Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý góp ý của VAFIE về sửa đổi Nghị định về an toàn thực phẩm
Phó Thủ tướng Lê Thành Long giao Bộ Y tế nghiên cứu, xử lý góp ý của VAFIE về sửa đổi Nghị định 15/2018/NĐ-CP về an toàn thực phẩm theo đúng quy định.
Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản hoả tốc gửi đến Bộ trưởng Y tế về việc Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) góp ý sửa đổi Nghị định 15/2018/NĐ-CP về an toàn thực phẩm.
Theo văn bản này, ngày 3/3/2025, VAFIE gửi văn bản đến Thủ tướng góp ý sửa đổi Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
Về việc này, Phó Thủ tướng Lê Thành Long giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý góp ý của VAFIE về sửa đổi nghị định trên theo đúng quy định.

Trước đó, nội dung văn bản của VAFIE gửi đến Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Y tế nêu, trong thời gian gần đây, Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chủ trương quan trọng như cơ cấu lại bộ máy nhà nước, tổ chức xã hội, tinh giản biên chế hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy nhà nước, hoàn thiện thể chế, chính sách, luật pháp, giảm thiểu thủ tục hành chính để khai thác tiềm năng, lợi thế của đất nước hướng tới mục tiêu tốc độ phát triển kinh tế năm 2025 đạt từ 8% trở lên và tăng trưởng hai con số trong những năm tiếp theo.
Ngày 24/2/2025, tại buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương, Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ thị, cần tiếp tục cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính; ít nhất 30% chi phí kinh doanh, đặc biệt là hải quan, chi phí tuân thủ quy định, chi phí không chính thức, bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết, phấn đấu trong vòng 2 - 3 năm, môi trường đầu tư và kinh doanh của Việt Nam nằm trong top 3 của ASEAN.
Ngày 11/12/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký công điện số 131/CĐ-TTg về việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC), giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, "tháo gỡ những điểm nghẽn", "từ bỏ tư duy không quản được thì cấm”" loại bỏ ngay theo thẩm quyền những TTHC đang là rào cản đối với hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân. Đồng thời công khai kịp thời, đầy đủ, chính xác các TTHC trên cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC để đội ngũ cán bộ, công chức và người dân, doanh nghiệp biết, thực hiện và giám sát việc thực hiện.
Nghị định 15/2018/NĐ-CP được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá là một thành tựu cải cách TTHC, tiết kiệm hàng triệu ngày công và hơn 3.000 tỷ đồng/năm.
Thực tiễn 5 năm triển khai Nghị định 15/2018/NĐ-CP cho thấy, ngành thực phẩm đã có sự tăng trưởng với tốc độ cao ngay cả trong đại dịch, đóng góp khoảng 15% vào GDP; 0.38 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP năm 2021; 1 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP năm 2022 (báo cáo của CIEM), đảm bảo an toàn thực phẩm do thực phẩm bao gói sẵn là nhóm ít nguy cơ về an toàn thực phẩm nhất.
Tuy nhiên, theo VAFIE, dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 15/2018/NĐ-CP được Bộ Y tế đưa ra lấy ý kiến ngày 19/2/2025 thời hạn lấy ý kiến chỉ trong 10 ngày, chứa đựng nhiều nội dung trái với chủ trương của Đảng, Nhà nước.
Đồng thời, cộng đồng doanh nghiệp thực phẩm trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài quan ngại vì dự thảo chỉ lấy ý kiến trong 10 ngày (từ 19/2/2025) theo quy trình rút gọn, trong khi đang có rất nhiều điểm bất cập, gây thêm điểm nghẽn mới cho sản xuất - kinh doanh, làm tăng thêm TTHC, tăng chi phí và làm mất thời gian của doanh nghiệp.
Cụ thể, VAFIE cho rằng, dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 15/2018/NĐ-CP đã tăng thêm số lượng hồ sơ và thời gian cho 3 nhóm thủ tục hành chính gồm: Tự công bố sản phẩm, làm tăng thêm là 13 TTHC và làm phiền hà hơn 27 TTHC. Đăng ký bản công bố và đăng ký lại bản công bố có thể tăng hơn 7.230 tỷ đồng/năm cho sản phẩm tự công bố và 1.616 tỷ đồng/năm cho đăng ký bản công bố.
