điều kiện cần để VN-Index có thể hướng tới những vùng điểm cao hơn.

Đầu tư thông minh - 14/03/2025 07:00

Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công, các nhóm ngành nào hưởng lợi?

Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công, các nhóm ngành nào hưởng lợi?

Việc Chính phủ đẩy mạnh vốn đầu tư công, kết hợp cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh được kỳ vọng sẽ hỗ trợ nền kinh tế trong dài hạn. Ngoài ra, nhiều nhóm ngành cổ phiếu sẽ hưởng lợi trực tiếp từ thúc đẩy đầu tư hạ tầng.

Đầu tư thông minh - 14/03/2025 07:00

'Sóng' bất động sản đã bắt đầu?

'Sóng' bất động sản đã bắt đầu?

Thị trường bất động sản có nhiều động lực để bứt phá trở thành kênh đầu tư hấp dẫn. Trong đó, thúc đẩy đầu tư hạ tầng, giảm lãi suất là yếu tố quan trọng.

Đầu tư thông minh - 13/03/2025 07:00

Triển vọng các nhóm ngành tiềm năng trên thị trường chứng khoán

Triển vọng các nhóm ngành tiềm năng trên thị trường chứng khoán

Dù thị trường chứng khoán tăng điểm mạnh song việc lựa chọn giải ngân đầu tư ở nhóm ngành nào, cổ phiếu nào đang ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Đầu tư thông minh - 12/03/2025 07:00

Kích hoạt sóng bán vốn Nhà nước

Kích hoạt sóng bán vốn Nhà nước

Hoạt động bán vốn Nhà nước nhộn nhịp trở lại từ đầu năm, trong đó nổi bật nhất là phiên đấu giá trị giá 21.000 tỷ đồng của Becamex IDC.

Đầu tư thông minh - 11/03/2025 15:31

Gọi tên kênh đầu tư tối ưu năm 2025

Gọi tên kênh đầu tư tối ưu năm 2025

Môi trường kinh tế vĩ mô trong nước ổn định cùng quyết tâm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 8% trở lên của Chính phủ là những nền tảng quan trọng hỗ trợ cho các kênh đầu tư.

Đầu tư thông minh - 11/03/2025 08:52