Tiếp đó, một số quy định như thực phẩm bổ sung "không được công bố công dụng của các thành phần": không phù hợp Codex; thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra thị trường là thực phẩm "có chứa chất lần đầu được sử dụng làm thực phẩm tại Việt Nam". Như vậy, thực phẩm chế biến từ quả chery, quả kiwi, do Việt nam không trồng được cũng sẽ bị coi là thực phẩm mới. Quy định chuyển tiếp buộc các sản phẩm đã đăng ký cũng phải bổ sung hồ sơ theo dự thảo sẽ khiến cho hàng trăm ngàn sản phẩm phải tự công bố đăng ký bản công bố lại, và nhiều quy định bất hợp lý khác.
Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 15/2018/NĐ-CP cũng thiếu những quy định đối với an toàn thực phẩm đối với thức ăn đường phố, thực phẩm tươi sống, bếp ăn tập thể (nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm). Dự thảo chỉ tăng thủ tục hành chính với thực phẩm bao gói sẵn (hầu như không gây ngộ độc thực phẩm).
Đồng thời, chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm sản phẩm trên thị trường, áp dụng quản lý rủi ro. Thủ tục đăng ký, công bố thực phẩm phải được thực hiện trên môi trường điện tử.
Cùng với đó, thủ tục đăng ký bản công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe hiện do Cục An toàn thực phẩm thực hiện. Kết luận của Thanh tra Chính phủ cho thấy phần lớn thủ tục hành chính này bị chậm trễ; do đó cần phân cấp, phân quyền cho chính quyền tỉnh, thành phố thực hiện thủ tục này.
Qua đó, VAFIE kiến nghị Bộ Y tế cần nghiên cứu ý kiến phản biện của VAFIE và các Hiệp hội nghề nghiệp để chỉnh sửa Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 15/2018/NĐ theo hướng không làm phức tạp các thủ tục hành chính, gây ra điểm nghẽn mới đối với sản xuất và kinh doanh.
"Chính phủ đang tiến hành sửa đổi Luật An toàn thực phẩm, dự kiến sẽ được ban hành vào tháng 10/2025. Để tránh mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật cần sửa đổi, bổ sung Luật An toàn thực phẩm trước, sau đó mới tiến hành sửa đổi Nghị định 15 hướng dẫn thi hành Luật An toàn thực phẩm", VAFIE nêu ý kiến.
VAFIE kiến nghị Ban Soạn thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 15/2018/NĐ và các đại diện các Hiệp hội, một số doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm trực tiếp trao đổi ý kiến để hoàn thiện Nghị định (sửa đổi) trình Thủ tướng ký ban hành.
- Cùng chuyên mục
Đầu tháng 7 sẽ công bố sáp nhập Quảng Nam và TP. Đà Nẵng
Thông tin được công bố tại Hội nghị giữa Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam để cho ý kiến về xây dựng văn kiện Đại hội lần thứ XXIII Đảng bộ TP. Đà Nẵng mới, nhiệm kỳ 2025-2030 diễn ra vào ngày 6/6.
Sự kiện - 08/06/2025 10:53
Lãnh đạo UBND cấp xã mới cần có những yêu cầu nào ?
Lãnh đạo, quản lý UBND cấp xã mới phải đáp ứng được các yêu cầu của Bộ Chính trị, có năng lực lãnh đạo, kinh nghiệm quản lý nhà nước, có tư duy đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Sự kiện - 08/06/2025 06:47
[Cafe Cuối tuần] Nhà ở xã hội: Cơ hội thực - Thể chế mới
Trong suốt nhiều năm qua, phát triển nhà ở xã hội luôn là một chủ trương đúng, mang đậm tính nhân văn, nhưng lại triển khai rất chật vật. Nguyên nhân không chỉ nằm ở thiếu vốn hay vướng mắc về quỹ đất, mà sâu xa hơn là thiếu một thể chế đủ cởi mở, đủ khích lệ để khu vực tư nhân thật sự nhập cuộc.
Sự kiện - 07/06/2025 10:30
Nguyên Chủ tịch Tập đoàn Cao su Trần Ngọc Thuận bị khai trừ Đảng
Ban Bí thư đã quyết định khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trần Ngọc Thuận, nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
Sự kiện - 06/06/2025 20:23
Việt - Mỹ ký thêm thỏa thuận nông sản 600 triệu USD
Tiếp tục chuyến công tác ở Mỹ, phái đoàn do Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy dẫn đầu đã ký các thỏa thuận hợp tác thương mại nông sản trị giá 600 triệu USD.
Sự kiện - 06/06/2025 06:45
'Cấm mua, bán dữ liệu cá nhân'
Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân tiếp thu, bổ sung nhiều hành vi nghiêm cấm dữ liệu cá nhân trong đó có cấm mua, bán.
Sự kiện - 05/06/2025 14:21
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 82/CĐ-TTg ngày 4/6/2025 về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Sự kiện - 05/06/2025 08:43
Báo VietNamNet trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo
Chính phủ ban hành Nghị định quy định Báo VietNamNet về trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo.
Sự kiện - 04/06/2025 18:48
Thủ tướng: Vướng về thể chế thì 'khó đến mấy cũng phải tháo gỡ'
Với các khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, Thủ tướng yêu cầu dứt khoát phải tháo gỡ, "khó mấy cũng phải tháo gỡ", để biến thể chế thành lợi thế cạnh tranh. Đồng thời, dành thêm hơn 20.000 tỷ đồng, bảo đảm đủ ít nhất 3% ngân sách cho khoa học công nghệ.
Sự kiện - 04/06/2025 14:34
Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045?
Bám sát mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn 2026-2030, các chuyên gia vừa đưa ra nhận định về các kịch băn tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045.
Sự kiện - 04/06/2025 10:43
[Gặp gỡ thứ Tư]'Bỏ thuế khoán với hộ kinh doanh - tăng tính công bằng quản lý thuế'
"Việc xóa bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh mang nhiều ý nghĩa quan trọng như tăng tính minh bạch và công bằng trong quản lý thuế", Phó cục trưởng Cục Thuế Mai Sơn nhận định.
Sự kiện - 04/06/2025 08:56
Phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đã bổ sung một số tiêu chí cụ thể làm định hướng cho việc thành lập đơn vị này, đồng thời giúp phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Sự kiện - 03/06/2025 17:54
Thủ tướng: Lập quỹ Nhà ở quốc gia ngay trong tháng 6
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Xây dựng chủ trì với các bộ, ngành liên quan khẩn trương rà soát, cắt giảm thủ tục rườm rà liên quan tới nhà ở xã hội; chủ trì nghiên cứu, xây dựng, trình Chính phủ thành lập Quỹ nhà ở quốc gia, hoàn thành trong tháng 6.
Sự kiện - 03/06/2025 07:04
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh xử lý tài sản sau sắp xếp
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh công tác triển khai thực hiện phương án xử lý tài sản sau sắp xếp, tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp.
Sự kiện - 02/06/2025 12:00
Tiêu chí nào để lựa chọn tư nhân làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam?
Một số chuyên gia cho rằng, bất kỳ doanh nghiệp tư nhân nào đáp ứng được các tiêu chí: Công nghệ, kỹ thuật; năng lực tài chính và phương án huy động tài chính khả thi; năng lực quản trị và vận hành; khả năng kiểm soát rủi ro, đều có thể làm dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Sự kiện - 01/06/2025 08:38
Nhiều ý kiến góp ý hoàn thiện Quỹ Nhà ở quốc gia
Một số chuyên gia, doanh nghiệp kiến nghị có thể sử dụng những dự án nhà ở tái định cư hoặc loại hình khác nhưng chưa triển khai, chưa sử dụng hiệu quả, để làm NOXH.
Sự kiện - 31/05/2025 10:05
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 3 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 3 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago